MỤC LỤC
Mang thai 8 tuần bụng to chưa?
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 8
Thai 8 tuần bụng to chưa? là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc khi chuẩn bị bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng khi em bé đang phát triển mạnh mẽ trong bụng mẹ, tuy nhiên vì kích thước thai còn rất bé nên bụng bầu chưa lộ rõ. Hãy cùng POH tìm hiểu chi tiết về những thay đổi ở cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 8 dưới đây nhé!
Mang thai 8 tuần bụng to chưa?
Mang thai 8 tuần tức là mẹ bầu đã ở cuối tháng thứ 2 của thai kỳ. Hầu hết các mẹ bầu 8 tuần bụng sẽ chưa to rõ ràng. Thai nhi lúc này còn rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1,6 cm, tương đương một quả mâm xôi. Tử cung của mẹ cũng chỉ mới bắt đầu giãn nhẹ, chưa đủ lớn để làm bụng nhô ra rõ rệt.
Hình ảnh bụng bầu 8 tuần không thay đổi nhiều
Mỗi mẹ bầu có một cơ địa khác nhau, nên cảm nhận về sự thay đổi kích thước bụng cũng không giống nhau. Nhiều mẹ cảm thấy đầy bụng, căng tức nhưng phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố chứ không phải vì bụng bầu đã lớn.
Lúc này, thai nhi 8 tuần tuổi đã bám chặt vào thành tử cung để tiếp tục phát triển. Các bộ phận quan trọng như tim, não và tủy sống dần hình thành. Nhau thai cũng đang được hoàn thiện để đảm nhận vai trò cung cấp dinh dưỡng và oxy cho em bé.
Tuy nhiên, đây vẫn là giai đoạn đầu thai kỳ nên mẹ cần chăm sóc bản thân cẩn thận, tránh vận động mạnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên để đảm bảo thai nhi luôn an toàn và khoẻ mạnh mẹ nhé.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 8
Tuy bụng bà bầu 8 tuần chưa to ra rõ rệt nhưng bên trong cơ thể mẹ vẫn diễn ra nhiều sự thay đổi lớn để thích nghi với sự lớn lên của em bé.
Tăng cân nhẹ
Ở tuần thứ 8, mẹ bầu chỉ tăng khoảng 0.5 - 1 kg, thậm chí có mẹ chưa tăng cân do ốm nghén. Tuy nhiên, đây là mức tăng an toàn và bình thường vì thai nhi lúc này vẫn còn rất nhỏ. Mẹ hãy chú trọng vào thực đơn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cả mẹ và bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết.
Ngực căng và nhạy cảm
Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone khiến ngực mẹ căng và nhạy cảm hơn bình thường, đầu ti cũng sẫm màu hơn. Đôi khi, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ. Những thay đổi này là để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sắp tới.
Cảm giác đầy bụng, khó tiêu
Hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến mẹ dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Cảm giác chướng bụng này thường đi kèm với những vấn đề khó chịu như táo bón và trào ngược, ợ nóng.
Bà bầu 8 tuần thường có cảm giác đầy bụng, chán ăn, khó tiêu
Để giảm tình trạng này, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ thường khiến mẹ bầu trải qua những cảm xúc thất thường. Mẹ có thể cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhưng ngay sau đó lại buồn bã, dễ xúc động mà không rõ lý do.
Đây là những biểu hiện bình thường khi mang bầu, mẹ hãy thử chia sẻ với chồng và bạn bè, hoặc tham gia các khóa thai giáo để giải tỏa cảm xúc và chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho những tháng thai kỳ sắp tới.
Mệt mỏi, buồn ngủ
Cơ thể mẹ đang tập trung một lượng lớn năng lượng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, vì thế mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ là điều dễ hiểu. Ngoài ra, sự gia tăng hormone progesterone cũng làm mẹ uể oải, không muốn làm gì. Lúc này mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ và ưu tiên ngủ đủ giấc để giữ gìn sức khỏe.
Da mẹ đẹp hơn hoặc xấu hơn
Nhiều mẹ bầu nhận thấy da sáng hơn, hồng hào hơn do lưu lượng máu tăng cao. Tuy nhiên, một số mẹ “không hợp” với hormone bầu lại có thể gặp tình trạng nám da, sạm da hoặc nổi mụn trong thai kỳ. Để bảo vệ làn da, mẹ bầu có thể sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm an toàn cho bà bầu.
Đi tiểu thường xuyên
Do tử cung giãn nở và bắt đầu chèn ép lên bàng quang, mẹ bầu sẽ muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Đây là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ, nhưng nếu đi tiểu nhiều lần kèm theo cảm giác đau rát, mẹ nên đi khám để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Bàng quang bị chèn ép khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên hơn
Đó là những thay đổi ở cơ thể mẹ, vậy còn bên trong tử cung em bé đang lớn lên như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Ở tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đã có nhiều bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự hoàn thiện nhanh chóng của các bộ phận cơ thể.
Kích thước và các cơ quan
Thai nhi lúc này có kích thước khoảng 1,6cm, tương đương một quả mâm xôi nhỏ và chỉ nặng khoảng 1g. Tuy bé vẫn còn rất nhỏ, nhưng cơ thể đã dần có hình hài rõ rệt hơn. Phần đầu thai nhi khá to so với thân và các chi bởi não bộ vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Trong tuần thứ 8, tim thai đã phát triển đầy đủ với 4 ngăn và bắt đầu đập đều đặn, nhịp tim có thể lên tới 150-170 nhịp/phút. Não bộ, tủy sống và hệ thần kinh tiếp tục hoàn thiện, đặt nền móng cho sự phát triển trí não sau này. Đôi mắt, mũi, tai và miệng đã hình thành, dù chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn có thể nhận thấy thông qua siêu âm.
Dựa trên nhịp tim thai 8 tuần biết trai hay gái có đúng không? Đây là câu trả lời cho mẹ: Đo nhịp tim thai 8 tuần biết trai hay gái: Giải đáp chính xác cho mẹ
Cơ quan nội tạng và hệ tiêu hóa
Gan, thận, phổi và ruột của thai nhi ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, hệ tiêu hóa bắt đầu phát triển với dạ dày và ruột. Ruột thai nhi lúc này rất ngắn và chưa hoàn chỉnh, nhưng đã định hình cấu trúc chuẩn bị cho chức năng tiêu hóa sau sinh. Hệ tiêu hóa của bé sẽ tiếp tục hoàn thiện trong những tuần tiếp theo.
Hình ảnh em bé 8 tuần trong bụng mẹ
Hệ xương và các chi
Hệ xương của thai nhi ở tuần thứ 8 đã phát triển từ dạng sụn mềm, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hóa xương cứng cáp hơn. Các chi bao gồm tay và chân cũng đang dài ra, ngón tay và ngón chân tách rời dần. Khuỷu tay, đầu gối và các khớp nhỏ dần xuất hiện, giúp em bé có thể cử động nhẹ trong túi ối.
Mang thai tuần thứ 8 bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới khi mang thai tuần thứ 8 là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải. Các mẹ thường sợ rằng đó là dấu hiệu sảy thai 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi hầu hết mẹ đau bụng dưới mà không có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sẽ không đáng ngại.
Nguyên nhân chính gây đau bụng dưới cho các mẹ bầu thường do tử cung bắt đầu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, làm căng các dây chằng và cơ bụng, gây cảm giác đau nhẹ hoặc tức ở vùng bụng dưới.
Sự giãn nở tử cung ở tuần thứ 8 khiến mẹ đau bụng dưới
Ngoài ra, sự gia tăng hormone progesterone làm chậm tiêu hóa có thể gây táo bón và đầy hơi, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở vùng bụng.
Để giảm bớt cơn đau, mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh, nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên tử cung. Sử dụng túi chườm ấm nhẹ nhàng đặt lên vùng bụng dưới cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, các mẹ cần duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, đau dữ dội hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo, sốt cao, chóng mặt hoặc đau khi đi tiểu. Đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn. Mẹ cần đi khám ngay lập tức.
Thai nhi sẽ có nhiều thay đổi đáng kể và phát triển mạnh mẽ trong những tuần tiếp theo, và bụng mẹ cũng sẽ lớn dần lên theo thời gian. Đây là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Để cả mẹ và bé đều phát triển tốt, các bà bầu hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng thai kỳ, duy trì nhịp sinh hoạt lành mạnh và lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể. Hàng ngày, mẹ đừng quên thai giáo cho con đều đặn để bé yêu khỏe mạnh, thông minh từ trong trứng nước nhé
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----