Thai nhi nấc cụt và những điều mẹ chưa biết

đăng bởi Hoài Anh

Khi mang thai, mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi và cảm giác con lớn lên trong bụng cũng rất kỳ diệu, đặc biệt là khi thai nhi nấc cụt. Vậy tại sao thai nhi nấc cụt? Mẹ hãy cùng tìm hiểu với POH nhé!

Dấu hiệu thai nhi bị nấc

Khi mẹ bầu cảm nhận thấy thai máy giật giật đều đặn thì đó chính là lúc thai nhi đang nấc. Thời điểm mẹ bắt đầu thấy thai nhi nấc thường là ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, khi con tập phản xạ hít thở và phản xạ nuốt nước ối.

Theo dõi thai máy là cách làm sao biết em bé nấc cụt trong bụng mẹ, ngoài ra đôi khi trong lúc siêu âm mẹ cũng có thể bắt gặp hình ảnh thai nhi đang nấc cụt. 

Tại sao thai nhi lại bị nấc? Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt 

Với nhiều mẹ bầu, cảm giác thai nhi nấc cụt nhiều hơn vào giai đoạn cuối thai kỳ, từ tuần thai thứ 30 trở đi. Nguyên nhân là do thai nhi đang phát triển rất nhanh, và vô tình chèn ép vào dây rốn, mà dây rốn lại là cơ quan truyền oxy từ mẹ tới thai nhi. Khi dây rốn vô tình bị chèn ép như vậy thì lượng oxy đến thai nhi cũng giảm và khiến thai nhi bị nấc.

Vì thế nếu mẹ gặp trường hợp thai nhi nấc cụt tuần 37 hay thai nhi nấc cụt tuần 38 nhiều hơn giai đoạn trước thì cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bé nấc quá nhiều thì mẹ vẫn nên đến bác sĩ để kiểm tra xem dây rốn của bé có bất thường gì không, và lượng oxy mà con nhận được có đủ không nhé!

Ngoài ra, lý do tại sao thai nhi lại bị nấc còn do sự chuyển động của cơ hoành và do thai nhi đang tập phản xạ bú mút trong bụng mẹ. Nói chung thì hiện tượng thai nhi nấc cụt ở trong bụng mẹ là bình thường, bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Khi thai nhi tập các phản xạ bú mút thì cũng có thể xảy ra hiện tượng nấc cụt.

Thai nhi nấc cụt trong bao lâu?

Tùy vào từng bé mà thời gian thai nhi nấc cụt có thể ngắn hoặc dài. Có bé chỉ nấc cụt vài cái rồi thôi, đôi khi mẹ vừa cảm nhận được con nấc một chút xong gọi bố ra xem thì con lại hết nấc. Ngược lại thì có những bé nấc mãi không thôi, có khi kéo dài đến vài phút, hoặc lâu hơn nữa.

Nếu nấc lâu như thế thì thai nhi nấc cụt có bị mệt không nhỉ? Thực tế thì việc nấc cụt không khiến con khó chịu hay là đau đớn gì đâu mẹ ạ. Trong trường hợp mẹ cảm nhận thấy con nấc quá lâu thì có thể thử một vài cách sau để giúp con hết nấc nhé:

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti