Trẻ sơ sinh một tháng tuổi cần học biết bao điều về thế giới này. Mỗi hành động cử chỉ của mẹ thật ra đều đang tác động trực tiếp đến em bé. Nếu mẹ để ý một chút thôi mọi hành động đều có thể được coi là giáo dục đầu đời cho trẻ. Và có những việc rất đơn giản mẹ có thể vận dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày, để thấy giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi chẳng có gì “đao to búa lớn” cả. Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu nhé!
1. Thiết lập môi trường phù hợp cho em bé
Lúc này em bé đã làm quen dần với môi trường bên ngoài bụng mẹ nhưng vẫn cần thêm thời gian nữa để xây dựng cảm giác an toàn và gắn bó. Mẹ nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, trật tự và ít có sự thay đổi nhất có thể. Ngay cả người tiếp xúc hàng ngày với bé cũng vậy. Bé 1 tháng tuổi cần “làm quen” nhiều hơn với mẹ thay vì có quá nhiều khách đến thăm khiến bé lạ lẫm.
2. Học cách quan sát
Trẻ sơ sinh có thể “nói” cho mẹ biết các nhu cầu của mình bằng cử chỉ, hành động và cả tiếng khóc. Chỉ cần để ý quan sát một chút, mẹ sẽ nhanh chóng nắm bắt được ngôn ngữ của bé thôi mà!
Quan sát là để nhận ra nhu cầu của bé, nhằm đáp ứng kịp thời và chính xác. Đây là kỹ năng rất quan trọng sẽ theo mẹ và bé trên suốt hành trình lớn lên. Từ việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thể chất như ăn, ngủ, vệ sinh…, bé dần hình thành niềm tin, cảm giác an toàn và nhờ đó ổn định sức khỏe tinh thần.
Cách dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
3. Tạo dựng và duy trì sự gắn bó
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn được xem là đang trong thời kỳ cộng sinh với mẹ. Cộng sinh là bởi bé cần mẹ săn sóc, hỗ trợ những nhu cầu căn bản nhất như ăn, ngủ, vệ sinh. Và ngược lại, mẹ rất cần em bé để tự hồi phục sức khỏe sau sinh. Cho bé bú giúp tử cung của mẹ co lại dễ dàng hơn, hay ôm ấp em bé giúp cơ thể mẹ tiết ra hormone hạnh phúc xoa dịu tâm trạng.
Đây là mối liên kết gắn bó tự nhiên và khi được củng cố, nó càng phát huy tác dụng mạnh mẽ cho cả mẹ và bé. Việc mẹ cần làm đơn giản chỉ là ưu tiên cho con bú trực tiếp, dành thời gian da kề da, kết nối với bé nhiều nhất có thể.
Ngoài ra mẹ hãy khuyến khích để bố tham gia vào chăm sóc và gắn kết với bé như tắm, kể chuyện, hát, nói chuyện…
4. Thiết lập nếp sinh hoạt khoa học
Bé 1 tháng tuổi bắt đầu có khả năng nhận ra các chu kỳ quen thuộc thông qua những sự việc được lặp đi lặp lại đều đặn. Nhờ đó, bé đoán biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Cảm giác an toàn cũng theo đó mà hình thành.
Lúc này lượng sữa của mẹ cũng ổn định hơn, mẹ nên cho bé ăn thành bữa. Dạ dày của bé còn rất nhỏ nên 3 tiếng ăn một lần là khoảng thời gian phù hợp. Bé 1 tháng tuổi có thể phân biệt sáng với tối, ngày với đêm nên mẹ có thể “dạy” bé ban ngày là để thức và ban đêm là để ngủ. Khi được ăn ngủ nhịp nhàng theo nhu cầu, mẹ sẽ thấy một em bé thật vui vẻ và tự tin. Và dạy bằng cách nào nhỉ? Mẹ có thể tham khảo nếp sinh hoạt EASY 3 nhé!
5. Cung cấp trải nghiệm thị giác
Bé 1 tháng tuổi chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng cách tầm 30cm. Vì thế mẹ hãy cúi xuống đủ gần để bé tập trung chú ý vào gương mặt của mẹ.
Ngoài ra, bé chưa thể phân biệt rõ các sắc độ gần nhau của màu sắc nên để thu hút sự chú ý của bé, mẹ hãy sử dụng những bức tranh hay đồ chơi màu sắc đối lập nhau như trắng và đen. Các đồ chơi treo chuyển động chầm chậm theo luồng không khí tự nhiên trong phòng cũng rất phù hợp để bé tập quan sát.
6. Cung cấp trải nghiệm thính giác
Em bé đã có những ký ức về thính giác dù rất ít từ trong bụng mẹ như giọng nói của mẹ, tiếng tim đập, âm thanh của hệ tiêu hóa… Mẹ hãy tái hiện những âm thanh quen thuộc này bằng cách thường xuyên cho bé nằm trên bụng, trên ngực của mẹ. Nhờ đó, những liên kết thần kinh liên tục được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Những âm thanh của thiên nhiên và tiếng động trong cuộc sống hàng ngày cũng rất mới mẻ và thú vị với bé. Mẹ hãy tích cực cho bé nghe nhạc, ra ngoài đi dạo và hát hò, nói chuyện thật nhiều với bé nhé!
7. Cung cấp trải nghiệm xúc giác
Khi tiếp xúc với môi trường, xúc giác là giác quan dễ dàng cảm nhận và đem lại ấn tượng mạnh mẽ nhất. Mẹ hãy chú ý mang đến cho bé những trải nghiệm xúc giác thật phong phú nhé!
Giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi bằng những trải nghiệm về xúc giác
Ít nhất mẹ nên để tay bé được tự do thay vì gói ghém kỹ càng trong bao tay, chỉ vì sợ móng tay bé làm tổn thương chính mình. Bé cần được cảm nhận không khí, nhiệt độ của môi trường và cả làn da của mẹ. Mẹ hãy lựa chọn chất liệu quần áo thật mềm mại, thông thoáng và cho bé những khoảng thời gian không phải mặc bỉm.
Bé rất cần được nằm sấp thường xuyên để cảm nhận toàn bộ cơ thể đang căng giãn và để tập luyện cơ cổ, lưng và tay. Vì thế, trong những giờ bé thức, mẹ hãy “tranh thủ” để cho bé nằm sấp thật nhiều nhé!
Bé đang cực kỳ nhạy cảm với những sờ chạm trên cơ thể, vậy nên khi cho bé ăn, thay đồ hay bế bé lên mẹ cần làm thật chính xác, nhẹ nhàng và chậm rãi, cố gắng đi theo một trình tự nhất định để bé dần thích nghi và nhận ra được quy luật. Bên cạnh đó, mẹ hãy tạo thói quen tôn trọng đơn giản chỉ bằng việc nói với bé trước khi bế em lên.
Trước hoặc sau khi tắm, mẹ cũng nên massage cho bé như một bài tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn. Bên cạnh trải nghiệm xúc giác, massage còn có tác dụng trấn an, đồng thời kết nối mẹ và bé.
Trên đây là những việc làm đơn giản hàng ngày nhưng chỉ cần chú ý làm đúng cách một chút thôi, mẹ có thể giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi. POH cũng hiểu rằng làm mẹ thật bận rộn với những áp lực vô hình. Không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian và năng lượng để chăm chút đến tất cả các khía cạnh trong quá trình chăm sóc và giáo dục con yêu.
Từ trăn trở đó, POH thiết kế những chương trình giáo dục sớm POH Acti đầu đời thuận tiện, áp dụng trên app điện thoại thông minh để con được phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, đồng thời luôn được theo sát tiến trình phát triển tự nhiên của mình.
Tại POH Acti, mẹ chỉ cần mở điện thoại lên là có sẵn những gợi ý tương tác với bé phù hợp với ngày tuổi thực tế của con, đồng thời được giải đáp thắc mắc 1-1 với chuyên gia về giáo dục sớm giúp con phát triển toàn diện và vượt trội!
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo