Bé 2 tuổi mọc răng - Ba mẹ cần lưu ý điều gì?

đăng bởi Minh Tâm

Mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất của bé. Thông thường, 2 tuổi là thời điểm bé mọc thêm răng để dần hoàn thiện số lượng răng ở cả hai hàm. Vì mọc răng quan trọng như vậy nên ba mẹ rất quan tâm đến cột mốc này.

Trẻ 2 tuổi mọc bao nhiêu răng, bé mọc răng nào trước, thứ tự mọc răng của bé là thế nào, dấu hiệu bé mọc răng là gì, phải làm gì khi trẻ mọc răng… Có quá nhiều vấn đề ba mẹ cần lưu tâm đến. Trong bài viết này, POH sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho ba mẹ. Mời ba mẹ theo dõi!

 

 

Thứ tự mọc răng của bé

2 tuổi là thời điểm quá trình mọc răng ở bé tiếp tục. Trước đó, bé đã mọc được 8 răng cửa và mẹ có tò mò bé mọc răng nào trước, mọc răng nào sau không? Thứ tự mọc răng của bé như sau: 

  • 12-16 tháng: mọc răng hàm
  • 16-20 tháng: mọc răng nanh
  • 20 tháng - 2 tuổi rưỡi: mọc thêm răng hàm

Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ? Thông thường, các bé 2 tuổi sẽ mọc đủ 2 chiếc răng chia đều cả hàm trên và hàm dưới. Dĩ nhiên, sẽ có trẻ mọc răng sớm và trẻ mọc răng muộn hơn. Và cũng có bé mọc răng hàm dưới trước và mọc răng trên sau. Sự khác biệt này một phần tùy vào đặc điểm phát triển thể chất. 

>> Lịch mọc răng và thay răng đầy đủ của trẻ

2 tuổi là thời điểm bé mọc thêm răng

Dấu hiệu bé mọc răng

Làm sao để biết bé sắp mọc răng đây? Mẹ đừng lo, dấu hiệu bé mọc răng khá rõ ràng, ví dụ như má hơi sưng đỏ và nóng. Tuy không làm bé bị ốm nhưng mọc răng vẫn gây nên cảm giác đau đớn, khiến bé cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. 

Dưới đây là một số triệu chứng và dấu hiệu bé mọc răng hàm và các răng khác:

  • Cắn và mút nhiều hơn bình thường
  • Hay gãi và giật tai
  • Chảy nước dãi và phát ban nước dãi 
  • Khó ngủ yên

 

 

Ngoài những dấu hiệu trên, bé còn có thể bị sốt nhẹ (dưới 38 độ). Trẻ 2 tuổi mọc răng bị sốt là dấu hiệu thường thấy. Tuy nhiên, nếu con sốt cao hơn và không giảm,  mẹ hãy cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám. 

Tình trạng nứt lợi mọc răng ở trẻ sẽ gây cảm giác đau đớn trong khoảng 5 ngày. Giai đoạn trẻ 2 tuổi mọc răng hàm mang đến cảm giác đau và khó chịu nhất. Nguyên nhân là do răng hàm lớn và tù nên sẽ chậm nhú lên hơn so với những răng khác.

Nếu mẹ vẫn cho bé mút ngón tay cái hoặc ti giả để trấn an vào giờ ngủ mỗi tối thì quá trình mọc răng ở bé sẽ trở nên căng thẳng hơn. Mút tay khiến bé cảm thấy đau đớn ở vùng lợi và cảm giác này vẫn sẽ tiếp diễn nếu bé không từ bỏ thói quen này. 

Bú mẹ và bú bình cũng có thể gây cảm giác đau đớn ở vùng lợi. Do đó, mẹ hãy vắt sữa và cho bé uống sữa bằng cốc để tránh cảm giác đau đớn khi ngậm ti. 

Một trong những dấu hiệu bé mọc răng là liên tục mút ngón tay

Làm gì khi trẻ mọc răng?

Trong giai đoạn mọc răng ở bé, mẹ sẽ rất thương con và muốn tìm biện pháp “cứu cánh” tạm thời. Vậy thì đừng quên đồ lạnh nhé! Thức ăn như thanh cà rốt luộc để trong tủ mát sẽ có tác dụng gây tê và giảm cảm giác đau cho bé.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý rằng vòng mọc răng cũng có tác dụng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hóc. Các chuyên gia cũng không khuyến nghị dùng dụng cụ này cho bé vì vẫn chưa có đủ bằng chứng về lợi ích trong khi tác dụng phụ thì rất nhiều. Do đó, nếu bé đau và khó chịu ở vùng lợi bị sưng thì mẹ hãy dùng ngón tay sạch để xoa nhẹ. 

Nếu tất cả những biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả và tình trạng của con không thuyên giảm, mẹ hãy cho uống paracetamol không đường hoặc ibuprofen để giảm đau và giảm sưng. Trước khi cho uống, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in ở bao bì hoặc nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn về liều lượng phù hợp. 

Cho bé ngậm vòng mọc răng chưa hẳn đã tốt như mẹ nghĩ

Bé có ốm khi mọc răng không?

Mọc răng thường gây nên cảm giác khó chịu nhưng rất ít khi làm bé bị ốm. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, các vấn đề thường gặp là sốt cao và tiêu chảy. 

Nếu thấy bé bị ốm hoặc có thêm những triệu chứng bất thường, ba mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo