Bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ và dần có những chuyển động rõ rệt hơn ở trung bụng mẹ. Khi đi siêu âm, mẹ có thể thấy rõ tư thế nằm của thai nhi rồi.
Lúc này bé hay nằm bên trái hay bên phải? Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ có ảnh hưởng tới cảm giác của mẹ không? Em bé đang phát triển như thế nào ở tuần này? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau!
Tư thế nằm của thai nhi 20 tuần tuổi
Thai 20 tuần tương đương với mang thai 5 tháng. Đây là giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ hai trong thai kỳ.
Lúc này, thai nhi đang phát triển rất nhanh, em bé sẽ dài khoảng 16-20 cm và nặng xấp xỉ 300 gram. Nếu so sánh về kích thước, bé lớn bằng một bông atiso. Các cơ quan như não bộ, tim, và hệ xương đang hoàn thiện nhanh chóng.
Với kích thước như vậy, thai nhi 20 tuần thường nằm ở tư thế uốn cong tự nhiên, đầu hướng xuống hoặc lên tùy theo không gian trong tử cung. Đây là giai đoạn bé liên tục thay đổi tư thế và vị trí để tìm được trạng thái thoải mái nhất. Thai nhi cũng có thể nằm nghiêng sang trái hoặc phải nhiều hơn nếu túi thai nằm lệch bên trái hay bên phải.
Một tư thế nằm của thai nhi 20 tuần tuổi nằm trong bụng mẹ
Nếu ở tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi còn rất nhỏ, nằm ở vị trí thấp trong tử cung với tư thế cuộn tròn, thì đến tuần 20 - giữa tam cá nguyệt thứ hai, bé dần chiếm nhiều không gian hơn. Tuy nhiên bé vẫn dễ dàng tự do xoay trở trong bụng mẹ vì chưa vào ngôi thai cố định. Vậy nên mẹ bầu có thể cảm nhận được sự chuyển động rõ rệt của bé, và cả những cú đá ở nhiều vị trí khác nhau.
Trong giai đoạn này, tư thế nằm không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.
Em bé 20 tuần làm gì trong bụng mẹ?
Mẹ có tò mò về những hoạt động của em bé 20 tuần ở trong bụng không nhỉ? Sự phát triển của con có thể làm mẹ bất ngờ đó!
>> Tham khảo thêm: Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi
Thai nhi ở tuần 20 đã bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc về cả kích thước và mức độ hoạt động. Em bé bắt đầu hình thành chu kỳ ngủ và thức riêng. Bé có thể ngủ khoảng 12-14 giờ mỗi ngày, xen kẽ với các khoảng thời gian tỉnh táo để vận động. Vậy nên mẹ sẽ cảm thấy có lúc con rất yên tĩnh, có lúc thai lại máy rất nhiều.
Bé thường xuyên thực hiện các chuyển động như đá, vặn người, cuộn tròn... Các hoạt động này giúp cơ bắp và hệ thần kinh của bé phát triển. Bé thích di chuyển tay, chân và đôi khi chạm vào dây rốn và thành tử cung như một cách khám phá môi trường xung quanh. Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ các cú đạp nhẹ hoặc "huých nhẹ" của bé khi đặt tay lên bụng.
Mẹ dễ dàng cảm nhận được những cú đá của con yêu ở tuần thai thứ 20
Tai của bé đã phát triển gần hoàn thiện, bé có thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài như giọng nói của mẹ, nhịp tim hay tiếng nhạc. Lúc này nếu mẹ thai giáo âm nhạc, bé sẽ phản ứng lại rất nhanh nhẹn đó.
Ở tuần này thai nhi cũng đã hình thành phản xạ mút. Trong hình ảnh siêu âm mẹ có thể vô tình thấy bé có thể mút ngón tay cái. Hành động mút tay này sẽ giúp rèn luyện cơ hàm và chuẩn bị cho việc bú sữa sau sinh.
Mỗi cú đạp của bé là một dấu hiệu của sự phát triển kỳ diệu, giúp mẹ thêm gần gũi với con yêu hơn. Và đôi khi mẹ sẽ cảm nhận được hoạt động của em bé trong bụng có liên quan tới tư thế nằm của mẹ bầu nữa đó!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----