Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa là chuẩn?

đăng bởi Thanh Thanh


Trẻ sơ sinh mới chào đời, thể tích dạ dày còn rất nhỏ nên lượng ăn của con rất ít. Ba mẹ cũng không biết con cần ăn bao nhiêu ml sữa mới là đủ? Con đã ăn đủ lượng sữa cần thiết chưa?, chỉ biết con ăn xong là ngủ, ngủ dậy lại ăn. Do đó, POH sẽ chia sẻ tới ba mẹ những nội dung xoay quanh lượng ăn sữa của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để ba mẹ có thêm thông tin, giúp em bé của mình được ăn no ngủ đủ và phát triển khỏe mạnh.

1- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa là chuẩn?

Thực tế là không có một lượng sữa chuẩn cố định nào dành cho trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nói chung. Mỗi một em bé là một cá thể riêng biệt nên sức ăn cũng sẽ khác nhau. 

Thông thường trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể ăn được 60-90ml/ cữ, 6-8 cữ/ ngày. Nhưng có nhiều bé có khả năng ăn được nhiều hơn thế khi bé được tạo điều kiện học ăn hiệu quả, ăn tối đa nhu cầu.

Do đó, điều ba mẹ nên quan tâm không phải là lượng ăn chuẩn của bé là bao nhiêu, mà là làm như thế nào để giúp bé ăn no, ăn được tối đa khả năng của bé.

2- Dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú không đủ

Thời gian bú ngắn

Nếu trẻ bú mẹ trực tiếp, sữa đầu sẽ được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu của cữ bú. Sữa đầu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp con giải khát, không chứa nhiều năng lượng nên con nhanh đói. Trong sữa đầu còn chứa oxytocin khiến bé dễ buồn ngủ, do đó bé dễ ngủ gật khi đang bú dở sữa đầu. Nếu như bé ngừng bú trong khoảng 10 phút đầu, tức là bé chưa bú được phần sữa cuối. Là phần sữa chứa nhiều dinh dưỡng, chất béo, năng lượng giúp trẻ no lâu và tăng cân. Khi này thực chất bé ngừng bú vì ngủ gật, ti vặt, chứ bé chưa thực sự được bú đủ no.

Mẹ đau ti mỗi khi cho con bú

Đây là dấu hiệu cho thấy bé bú sai khớp ngậm. Khi bú sai khớp ngậm sẽ khiến ti mẹ bị đau, cũng như lượng sữa thực tế con ăn được rất ít. Có thể thời gian con bú lâu nhưng con mút nhiều lần mà chỉ tiết ra lượng sữa rất ít. Con ngừng bú vì mỏi miệng, còn thực thế con ăn không được nhiều, chưa đủ no.


Mẹ không cảm thấy ngực mềm, xẹp đi sau khi cho con bú

Nguyên nhân cũng đến từ việc bé bú sai khớp ngậm, nên lượng sữa con hấp thụ rất ít, do đó mà sữa trong bầu vú không giảm đi nhiều. Nếu tình trạng bú sai khớp diễn ra lâu dài, cơ thể sẽ hiểu nhầm là nhu cầu bú của con ít, từ đó giảm sản xuất sữa và dẫn tới mất sữa.

Con đòi bú liên tục

Bởi vì con không được bú no, ăn hiệu quả mỗi cữ, do đó mà con nhanh đói và đòi bú liên tục, dù trước đó con mới bú. Nếu mẹ không cải thiện tình trạng bú của con thì sẽ thành một vòng luẩn quẩn ăn vặt trải dài miên man suốt cả ngày.

Giấc ngủ của trẻ ngắn

Chỉ khi con được ăn đủ no, ăn tối đa khả năng của mình, con mới có thể có được giấc ngủ chất lượng. Tức con tích trữ đủ năng lượng để ngủ một giấc sâu và dài. Trong quá trình ngủ, con phát triển cả về thể chất và trí não rất nhiều. Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, tức con liên tục dậy vì đói hay chỉ ngủ được 30-45 phút là tỉnh dậy, sẽ khiến cho con chậm phát triển. Đồng thời hình thành thói quen không tốt là ăn vặt ngủ vặt, khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi.

Con quấy khóc nhiều

Con quấy khóc đến từ rất nhiều nguyên nhân :con đói, bỉm ướt, đầy bụng, gắt ngủ, đau, ốm, quá nóng, quá lạnh…Do đó mẹ cần quan sát để nhận diện con quấy khóc vì điều gì, trong đó có thể là do bé ăn chưa đủ no, dẫn đến con quấy khóc nhiều lần đòi ăn tiếp.


Số tã ướt ít

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trung bình sẽ thay bỉm ướt 6-8 lần/ ngày. Nếu  như mẹ nhận thấy lượng bỉm ướt ít hơn hẳn thì rất có thể do bé bú sữa chưa đủ lượng bé cần.

Con chậm tăng cân

Trung bình trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ tăng 150-200 gram/ tuần nếu được ăn no ngủ đủ. Nếu như ba mẹ nhận thấy bé tăng rất ít hoặc không tăng, thậm chí sụt cân thì rất có thể do con chưa được ăn đủ lượng sữa cần thiết.

 

 

3- Hướng mẹ cách cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ăn hiệu quả, ăn tối đa nhu cầu

Đầu tiên, hãy chỉnh lại khớp ngậm đúng cho bé

Chỉ khi mẹ chỉnh lại đúng khớp ngậm cho bé thì lượng sữa mới tiết ra nhiều hơn, mới có thể giúp bé ăn tốt hơn, lượng ăn được cải thiện. Con sẽ bú được cả sữa đầu và sữa cuối để hấp thụ trọn vẹn các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. 

Có thể mẹ sẽ cần tới sự tư vấn của bác sĩ Sữa mẹ để được chỉ ra lỗi sai khi cho con bú cũng như hướng dẫn lại cách bú đúng khớp ngậm.

Thứ hai, vỗ ợ hơi thật kỹ

Nếu con không được vỗ ợ hơi kỹ, trong dạ dày con sẽ chứa đầy hơi và tạo ra cảm giác no giả cho con. Mẹ nên vỗ ợ hơi trong và sau cữ ăn để hơi được đẩy thoát ra ngoài, con sẽ ăn được lượng sữa tối đa. Đồng thời vỗ ợ còn giúp con giảm đau đớn, giấc ngủ của con sẽ không bị ảnh hưởng, con ít quấy khóc.

Vỗ ợ hơi cũng cần đúng cách. Mẹ nên vỗ khoảng 5-10 phút/ lần. Khi thấy con ợ được hơi đầu tiên lên, mẹ tiếp tục vỗ để đẩy hơi li ti ở dưới thoát ra hết.


Thứ ba, thiết lập nếp sinh hoạt khoa học, tách biệt ăn - ngủ cho bé

Rất nhiều trẻ rơi vào tình trạng ti để ngủ, đang ti thì ngủ gật… Những tình trạng này con đều không được ăn no. Con bị lẫn lộn ăn ngủ với nhau, dẫn tới con ti vặt ngủ vặt. Con không đủ no để ngủ một giấc dài, con cũng không được học cách đói để ăn một cữ chất lượng. 

Do đó, mẹ muốn con ăn no, ăn được tối đa khả năng của mình, thì mẹ cần thiết lập nếp sinh hoạt phù hợp cho con, tách biệt giữa ăn và ngủ.

Mẹ có thể tham khảo thêm lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi trong bài viết Lịch sinh hoạt bé 1 tháng theo EASY mẹ cần biết.

Thứ tư, xây dựng trình tự ngủ và chuẩn bị hướng dẫn bé tự ngủ

Xây dựng trình tự ngủ giúp cho bé nhận biết được tới thời điểm nào là tới giờ con cần đi ngủ. Khi này con sẽ ít cần sự phụ thuộc để đưa mình vào giấc ngủ như ti mẹ để ngủ. Như vậy sẽ tránh được tình trạng ti vặt ngủ vặt. 

Giai đoạn này, mẹ cũng có thể bắt đầu hướng dẫn tự ngủ cho con bằng phương pháp trấn an 4S/5S. Điều này giúp con tự đưa mình vào giấc ngủ, cũng như nếu bị tỉnh giấc giữa chừng cũng có thể tự ngủ lại được mà không cần phụ thuộc ti mẹ để ngủ. Khi con có giấc ngủ chất lượng, sâu và dài, lúc con tỉnh dậy, con sẽ ăn được lượng ăn tốt hơn rất nhiều.

 


 

Thứ năm, khuyến khích bé vận động

Khi bé có được nếp sinh hoạt khoa học phù hợp, sau khi được ăn no, con vẫn tỉnh táo để thức chơi trước khi tới giờ đi ngủ. Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, mẹ có thể tập tummy time cho con, vừa giúp con ợ hơi nốt, vừa giúp con tập luyện cơ tay & cổ được vững chắc, lại vừa giúp con tiêu hao năng lượng. Con sẽ nhanh đói hơn và ăn được tốt hơn.

Mẹ lưu ý không vận động ngay khi vừa ăn xong. Hãy để bé nghỉ 10-15 phút sau đó mới vận động, tránh bị trớ.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về lượng ăn của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như cách cải thiện lượng ăn cho bé. Toàn bộ những hướng dẫn này kèm tư vấn chuyên sâu 1-1 đều có trong khóa học POH EASY của POH.

Mẹ tham khảo ngay để giúp con sớm ăn no, ngủ đủ, ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 8 tiếng mỗi đêm nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo