5 điều về vitamin D bà bầu nào cũng nên biết

đăng bởi Tiên Tiên

Vitamin D là một trong những chất mẹ bầu cần được bổ sung trong thai kỳ. Mẹ bầu băn khoăn không biết bổ sung bao nhiêu vitamin D là đủ, phơi nắng có thực sự giúp mẹ có thêm vitamin D hay các loại thực phẩm nào chứa nhiều vitamin D mà an toàn cho bà bầu? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này!

1. Tại sao mẹ bầu cần vitamin D khi mang thai?

Vitamin D được nhắc tới rất nhiều trong các chủ đề dinh dưỡng cho bà bầu. Cơ thể mẹ cần vitamin D để duy trì mức canxi và phốt pho thích hợp, giúp phát triển xương và răng của bé.

2. Thiếu vitamin D khi mang thai

Thiếu vitamin D là tình trạng phổ biến khi mang thai, có thể dẫn đến sự phát triển xương một cách bất thường, gãy xương hoặc còi xương ở trẻ sơ sinh.

Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và sự tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non và em bé nhẹ cân. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác nhận các mối liên kết này.

Mời mẹ tham khảo thêm: Bổ sung vitamin D trong thai kỳ

vitamin-D-trong-thai-kyThiếu vitamin D trong thai kỳ có thể để lại những biến chứng sau này cho trẻ sơ sinh

Các triệu chứng thiếu vitamin D có thể rất nhỏ và không đáng chú ý. Các triệu chứng này bao gồm đau cơ, cảm giác uể oải, đau xương và xương mềm đi, có thể dẫn đến gãy xương. Mẹ cũng có thể bị thiếu vitamin D mà không có bất kỳ triệu chứng nào. 

Nếu cơ thể mẹ thiếu hụt vitamin D trong khi mẹ đang mang thai, em bé của mẹ cũng có nguy cơ mắc chứng này.

3. Mẹ bầu cần hấp thụ bao nhiêu vitamin D?

Có nhiều ý kiến về nhu cầu vitamin D của bà bầu. Viện Y học hiện khuyến nghị tất cả phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, nên uống 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D, tương đương 15 microgam (mcg) mỗi ngày.

Nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng 600 IU là không đủ. Ví dụ viện Linus Pauling, khuyến nghị người trưởng thành nên uống 2000 IU vitamin D bổ sung mỗi ngày. Hiệp hội Nội tiết cho biết 600 IU có thể là đủ, nhưng một số các nhân, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú, có thể cần 1500 đến 2000 IU vitamin D mỗi ngày.

Vào năm 2015, Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ tuyên bố rằng cần có nhiều nghiên cứu đáng tin cậy hơn trước khi tổ chức này đưa ra khuyến nghị sử dụng vitamin D. 

Hãy trao đổi với bác sĩ của mẹ để được tư vấn về lượng vitamin D mẹ cần nạp vào cơ thể trong khi mang thai.

4. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D cho bà bầu

Dầu gan cá, cá béo và trứng đều chứa vitamin D. Nhưng không có nhiều thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D như vậy. Nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến sẽ được bổ sung loại vitamin quan trọng này.

Khi mua các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua và ngũ cốc, mẹ hãy chú ý tới thành phần trên nhãn sản phẩm và chọn các loại được bổ sung vitamin D. 

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu vitamin D nhất:

  • 85g cá hồi hồng đóng hộp: 465 IU (11,6 mcg)
  • 85g cá thu đóng hộp: 211 IU (5,3 mcg)
  • 85g cá mòi đóng hộp: 164 IU (4,1 mcg)
  • 225g  nước cam, được bổ sung vitamin D: 100 IU (2,5 mcg)
  • 225g sữa ít béo, được bổ sung vitamin D: 98 IU (2,5 mcg)
  • 1 cốc ngũ cốc, được bổ sung vitamin D: 40 đến 50 IU (1,0 đến 1,3 mcg)
  • Một lòng đỏ trứng lớn: 37 IU (0,9 mcg)

Mời ba mẹ tham khảo bài viết: Dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng đầu

5. Mẹ có nên uống viên bổ sung vitamin D?

Thường các bà bầu sẽ phải bổ sung vitamin D. Thực ra mẹ rất khó hấp thụ đủ vitamin D từ thực phẩm hàng ngày kể cả chú ý bổ sung các thực phẩm tăng cường vitamin D. Hầu hết các vitamin tổng hợp chỉ chứa 400IU (10mcg) vitamin D.

Tắm nắng cũng có thể  giúp mẹ tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời làm tăng cường sự thay đổi sắc tố, gây ra sạm da và da không đều màu ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, gần đây các chuyên gia hàng đầu khuyên mẹ bầu và trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Ngoài ra có một số yếu tố khiến mẹ có có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao hơn, bao gồm:

  • Béo phì: Vitamin D được tạo ra dưới da sẽ bị dự trữ trong chất béo. Lượng chất béo nhiều sẽ khiến mẹ khó hấp thụ vitamin D. (Vitamin D mà mẹ nhận được từ thực phẩm và chất bổ sung sẽ dễ hấp thụ và bổ sung hơn)
  • Da sẫm màu: Những người có làn da sẫm màu có rất nhiều melanin. Chất này hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên và làm quá trình giảm sản xuất vitamin D ở da.
  • Một số loại thuốc: Các loại thuốc như steroid, thuốc chống động kinh, thuốc giảm cholesterol và một số thuốc lợi tiểu làm giảm hấp thu vitamin D từ ruột.
  • Khả năng hấp thụ chất béo kém: Các rối loạn như nhạy cảm với Gluten và bệnh Crohn liên quan đến việc giảm khả năng hấp thụ chất béo trong chế độ ăn uống, và điều đó dẫn đến việc hấp thụ vitamin D kém hơn.

Nếu mẹ lo lắng không hấp thụ đủ vitamin D, hãy trao đổi với bác sĩ để làm kiểm tra thiếu hụt vitamin D của cơ thể. Khi mua các thực phẩm bổ sung mẹ hãy ưu tiên các loại có chứa vitamin D3, cholecalciferol. Đây là nguồn bổ sung vitamin D hiệu quả cho mẹ.

Ngoài ra mẹ cũng có thể chọn vitamin D2 và ergocalciferol, tuy nhiên hiệu quả sẽ kém hơn một chút.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti