Bệnh lậu trong thai kỳ

đăng bởi

Không ít trường hợp phụ nữ chủ quan dẫn đến tình trạng có bệnh lậu trong thai kỳ. Tuy là một bệnh khá phổ biến thế nhưng không phải ai cũng nắm được thông tin cụ thể về bệnh lậu, nhất là việc mắc bệnh khi mang thai phải giải quyết như thế nào.

Sau đây là bài viết chi tiết nói về bệnh lậu trong thai kỳ, ba mẹ cùng theo dõi nhé!

 

 

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây truyền qua bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn khi quan hệ. Bệnh cũng có thể lây từ mẹ bị nhiễm sang con trong khi sinh.

Thời gian ủ bệnh (thời gian cần thiết để nhiễm trùng phát triển) thường là hai đến 10 ngày sau khi tiếp xúc.

Bệnh lậu gây những hệ lụy đáng tiếc cho mẹ bầu và thai nhi

Bệnh lậu rất dễ lây lan, vì vậy nếu quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị nhiễm bệnh, có khả năng mẹ sẽ bị nhiễm bệnh.

Hơn 395.000 trường hợp mắc bệnh lậu mới đã được báo cáo tại Mỹ vào năm 2015, nhưng nhiều trường hợp không được báo cáo - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính 820.000 người bị nhiễm bệnh lậu mỗi năm tại Mỹ.

Các triệu chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu không phải lúc nào cũng có các triệu chứng, vì vậy các chị em có thể không biết mình đã bị nhiễm bệnh.

Nếu có các triệu chứng thì chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào phần cơ thể bị nhiễm bệnh. Nếu là ở cổ tử cung, âm đạo hoặc niệu đạo, các triệu chứng có thể bao gồm tiết dịch âm đạo bất thường, nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, có đốm và đau khi quan hệ.

Khi bị nhiễm trùng hậu môn, mẹ có thể bị tiết dịch, ngứa hoặc đau khi đi đại tiện.

Nếu quan hệ bằng miệng với người nhiễm bệnh, các chị em có thể bị nhiễm bệnh lậu ở cổ họng hoặc miệng, có thể bị đỏ và đau.

Và nếu mắt tiếp xúc với vi khuẩn (ví dụ, bằng cách chạm vào bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng và sau đó dụi mắt), chị em có thể bị nhiễm trùng mắt, mắt tiết dịch và ngứa, đỏ.

 

 

Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và con như thế nào?

Nếu bị lậu khi mang thai, mẹ có thể có nguy cơ sảy thai cao hơn, nhiễm trùng nước ối và dịch, ối vỡ sớm ( preterm premature rupture of membranes - PPROM) và sinh non, nhưng điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề này.

Nhiễm lậu không được điều trị khiến mẹ dễ bị nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs) nếu mẹ tiếp xúc với chúng, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung sau khi sinh con.

Thai nhi có nguy cơ lây nhiểm bệnh lậu rất cao từ người mẹ

Thai nhi có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu rất cao từ người mẹ

Nếu mẹ bị nhiễm bệnh lậu khi chuyển dạ, mẹ có thể truyền vi khuẩn cho con. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng nhất đến mắt. Để phòng ngừa, tất cả trẻ sơ sinh nên được dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ ngay sau khi sinh.

Nếu mẹ bị nhiễm bệnh lậu khi sinh, hoặc nếu con được chẩn đoán bị nhiễm lậu mắt khi sinh, con cũng sẽ được điều trị bằng kháng sinh toàn thân.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng lậu ở trẻ sơ sinh có thể gây mù hoặc lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, gây ra các vấn đề như nhiễm trùng máu hoặc khớp và viêm màng não.

Các ông chồng có triệu chứng bệnh lậu không?

Phụ nữ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, nhưng hầu hết đàn ông bị nhiễm bệnh lậu đều có triệu chứng, có thể bao gồm nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, dịch chảy ra từ dương vật và tinh hoàn bị đau hoặc sưng.

Nếu chồng có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, cả hai cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xét nghiệm và điều trị, nếu cần thiết.

Trong khi mắc bệnh, không được quan hệ tình dục. Nếu một trong hai hoặc cả hai kiểm tra dương tính, hãy đợi bảy ngày sau khi điều trị hoàn tất trước khi quan hệ tình dục trở lại.

Mẹ nên kiểm tra bệnh lậu khi mang thai 

Các chị em được khuyến nghị nếu mang thai từ 25 tuổi trở xuống, và phụ nữ mang thai từ 25 tuổi trở lên nhưng có nguy cơ mắc bệnh lậu, nên được kiểm tra trong lần khám thai đầu tiên.

Các yếu tố rủi ro bao gồm nhiễm trùng lậu trước đó hoặc bệnh lây qua đường tình dục ( STI) khác do hoạt động tình dục ở độ tuổi quá nhỏ, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình và không luôn luôn sử dụng bao cao su.

Các mẹ có thể được xét nghiệm lại sau khi điều trị bệnh lậu và xét nghiệm thêm một lần nữa trong tam cá nguyệt thứ ba nếu vẫn có nguy cơ cao.

Nếu mẹ nghĩ rằng có thể mẹ mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hãy báo cho bác sĩ để được kiểm tra. Mẹ cũng nên xét nghiệm (hoặc kiểm tra lại) bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu mẹ hoặc chồng có các triệu chứng của bệnh lậu, hoặc nếu mẹ mắc STI khác vì chúng thường được phát hiện cùng lúc.

Để kiểm tra bệnh lậu, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu hoặc lấy dịch cổ tử cung sau đó gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc miệng, bác sĩ cũng có thể lấy dịch từ cổ họng và trực tràng.

Nếu xét nghiệm dương tính, mẹ sẽ bắt đầu điều trị ngay lập tức.

 

 

Bệnh lậu được điều trị như thế nào khi mang thai?

Bệnh lậu có thể được điều trị bằng kháng sinh an toàn khi mang thai. Nếu mẹ có nhiều STI, bác sĩ sẽ chữa tất cả cùng một lúc. (Việc nhiễm chlamydia và nhiễm trùng lậu cùng một lúc khá phổ biến)

Chồng của các chị em cũng nên được điều trị. Để tránh tái nhiễm, chị em không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai điều trị xong.

Nếu không điều trị bệnh lậu sẽ có hậu quả gì?

Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Trước và sau khi mang thai, bệnh lậu có thể lan đến tử cung và ống dẫn trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID).

Trong một số ít trường hợp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm lậu cầu khuẩn lan truyền. Nếu điều đó xảy ra, chị em có thể bị sốt và ớn lạnh, lở loét và đau khớp, nhiễm trùng.

Nhiễm khuẩn lậu cầu lan truyền có thể xảy ra ở bất cứ ai bị nhiễm lậu không được điều trị, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ và dường như xảy ra thường xuyên hơn trong thai kỳ.

Làm thế nào để tránh được bệnh lậu?

Chú ý chỉ quan hệ tình dục với một người không mắc bệnh lậu và người chỉ quan hệ với chị em thôi.

Nếu không, hãy sử dụng bao cao su để quan hệ qua đường âm đạo hoặc hậu môn, sử dụng tấm bảo vệ miệng khi quan hệ bằng miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu (và một số STI khác). (Lưu ý rằng thuốc tránh thai, chích ngừa, cấy ghép và màng ngăn không bảo vệ bạn khỏi bệnh lậu hoặc STI khác).

Nguồn: Babycenter

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti