Trẻ bị ngã mẻ răng cửa, trẻ bị ngã răng lung lay là tai nạn thường gặp ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi. Vậy khi trẻ bị mẻ răng, răng bé bị lung lay hoặc bé bị ngã gãy răng mẹ nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ bình tĩnh và xử lý đúng cách khi răng con bị mẻ, bị lung lay và bị gãy.
MỤC LỤC
Trẻ bị ngã mẻ răng phải làm sao?
Bé bị ngã lung lay răng sữa phải làm sao?
Trẻ bị ngã mẻ răng phải làm sao?
Trẻ 1 tuổi, 2 tuổi đang trong giai đoạn tò mò và hoạt bát nhất. Điều này vô tình dẫn tới nhiều tai nạn dở khóc dở cười, điển hình như việc nhiều trẻ bị ngã răng lung lay hoặc bé bị ngã mẻ răng.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tai nạn mà trẻ bị mẻ răng sẽ cảm thấy đau đớn hay chỉ đơn giản là xấu hổ về chiếc răng không-còn-nguyên-vẹn của mình. Nhất là khi trẻ bị ngã mẻ răng cửa, nhiều bé xấu hổ đến nỗi chỉ ngậm chặt miệng để che dấu “chiếc răng sứt của mình”. Dù là bị mẻ răng hàm dưới hay bị mẻ răng hàm trên thì bé vẫn mất đi một phần tự tin khi chơi đùa cùng bạn bè.
Nguyên nhân bị mẻ răng có thể xuất phát từ việc chạy nhảy không cẩn thận
Giải pháp tốt nhất khi bé bị mẻ răng cửa hoặc răng bé bị lung lay là đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được thăm khám. Nha sĩ sẽ kiểm tra xem răng trẻ có vết nứt hoặc vấn đề nào khác không và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nếu răng sữa của trẻ bị mẻ và con không thấy đau thì không nhất thiết phải điều trị ngay. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng cách khắc phục răng bị mẻ tại nhà như giữ lại các mảnh vỡ, khạc nhổ mảnh vụn ra, súc miệng…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé cần được điều trị để phục hồi hình dáng và chức năng của chiếc răng sữa bị mẻ hoặc lung lay. Trong quá trình điều trị, nha sĩ sẽ thường xuyên theo dõi và kiểm tra mức độ tiến triển của chiếc răng bị bệnh.
Bé bị ngã lung lay răng sữa phải làm sao?
Trong giai đoạn tập đi và tập trèo, sẽ có những lần bé bị ngã lung lay răng sữa hoặc vô tình “tạm biệt” những chiếc răng răng của mình. Tuy nhiên, đến khi trẻ thay răng, răng bé sẽ mọc lại đúng vị trí đó. Nhưng nếu trẻ thay răng sớm và có những chiếc răng mọc đâm sâu vào lợi hoặc bị lung lay thì sẽ phải cần đến các biện pháp như niềng răng, thậm chí là nhổ hẳn đi.
Tuy nhiên, nha sĩ sẽ hạn chế và chỉ nhổ răng khi không còn biện pháp khắc phục nào khả thi hơn. Nếu răng bé lung lay mà không khắc phục thì trẻ rất dễ có nguy cơ nuốt phải răng khi ăn hoặc nuốt nước bọt.
Theo thời gian, chiếc răng “bị bệnh” sẽ bị đổi màu hoặc nhiễm màu. Điều này chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của răng. Để chắc chắn hơn, mẹ hãy cho trẻ đi gặp nha sĩ để kiểm tra ngay khi phát hiện răng bé bị lung lay.
Ngay khi phát hiện răng bé bị lung lay, mẹ cần đưa con đi gặp nha sĩ
Trẻ bị ngã gãy răng phải làm sao?
Nếu trẻ bị gãy răng, mẹ cần đưa con đến phòng khám càng sớm càng tốt. Hãy nhớ bỏ chiếc răng gãy đi hoặc mang theo đến nha sĩ thay vì cố lắp lại vào hàm vì nó có thể làm tổn thương vùng lợi và nguy hiểm hơn nữa là trẻ vô tình nuốt phải răng.
Nếu mẹ không tìm thấy chiếc răng đã gãy trong miệng và trẻ lại cảm thấy khó thở, hãy đưa con đến khoa Cấp cứu và Tai nạn của bệnh viện gần nhất. Các bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra xem có phải con đã nuốt phải răng hay không.
Trong trường hợp lợi bắt đầu chảy máu sau khi gãy răng, mẹ hãy đặt một miếng gạc ẩm lên vùng lợi đó và đè nhẹ đến khi máu ngừng chảy. Sau đó, hãy lấy đá lạnh hoặc sữa chua đông bọc trong chiếc khăn mềm để giảm sưng, gây tê và giúp con tạm quên đi cơn đau.
Ít ngày sau, mẹ có thể cho con ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền, canh hoặc sữa chua. Nếu con vẫn đau, mẹ có thể cho paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh để giảm đau. Trước khi cho con uống, mẹ nên kiểm tra thông tin ở bao bì hoặc hỏi ý kiến dược sĩ về liều lượng chuẩn.
Trẻ bị gãy răng có mọc lại không?
Nếu trẻ bị gãy răng sữa thì răng hoàn toàn có thể mọc lại được mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu trẻ bị gãy răng vĩnh viễn thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ nha khoa để trồng lại răng nếu cần
Răng bị đau sẽ không có biểu hiện nhiễm trùng sớm nhưng lại gây ra những triệu chứng về sau. Trong những tuần tiếp theo, mẹ hãy kiểm tra tình trạng của răng khi đánh răng cho con. Nếu con có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, sưng hoặc đau, mẹ hãy liên hệ ngay với nha sĩ để điều trị kịp thời.
Nguồn: Babycenter
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo