Đã bước sang tuần thứ 38, chắc chắn cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi và chuyện thắc mắc nhiều vấn đề là điều khá bình thường. Bài viết của POH hôm nay sẽ giúp các mẹ giải quyết những vấn đề của thai nhi tuần thứ 38 ngay nhé.
MỤC LỤC
Thai nhi tuần 38 phát triển như thế nào?
Thai 38 tuần bụng căng cứng là do đâu?
Thai 38 tuần gò nhiều là dấu hiệu gì?
Thai nhi tuần 38 phát triển như thế nào?
Cân nặng trung bình của một thai nhi trong tuần tuổi thứ 38 của thai kỳ là khoảng 3 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 49,8cm.. Bé con lúc này có chiều dài tương đương với một cây tỏi tây trưởng thành.
Bác sĩ có thể nói cho mẹ bầu biết một cách chính xác rằng em bé đang có kích thước nhỏ hơn hay lớn hơn kích thước trung bình này. Điều này được các bác sĩ tính toán dựa trên khoảng cách từ xương mu đến điểm đầu của tử cung người mẹ.
Lớp lông tơ bao phủ cơ thể bé gần như đã biến mất hoàn hoàn. Tuy nhiên có thể vẫn còn một số phần vẫn còn sót lại sau khi bé được sinh ra, đặc biệt là phần trên cánh tay và bả vai. Khuỷu tay và đầu gối của bé lúc này đã có những gợn nhỏ, đồng thời tay của bé cũng có thể nắm lại một cách tự nhiên.
Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 39
Mẹ bầu đang tò mò muốn biết mắt của bé giờ đây đang có màu gì? Hãy nhớ rằng màu sắc của tròng mắt lúc mới sinh của bé không hẳn là màu mắt cố định của bé bởi chúng có thể sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn.
Điều này là do sắc tố trong tròng mắt của bé cần có ánh sáng tự nhiên bên ngoài để phát triển một cách hoàn thiện. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng sẽ không xảy ra một cách tức thì mà có thể sẽ mất vài tuần hoặc lâu hơn cho đến khi bé có được màu mắt ổn định cuối cùng.
Thai 38 tuần bụng căng cứng là do đâu?
Việc bụng bầu căng cứng diễn là khá phổ biến các mẹ ạ. Thế nhưng nhiều mẹ cho rằng việc căng cứng bụng bầu là sắp chuyển dạ. Thế nhưng thai kỳ ở tuần thứ 38 có sự căng cứng là do:
Tử cung lớn dần: Đến tuần 38, bé đã ổn định và có trọng lượng khá lớn có thể chèn ép một số cơ quan bên trong của mẹ. Cụ thể khi thai nhi lớn hơn thì đồng nghĩa diện tích khoang chậu, diện tích giữa bàng quang và trực tràng bị thu hẹp nên mẹ cảm thấy bị căng cứng.
Để tìm hiểu thêm về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!
Thai 38 tuần bụng căng cứng là do đâu?
Khung xương thai nhi phát triển: Thai nhi tuần thứ 38 đã cứng cáp hơn về xương khiến cho bụng mẹ bị ảnh hưởng vì sự hiếu động và nghịch ngợm của trẻ, bụng căng cứng đi kèm các cơn gò tử cung.
Lý do cân nặng của mẹ: Những mẹ có thể trạng gầy yếu, người mỏng nên bụng thường căng cứng sớm hơn.
Ảnh hưởng tâm lý: Có thể do việc thai nhi tuần thứ 38 sắp sinh khiến mẹ lo âu, khi đó các hormone sẽ có sự biến đổi khiến mẹ tác động lên tư duy bé rồi tạo ra các hoạt động gây co cứng thành bụng.
Táo bón: Đây là lý do đi kèm việc bé nằm lên ruột. Chứng táo bón ở thời kỳ này là do mẹ ăn nhiều dưỡng chất mà quên chất xơ. Vậy nên mẹ nên nhớ là bổ sung thêm nhiều rau xanh và vitamin khoáng chất nhé.
Thai 38 tuần mổ được chưa?
Thai nhi tuần thứ 38 đã được hơn 9 tháng vậy nên với việc thai 38 tuần đã sinh được chưa thì câu trả lời chắc chắn là có. Chỉ cần bố mẹ muốn thì bác sĩ hoàn toàn có thể thực hiện mổ lấy thai.
Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ là: Mẹ mang đa thai, thai không đúng tư thế, phụ nữ trên 35 tuổi lần đầu sinh con, thai quá lớn, mẹ bị một số bệnh không thể sinh tự nhiên, thai thiếu oxy.
Thai 38 tuần mổ được chưa?
Thai 38 tuần gò nhiều là dấu hiệu gì?
Thai nhi tuần thứ 38 gò nhiều là hiện tượng không còn xa lạ nữa. Càng ngày đến ngày sinh nở thì mẹ càng nhận được nhiều cơn gò hơn. Chúng có thể là cơn gò chuyển dạ, thế nhưng cũng có thể là cơn gò Braxton Hicks ( có nghĩa là cơn đau đẻ giả).
Cơn gò Braxton Hicks là cơn co thắt tử cung thường chỉ xảy ra một bên trong thời gian ngắn, không gây quá nhiều đau đớn và khó chịu. Cơn gò Braxton Hicks là triệu chứng bình thường và không có gì quá đáng ngại. Chúng phổ biến hơn khi càng đến gần ngày sinh nở để giúp mẹ đối mặt dễ dàng hơn.
Thai 38 tuần gò nhiều là dấu hiệu gì?
Làm thế nào để nhận biết đó là cơn gò Braxton Hicks?
Nếu bạn chạm vào bụng, bạn sẽ thấy bụng cứng lên, sau đó vài giây lại mềm trở lại, đó là cơn gò Braxton Hicks. Những cơn gò này sẽ ngày càng phổ biến khi mẹ gần đến ngày sinh nở. Nó là nhiệm vụ chuẩn bị cho cơ thể đối mặt với ngày sinh nở.
Mẹ có thể dừng cơn gò Braxton Hicks lại bằng việc tắm nước ấm, đi lại nhẹ nhàng, ăn đồ ăn yêu thích, uống một cốc nước…
Mẹ nên nhớ rằng cơn đau đẻ thật sẽ phát ra từ lưng, còn cơn gò Braxton Hicks bắt đầu từ bụng và ít đau đớn không có chu kỳ. Cơn đau đẻ thật sẽ có cơn co gần nhau, mạnh dần và càng lúc càng gần nhau hơn.
Làm thế nào để nhận biết cơn gò Braxton Hicks?
Thai 38 tuần đau bụng dưới có bất thường không?
Nếu đau bụng dưới do việc sinh lý thì khắc phục bình thường, nhưng thai 38 tuần đau bụng dưới kèm dấu hiệu khác thì khá nguy hiểm đó mẹ nhé.
Sinh non: Nếu có dấu hiệu này, các mẹ sẽ đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo và có dịch nhầy do tử cung mẹ co thắt và giãn rộng, đi kèm là chuột rút và đau lưng. Mẹ nên nhập viện ngay lập tức nhé.
Tiền sản giật: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm với bà bầu, các mẹ nên thăm khám thường xuyên nhất là khi vừa có hiện tượng đau bụng dưới, tay chân phù nề, đau lưng, đau đầu, mắt mờ, tăng cân đột ngột, tăng huyết áp, buồn nôn…
Viêm đường tiết niệu: Tỷ lệ viêm đường tiết niệt ở phụ nữ mang thai khá cao và cần điều trị đúng cách. Các dấu hiệu đó là đau rát âm đạo khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu mùi nồng có máu, mẹ sốt cao và đau lưng đau đầu dữ dội…
Chúc mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất. Đừng quên thông tin thai nhi tuần 39 đã được cập nhật tại POH để tham khảo nhiều thông tin bổ ích nhé.
Nguồn tham khảo: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo