Tuần thứ 26 mẹ mang thai: Con đã lớn chừng nào?

đăng bởi Thanh Thanh


Khi gần đến tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Đôi lúc, mẹ thấy mệt mỏi hơn bình thường và thỉnh thoảng lại thấy cơ thể mình trở nên vụng về hơn. Đó là do bụng bầu ngày một lớn do em bé đang phát triển. Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem thai 26 tuần phát triển như thế nào và mẹ nên làm gì nhé.

Thai 26 tuần là mấy tháng?

Lúc này, mẹ đã mang thai được 6 tháng và 2 tuần rồi mẹ ạ.

Em bé đã lớn chừng nào?

Bé của mẹ sẽ dài khoảng 35,6cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 750gr - 900gr. Đây là kích thước trung bình chỉ mang tính chất tham khảo nên bé có thấp hơn hay dài hơn, nặng hơn hay nhẹ hơn một chút thì mẹ cũng đừng quá lo.

Lúc này, đôi mắt của bé sẽ mở lần đầu tiên và tiếp theo con sẽ học cách chớp mắt. Kể từ bây giờ, trẻ sẽ bắt đầu tích tụ mỡ và cơ bắp. Ngoài ra, khi được 26 tuần, em bé sẽ có nhiều phản ứng với thế giới xung quanh hơn. Con đã có thể bú, nhìn, nghe và nếm, đồng thời có thể di chuyển để phản ứng lại khi mẹ đưa tay vuốt bụng mạnh. Lúc này, phổi của con vẫn chưa hoàn thiện nhưng đang phát triển nhanh chóng. Ở bé trai, lúc này tinh hoàn đã xuống hoàn toàn.

Hình ảnh bụng bầu 26 tuần

Và không chỉ sự phát triển thể chất mà cả tư thế nằm của thai nhi 26 tuần cũng rất quan trọng bởi nó sẽ tiết lộ ngôi thai của em bé. Lúc này mẹ cần đi siêu âm để xác định bé có ngôi thai thuận hay ngược. Tuy nhiên cũng có một vài bé nằm ngang là thai ngôi ngang. Nếu mẹ thấy bé chưa quay ngôi thuận cũng đừng quá lo lắng, một vài trường hợp có thể bé sẽ quay đầu muộn. Mẹ nên giữ bình tĩnh, tiếp tục dưỡng thai và theo dõi thêm. Lúc này mẹ có thể tham khảo chọn phương pháp siêu âm 4D thai 26 tuần sẽ thu được hình ảnh rõ ràng của bé.

Ngoài ra, nhiều mẹ lo lắng về việc thai 26 tuần đạp bụng dưới có sao không? Thì không sao đâu mẹ nhé, chỉ là em bé đang nghịch ngợm trong bụng mà thôi. Và chỉ cần mẹ đi khám định kỳ đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ và các chỉ số của em bé đều đạt chuẩn thì bé sẽ ra đời khỏe mạnh, an toàn thôi.

Dinh dưỡng cho thai nhi 26 tuần tuổi

Mẹ nên:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa magie như chuối
  • Bổ sung thêm canxi và sắt, có thể uống thực phẩm chức năng để hoặc thông qua con đường ăn uống bình thường
  • Bổ sung axit folic cho sự phát triển não bộ của trẻ

 

 

Cơ thể của mẹ có gì khác?

Thời gian này mẹ sẽ bị chuột rút ở chân nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Để giảm tình trạng này, mẹ có thể thử tập các bài tập cho bàn chân và mắt cá chân. Thậm chí mẹ có thể chỉ cần kéo các ngón chân duỗi ra hoặc xoa bóp chỗ bị chuột rút cũng có thể làm giảm đau và bớt tình trạng chuột rút rồi đấy.

Một số dấu hiệu mang thai ở thời gian này bao gồm:

  • Mệt mỏi và khó ngủ 
  • Rạn da 
  • Nướu bị sưng và chảy máu 
  • Đau dây chằng tròn
  • Nhức đầu
  • Đau lưng
  • Chảy máu cam
  • Khó tiêu và ợ chua 
  • Đầy hơi và táo bón 
  • Chuột rút ở chân 
  • Bốc hỏa
  • Thường bị chóng mặt
  • Bàn tay và bàn chân sưng lên
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng âm đạo 
  • Da mặt trở nên sẫm màu hoặc xuất hiện các đốm nâu – hiện tượng này được gọi là nám da hoặc "mặt nạ thai kỳ"
  • Tóc dày và bóng hơn

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu đã xuất hiện từ trước như:

  • Tâm trạng thất thường
  • Ốm nghén 
  • Thèm ăn những thứ khác lạ (thèm cay, thèm chua, thèm sầu riêng… hoặc những món trước đó không thích nhưng bây giờ lại cực kỳ muốn ăn) 
  • Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn
  • Bị đau vú 

Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Thời gian này mẹ nên tăng khoảng 7 - 11kg là hợp lý nhất. Tuy nhiên, việc tăng cân nên diễn ra từ từ và nhất quán cũng như cân nặng trên chỉ là số đo để tham khảo dựa trên lý thuyết. Bởi trong thực tế nó còn cần nhiều yếu tố khác để đánh giá, chẳng hạn như cân nặng trước khi mang thai của mẹ.

Tuần này, nên làm gì để tốt cho cả mẹ và bé?

 

 

Bắt đầu tập các bài tập sàn chậu

Đây là thời điểm để làm săn chắc cơ sàn chậu. Các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp mẹ giảm tình trạng bị “rò rỉ” khi cười, hắt hơi hoặc ho. 

Tham gia các lớp học tiền sản 

Mẹ có thể tìm hiểu về các lớp học tiền sản để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé một cách cẩn thận nhất. Mẹ có thể tham gia các lớp học này cùng bố em bé. Và thậm chí ngay cả khi đây không phải con đầu lòng, các lớp học tiền sản vẫn đáng tham gia vì mẹ có thể gặp gỡ những người sắp làm cha mẹ khác nữa.

Tránh hút thuốc, uống rượu và tiêu thụ caffein trong thai kỳ

Cố gắng hết sức để ngừng hút thuốc, bỏ rượu và uống trà, cà phê và bất cứ thứ gì khác có chứa caffeine. Những thứ này cực kì có hại cho thai kỳ, trong nhiều trường hợp, chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị dạng hoặc bệnh tật bẩm sinh.

Bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong thai kỳ

Mẹ nên lưu tâm đến việc bổ sung vitamin D, vì đây là yếu tố giúp cơ và xương khỏe mạnh nhưng ít được quan tâm. Từ cuối tháng 3/đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, hầu hết mọi người tổng hợp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời qua da. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến đầu tháng 3, mẹ nên cân nhắc việc bổ sung vitamin D hàng ngày vì cơ thể không thể hấp thụ đủ từ ánh sáng mặt trời.

Tập thể dục khi mang thai

Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần khi mang thai (khoảng 23 phút mỗi ngày) Hãy bắt đầu với việc tập thể dục khoảng 10 phút mỗi ngày trước rồi mẹ có thể tăng lên dần dần - mẹ có thể cân nhắc về các hoạt động như đi bộ nhanh ngoài trời, tập các bài khởi động tại chỗ... Mẹ chỉ cần lắng nghe cơ thể và làm những gì cảm thấy phù hợp với mình là được.

Đây là những thông tin quan trọng mẹ cần biết khi mang thai ở tuần thứ 26 để có một thai kỳ khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi. Và mẹ cũng đừng quên rằng, để con có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện, thì phát triển tinh thần cũng cực kỳ quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, một sức khỏe tốt không bao giờ có thể thiếu người bạn đồng hành là một tinh thần khỏe mạnh được.

Để làm được điều này, mẹ có thể sắm ngay cho mình một khóa POH Thai giáo với bài tập thực hành theo ngày, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app ra, chơi với con mỗi hoạt động 3-5 phút. Tổng thời gian chơi mỗi ngày 15-20 phút là đã giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti