Trẻ tự kỷ là gì? Những biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ là gì? Trẻ tự kỷ có biết nói không? Cách can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ. Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ diễn ra như thế nào? Phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ được thực hiện ra sao? Ba mẹ dạy trẻ tự kỷ tập nói bằng cách nào? Mời ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ tự kỷ.
MỤC LỤC
Biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ là gì? Trẻ tự kỷ có biết nói không?
Trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ như thế nào?
Biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ là gì? Trẻ tự kỷ có biết nói không?
Rối loạn tự kỷ (tên tiếng Anh là autism spectrum disorder) là một khuyết tật phát triển gây ra bởi những khác biệt về não bộ, bao gồm khuyết tật về tương tác xã hội, giao tiếp, các hành vi bất thường...
Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ là gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ. Sự bất lợi này ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng tương tác và giao tiếp hiệu quả trong đời sống hằng ngày.
“Trẻ tự kỷ có biết nói không?” là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trên thực tế, dạng thức và các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ xảy ra không giống nhau ở các trẻ. Ví dụ, có trẻ tự kỷ chậm nói, nhưng cũng có không ít trường hợp trẻ tự kỷ có vốn từ vựng phong phú và khả năng miêu tả rất chi tiết một đồ vật nào đó.
Trẻ tự kỷ thường gặp bất lợi trong kỹ năng giao tiếp
Trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ như thế nào?
Rối loạn phổ tự kỷ khiến trẻ gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Dưới đây là những khó khăn điển hình ở hầu hết trẻ tự kỷ:
Giao tiếp không linh hoạt và hay nhại lời
Trong các cuộc giao tiếp, trẻ tự kỷ thường lặp lại các từ đã biết hoặc đã nghe, thậm chí là những từ không liên quan đến chủ đề đang nói đến. Trẻ còn bắt chước lời nói của người khác để thể hiện nhu cầu của bản thân thay vì tự diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. Ví dụ, trẻ sẽ lặp lại câu “Con đói không?” thay vì nói “Con đói” mỗi khi đói bụng. Nguyên nhân là do trẻ đã hình thành liên kết giữa câu “Con đói không?” của ba mẹ với giờ ăn cơm hằng ngày.
Nhại lời, hay còn gọi là lặp từ và cụm từ, cũng rất phổ biến ở trẻ tự kỷ. Chứng nhại lời tức thì (immediate echolalia) xảy ra khi trẻ nhắc lại ngay lập tức những gì vừa nghe được. Ví dụ, nếu ba mẹ hỏi: “Con có thích món đồ chơi này không?”, trẻ sẽ lặp lại câu hỏi đó thay vì diễn đạt ý muốn của mình.
Ngược lại, nhại lời trì hoãn (delayed echolalia) là nhắc lại những gì đã nghe được. Ví dụ, trẻ ghi nhớ và nhắc lại một cụm từ gây ấn tượng trong một chương trình quảng cáo hay cuộc nói chuyện nào đó đã diễn ra trước đó.
Nếu để ý nhiều hơn, ba mẹ sẽ thấy con nói những từ không liên quan đến chủ đề của cuộc trò chuyện. Đó có thể là từ và cụm từ riêng lẻ hoặc đại loại là đếm số từ một đến năm.
Nhại lời là một trong những biểu hiện của trẻ tự kỷ
Sở thích khác biệt và những khả năng vượt trội
Một số trẻ tự kỷ đặc biệt có hứng thú với một sự vật cụ thể nào đó và có thể độc thoại không ngừng về nó. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ hạn chế lại khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, cụ thể là trò chuyện qua lại với một ai đó về sở thích của bản thân.
Bên cạnh những bất lợi về mặt ngôn ngữ, trẻ tự kỷ cũng có nhiều khả năng vượt trội trong quá trình học tập. Có khoảng 10% trong số trẻ tự kỷ sở hữu những kỹ năng đặc biệt như ghi nhớ thông tin và làm phép tính.
Phát triển ngôn ngữ không đồng đều
Các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ phát triển ở các mức độ khác nhau và với tốc độ không đồng đều. Ví dụ, một đứa trẻ tự kỷ có thể đạt cột mốc biết đọc theo đúng độ tuổi, nhưng lại gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin. Mặt khác, trẻ có thể biết rất nhiều từ vựng về một chủ đề nhưng lại thiếu vốn từ khi chuyển sang các chủ đề khác. Có một số trẻ lại ghi nhớ rất tốt những gì mình đã được nghe và nhìn thấy, nhưng nhiều trẻ khác lại không thể.
Sự phát triển không đồng đều khiến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bị gián đoạn, từ đó kỹ năng tương tác và giao tiếp cũng bị ảnh hưởng.
Gặp khó khăn khi tương tác
Những hạn chế về mặt ngôn ngữ buộc trẻ tự kỷ phải nỗ lực rất nhiều khi tham gia hoặc duy trì cuộc trò chuyện với người khác. Khi tiếp xúc và trò chuyện với con, ba mẹ sẽ thấy kỹ năng tương tác của con không được tốt với những biểu hiện như không phản hồi khi được gọi tên, không đáp lại lời nói hay câu hỏi của người đối diện.
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi tương tác
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ bị hạn chế
Trẻ không nhận biết tốt, thậm chí là không có khả năng nhận biết các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người đối diện bao gồm nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ hình thể. Ngược lại, trẻ cũng không gặp khó khăn khi sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
Trên thực tế, các vấn đề về xử lý cảm giác (bao gồm rối loạn xử lý cảm giác) có thể ảnh hưởng đến khả năng thể hiện sự hứng thú thông qua ánh mắt và trẻ thường biểu hiện bằng những hành động khác, ví dụ như kêu la hoặc đơn giản là quay đầu đi.
Can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Ngôn ngữ là một lĩnh vực phát triển quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là với những trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Những hạn chế trong diễn đạt ngôn ngữ, tương tác và giao tiếp hằng ngày khiến trẻ càng bị tụt lại phía sau so với những trẻ cùng lứa tuổi. Do đó, việc lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ là điều hết sức quan trọng đối với gia đình và toàn xã hội.
Vậy quy trình can thiệp trẻ tự kỷ có liên quan đến những ai và được tiến hành ra sao? Những người có tác động nhiều nhất chính là ba mẹ và các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ - lời nói. Quá trình can thiệp được kết hợp giữa hai hình thức là trị liệu tại phòng khám và hỗ trợ tại nhà.
Luyện giao tiếp có chức năng (FCT)
Phương pháp này sẽ được thực hiện bởi chuyên gia đã được đào tạo chuyên sâu như nhà trị liệu ngôn ngữ - lời nói hoặc nhà tâm lý học. Mục đích của phương pháp can thiệp này là giúp trẻ tự kỷ học cách hạn chế tối đa các vấn đề về hành vi tiêu cực xảy ra khi bản thân không thể giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, trẻ tự kỷ sẽ được hướng dẫn cách sử dụng các cử chỉ hoặc hình ảnh để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu của bản thân.
Tỉ lệ thành công của phương pháp phụ thuộc vào mức độ nhận thức của trẻ. Sẽ có trẻ cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ nhanh và dễ dàng hơn so với những trẻ khác. Những trẻ có mức độ rối loạn phổ tự kỷ thấp hơn và có khả năng nhận thức cao hơn còn có thể đạt được các kỹ năng giao tiếp tương đương với các bạn phát triển bình thường.
Chuyên gia hỗ trợ trẻ tự kỷ luyện giao tiếp có chức năng
Trị liệu ngôn ngữ - lời nói
Khám trẻ tự kỷ ở đâu? Ba mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng và nhờ đến sự hỗ trợ của nhà trị liệu ngôn ngữ - lời nói đã được đào tạo chuyên sâu. Sau khi tiếp xúc và thăm khám cho trẻ, chuyên gia sẽ áp dụng các biện pháp can thiệp khác nhau để hỗ trợ trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp. Liệu pháp trị liệu ngôn ngữ - lời nói có khả năng đạt được hiệu quả trong các trường hợp dưới đây:
- Trẻ bị tự kỷ từ lúc còn bé (trước 3 tuổi)
- Các hoạt động trị liệu có bao gồm các sở thích của trẻ
- Ba mẹ phối hợp tích cực trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tại nhà
Trong quá trình hỗ trợ con, ba mẹ hãy tham khảo kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà từ người thân, bạn bè hoặc các cộng đồng online dành riêng cho những ông bố, bà mẹ có con bị rối loạn phổ tự kỷ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm hiểu các bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ và áp dụng ngay tại nhà.
Ngoài học được cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ, ba mẹ cũng sẽ có thêm kiến thức về cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà như: trẻ tự kỷ nên ăn gì, trẻ tự kỷ có nên uống thuốc không...Tất cả những điều đó đều giúp ích rất nhiều trong hành trình hỗ trợ con cải thiện ngôn ngữ và các kỹ năng quan trọng khác.
Một giải pháp nữa cho ba mẹ là tìm hiểu các trung tâm giáo dục trẻ tự kỷ. Thông thường, chương trình học ở đây được thiết kế đặc biệt với sách dạy trẻ tự kỷ và video dạy trẻ tự kỷ nhằm hỗ trợ trẻ cải thiện những khả năng còn hạn chế như tương tác, phản ứng và giao tiếp.
Ba mẹ có thể cho con theo học tại trung tâm dạy trẻ tự kỷ
Cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà
- Tìm hiểu và theo dõi các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Tạo cơ hội để con luyện tập các kỹ năng giao tiếp, bao gồm đọc, kể chuyện và mở đầu cuộc trò chuyện (nếu trẻ không dùng từ ngữ mà chỉ dùng âm thanh, hình ảnh, cử chỉ, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể).
- Giúp con tập trung bằng cách ngồi ngang với tầm nhìn của con hoặc sử dụng lời nói gây sự chú ý như: “Con ơi, con nghe mẹ nói này!”. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm cách dạy trẻ tự kỷ tập trung từ các cộng đồng online hoặc tham khảo kinh nghiệm của các ba mẹ khác.
- Cho con thời gian để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
- Nếu con bất chợt nói điều gì đó mà không có ngữ cảnh cụ thể, ba mẹ hãy đặt thêm những câu hỏi để hiểu rõ hơn về điều con đang nói đến.
- Sử dụng công cụ trực quan, ví dụ như thời gian biểu.
- Cố gắng diễn đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất khi trò chuyện với con.
- Hạn chế dùng thành ngữ và tục ngữ mang hàm ý sâu xa hoặc khó hiểu. Thay vào đó, ba mẹ hãy diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình sao cho dễ hiểu nhất.
Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là một quá trình lâu dài và cần đến sự kiên trì. Ngoài những liệu pháp từ chuyên gia hay giáo trình giảng dạy tại trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ, cách chăm sóc và nuôi dạy tại nhà cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ba mẹ hãy cố gắng thực hiện đầy đủ những hướng dẫn trong phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ và kiên trì đồng hành cùng con trên chặng đường dài.
Nguồn: Babysparks
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo