Trẻ dán mắt vào các điện thoại ba mẹ phải làm sao?

đăng bởi Nguyễn Khải

Vì những tác hại của điện thoại với trẻ em, ba mẹ không nên cho trẻ sử dụng điện thoại sớm. Ba mẹ cũng cần đặt giới hạn khi trẻ em dùng điện thoại nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ. Để biết cách hạn chế em bé dùng điện thoại, ba mẹ tham khảo những mẹo hạn chế trẻ dùng nhiều điện thoại dưới đây!

Có nên cho trẻ dùng điện thoại sớm? Tại sao không nên cho trẻ em dùng điện thoại?

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc trẻ em có nên dùng điện thoại không và trẻ em bao nhiêu tuổi được dùng điện thoại. Đặc biệt, những thông tin chỉ ra tác hại của dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh khiến ba mẹ băn khoăn nên dùng điện thoại cách trẻ sơ sinh bao xa để hạn chế tác hại của những thiết bị điện tử với em bé? Và sau này là hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử điện thoại, máy tính…

Trẻ dán mắt vào các điện thoại ba mẹ phải làm sao?

Có nên cho trẻ dùng điện thoại sớm?

Một số chuyên gia khuyến nghị ba mẹ tránh cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi tiếp xúc với các thiết bị điện tử và không cho trẻ dùng điện thoại nhiều. Tác hại khi cho trẻ dùng điện thoại là điều không thể chối cãi, vì vậy hầu hết ba mẹ đều hiểu không nên cho trẻ sử dụng điện thoại sớm. Tuy nhiên, điều này chẳng hề dễ dàng đối với những ba mẹ không có nhiều thời gian để giám sát con thường xuyên. 

Có nhiều ba mẹ đã áp dụng những phương pháp và mẹo hữu ích để điều chỉnh lượng thời gian cho trẻ tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính bảng, điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách hạn chế trẻ tiếp xúc với điện thoại, tivi trong bài viết này ba mẹ nhé!

Ba mẹ chỉ xem tivi khi không có mặt trẻ

Nhiều ba mẹ chỉ xem TV vào buổi tối sau khi con đã ngủ. Ban ngày, ba mẹ nên ưu tiên thời gian cho các hoạt động thực tế hơn cùng con như vui chơi và học tập. Lúc đó, trẻ sẽ chẳng còn tâm trí nào để nhớ đến bộ phim hoạt hình yêu thích hay trò chơi điện tử hấp dẫn nữa.

Một bà mẹ đã chia sẻ rằng: “Hai vợ chồng cố gắng hạn chế thấp nhất thời gian cho con xem tivi bằng cách tắt tivi vào ban ngày, chỉ sử dụng máy tính và điện thoại khi con ngủ và cho con sang phòng khác trong trường hợp ba mẹ muốn xem. Theo quan điểm của mình trẻ em không nên dùng điện thoại và xem tivi sớm, nếu không con sẽ bị phụ thuộc thậm chí là nghiện.”

 

 

Dành thời gian nghe nhạc và nghe đọc sách mỗi ngày

Thay vì tiếng tivi ồn ào, không gian trong nhà sẽ trở nên dễ chịu hơn với nền nhạc êm dịu hay tiếng đọc sách. Trẻ sẽ chú tâm vào nội dung của tiếng nhạc, tiếng đọc và không còn quan tâm quá nhiều đến việc xem hình ảnh nữa.

Có nhiều ba mẹ bắt đầu nhận ra công dụng thần kỳ của nút tắt màn hình ở chiếc điều khiển tivi. Đó thực sự là trợ thủ đắc lực nhất trong vô vàn nút bấm mà ba mẹ đã từng biết đến. Tivi vẫn mở, vẫn phát ra âm thanh và trẻ thì có thể tham gia các hoạt động thiết thực hơn cùng những người xung quanh. 

Tương tự với việc em bé dùng điện thoại. Ba mẹ hoàn toàn có thể cho bé nghe âm thanh thay vì để bé cầm và xem điện thoại không giới hạn thời gian.

Ba mẹ bận bịu, trẻ bận rộn

Nếu mẹ dở tay trong bếp để chuẩn bị cơm tối, ba cũng không có nhiều thời gian để trò chuyện cùng con thì hãy để trẻ bận rộn hơn với những vật dụng trong nhà như bát tô nhựa, bịch bỉm hoặc bất cứ đồ vật nào an toàn và khiến trẻ thích thú. 

Trẻ dán mắt vào các điện thoại ba mẹ phải làm sao?

Cho bé tham gia những trò chơi lành mạnh khi mẹ bận rộn

Tivi không phải là “người trông trẻ” tốt nhất cho trẻ khi ba mẹ bận bịu. Nếu thói quen này liên tục lặp lại, ba mẹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tách trẻ ra khỏi màn hình tivi. Do đó, các hoạt động lành mạnh hơn sẽ là lựa chọn tối ưu.

Ba mẹ không cần quát mắng để thể hiện thái độ không cho trẻ dùng điện thoại. Đôi khi chỉ cần để bé “bận rộn” với một hoạt động vui chơi khác là bé sẽ quên ngay những thiết bị điện tử trong nhà.

Cân bằng và điều tiết

Câu hỏi khi nào cho trẻ dùng điện thoại rất khó để trẻ lời. Về bản chất, hạn chế và cấm đoán là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Với việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ba mẹ chỉ nên hạn chế và điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp. 

Trẻ có thể vui chơi trên ghế sofa trong khi ba mẹ ngồi cạnh để xem tivi hay sử dụng máy máy tính. Mẹ có thể quay sang kể một câu chuyện hay khuyến khích trẻ chơi đồ chơi. 

Ngoài ra, ba mẹ hãy thường xuyên dẫn trẻ đi dạo để thay đổi không khí. Điều đó giúp trẻ nhận ra rằng hạn chế xem tivi là trách nhiệm xuất phát từ ý thức bản thân hơn là sự ép buộc từ ba mẹ. Lâu dần, trẻ sẽ tự cân bằng được thời gian dành cho các thiết bị điện tử và các hoạt động khác để xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo