Chăm sóc “vùng kín” cho bé

đăng bởi

“Vùng kín” của bé rất mỏng manh, bởi vậy cần được chăm sóc đặc biệt. Cố gắng cân bằng giữa việc giữ cho bé sạch sẽ với việc rửa và lau quá thường xuyên, vì lau rửa quá thường xuyên có thể khiến da bé bị kích ứng.

Thường xuyên thay tã cho bé. Sau khi bé đi ị, rửa sạch và thay tã luôn cho bé để tránh da bé bị kích ứng do sự kết hợp giữa phân và nước tiểu. Phát ban có thể ảnh hưởng đến vùng kín của bé, bên trong đùi, đùi và mông bé.
 

Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra để thay tã kịp thời cho con, tránh để con bị khó chịu vì tã đầy

Nhiều bố mẹ rửa khu vực mặc tã bằng nước ấm trong những tuần đầu tiên. Mẹ có thể thêm sữa tắm nhẹ nhàng vào nước hoặc sử dụng công thức đặc biệt, không mùi hương vào nước để rửa cho bé.

Những loại nước này sẽ không làm hỏng hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.

Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phòng, cồn hoặc mùi hương vì có thể làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của làn da bé.

Nhẹ nhàng rửa mông bé và vỗ cho khô bằng khăn mềm. Mẹ có thể muốn dùng kem bảo vệ da để ngăn ngừa bé bị nổi mẩn đỏ. Cố gắng hạn chế mặc tã cho bé nhất có thể.

Nếu da bé bị khô, mẹ có thể thêm dung dịch làm mềm vào nước khi tắm cho bé. Chất này có thể sẽ khiến da bé trơn hơn, bởi thế mẹ cần cẩn thận khi tắm cho bé.

Mẹ nên chăm sóc cho “cậu nhỏ” của bé như thế nào?

Khi thay tã và trong thời gian tắm rửa, mẹ cần lau rửa sạch sẽ xung quanh “cậu nhỏ” và bìu của bé.

Mẹ có thể sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng bông thấm nước hoặc nước pha cùng một ít dung dịch rửa cho bé. Mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho bé vì những sản phẩm này sẽ không làm hỏng hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.

Những loại khăn lau không mùi, không cồn cũng tốt cho da bé như sử dụng bông cotton với nước.

Phía đầu “cậu nhỏ” của bé về cơ bản sẽ có khả năng tự làm sạch, bởi thế mẹ không bao giờ được kéo bao quy đầu của bé để rửa.


Khi vệ sinh vùng kín cho bé trai, mẹ không nên tác động đến bao quay đầu của con yêu.

Bao quy đầu gắn với đầu của “cậu nhỏ” và sẽ bắt đầu tách ra khi bé khoảng hai tuổi. Mẹ không cần phải tác động gì lên bao quy đầu của bé.

Nếu bé đã được cắt bao quy đầu, hãy thường xuyên thay tã và giữ cho “cậu nhỏ” của bé được sạch sẽ. Mẹ có thể pha nước với một ít sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng cho bé  và thoa một ít sáp dầu lên vết thương của bé trước khi mặc tã.

Thoáng khí là điều quan trọng cho “cậu nhỏ” trong quá trình vết thương lành lại, bởi thế, nếu có thể, mẹ đừng mặc tã quá thường xuyên cho bé.

Có thể mất khoảng bảy ngày đến 10 ngày để “cậu nhỏ” lành lại sau khi cắt bao quy đầu. Trong vài ngày đầu sau khi cắt bao quy đầu, “cậu nhỏ” của bé có thể trông khá đỏ và sưng và mẹ có thể thấy dịch màu vàng tiết ra. Đây là tất cả các dấu hiệu của quá trình lành lại của vết thương.

Nếu bị nhiễm trùng, “cậu nhỏ” sẽ bị đỏ, chảy máu hoặc bị sưng. Nếu mẹ nhận thấy bất kì dấu hiệu nào bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Chăm sóc “cô bé” của bé gái như thế nào?

Trong lúc thay tã và tắm cho bé, nhẹ nhàng rửa và lau sạch “vùng kín” và mông của bé từ trước ra sau, tránh âm đạo và niệu đạo của bé. Mẹ có thể sử dụng khăn lau hoặc bông pha với một ít dung dịch rửa không xà phòng cho bé.

Dùng loại khăn lau được thiết kế riêng cho em bé, không có mùi, không cồn hoặc mẹ cũng có thể dùng bông thấm nước để lau cho bé.


Mẹ sẽ cần tỉ mỉ và cẩn thận hơn khi chăm sóc vùng kín cho bé gái.

Nếu bé ị làm bẩn tã và có dính phân ở môi âm hộ, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Rửa sạch tay và nhẹ nhàng tách môi âm đạo của bé
  • Dùng bông, vải hoặc khăn lau ẩm lau từ trên xuống dưới, hoặc từ trước ra sau, xuống giữa
  • Sau đó, làm sạch bên trong môi âm hộ của bé bằng một miếng vải ẩm khác

Trong những tuần đầu tiên, mẹ có thể thấy rằng khu vực âm đạo của bé bị sưng và đỏ, hoặc bé có dịch trong, trắng hoặc hơi có máu tiết ra. Đây là hiện tượng bình thường, xảy ra bởi bé tiếp xúc với hormone của mẹ khi còn ở trong bụng.

Tuy nhiên, nếu sau tám tháng, hiện tượng này vẫn không dứt, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo