Mẹ bầu luôn có quyền làm đẹp và việc làm nail, sơn móng tay móng chân khi mang bầu không có gì xấu. Tuy nhiên vì nước sơn và nước tẩy móng đều có chứa hóa chất nên trong thời gian nhạy cảm này mẹ nên hết sức lưu ý.
Mời các mẹ tham khảo những lưu ý cho mẹ bầu muốn sơn móng hoặc các mẹ làm nghề nail trong thời gian mang thai với bài viết sau đây!
MỤC LỤC
Có bầu sơn móng tay được không?
Những lưu ý khi sơn móng tay, móng chân trong thai kỳ
Có bầu sơn móng tay được không?
Về cơ bản thì mẹ bầu có thể sử dụng sơn móng tay và nước tẩy móng trong thai kỳ.
Thực tế thì một số hóa chất trong vài sản phẩm sơn móng tay có khả năng gây hại. Nhưng chỉ khi mẹ sử dụng nhiều hơn bình thường và thường xuyên tiếp xúc với không gian không được vệ sinh sạch sẽ.
Hóa chất trong sơn móng tay chỉ gây hại nếu mẹ hấp thụ quá nhiều
Mẹ sẽ hít phải mùi sơn móng tay và cũng có thể hấp thụ hóa chất qua da xung quanh móng tay và lớp biểu bì. Móng tay là lớp sừng ít có khả năng hấp thụ hóa chất, nhưng dung môi trong sơn móng tay có thể làm giảm sự bảo vệ tự nhiên này.
Những lưu ý khi sơn móng tay, móng chân trong thai kỳ
Những loại hóa chất trong sơn móng tay và nước tẩy móng tay cần chú ý là toluene, dibutyl phthalate (DnBP) và formaldehyd.
Dung môi Toluen
Dung môi toluen được sử dụng để giúp sơn móng tay dễ quét lên móng hơn. Hấp thụ toluen vào cơ thể có thể gây kích ứng mắt, cổ họng và phổi. Tiếp xúc với toluene ở mức cao cũng có khả năng làm hỏng hệ thống thần kinh và gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Nhưng trường hợp dị tật chỉ xảy ra khi mẹ thường xuyên hít khí toluen trực tiếp, vì vậy những loại rủi ro này có nhiều khả năng liên quan đến lạm dụng dung môi.
Toluen sẽ được hấp thụ qua đường hô hấp nhiều hơn so với hấp thụ qua da. Nếu mẹ chỉ hấp thụ một lượng nhỏ toluen qua da thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu mẹ là người chuyên làm móng và nơi làm việc của mẹ không được rộng rãi thông thoáng thì việc tiếp xúc lâu với toluen có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể, toluen có thể gây ra các vấn đề về tim, thận và yếu cơ.
Phthalates
Phthalates là một chất hóa học được sử dụng trong một số loại sơn móng tay như là chất làm dẻo để cải thiện tính linh hoạt và tăng kết dính, giảm vỡ sơn.
Dibutyl phthalate (DnBP) là loại phthalate được biết đến rộng rãi nhất khi nói đến sơn móng tay.
Tuy nhiên, kể từ năm 2004, DnBP và một phthalate khác, Diethylhexyl phthalate (DEHP), đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm được sản xuất tại Châu Âu.
Một phthalate khác, Diethylphtalat (DEP) có thể được sử dụng thay thế trong một số mỹ phẩm, đặc biệt là một số sản phẩm chăm sóc móng.
Nếu mua hàng trực tuyến, tại Mỹ hoặc Việt Nam luật pháp dễ hơn trong việc sử dụng phthalates, như DnBP, DEHP và các loại khác. Những chất này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm làm đẹp.
Phthalates gây lo lắng vì chất này gây rối loạn nội tiết (Endocrine disrupting chemicals - EDCs).
Hệ thống nội tiết hoạt động thông qua các tuyến và các hormon khác nhau, cho phép các tế bào trong cơ thể giao tiếp tiếp thông với nhau.
Các loại chất hóa học có thể làm gián đoạn quá trình này, làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.
Mặc dù Diethyl phthalate không liên quan đến các dị tật trên nhưng các nhà sản xuất đang chuyển hướng sang loại bỏ phthalate trong sản xuất mỹ phẩm.
Formaldehyde (fomanđêhít)
Formaldehyde được sử dụng như là chất làm cứng trong sơn móng tay, thường không thể tiếp xúc bằng cách sơn móng vì chất làm cứng móng là sản phẩm chuyên dụng, được sử dụng để làm cứng móng dễ gãy. Có dưới một phần trăm các sản phẩm sơn móng tay có chứa chất làm cứng móng tay.
Dù sao đối với formaldehyde, nguy cơ gây hại cho em bé là rất thấp. Cơ thể sẽ phá vỡ formaldehyde một cách nhanh chóng và việc sử dụng nó trong các sản phẩm và nơi làm việc được quy định chặt chẽ.
Phải nói rằng, nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde khi đang mang thai vì đây là một chất gây kích ứng phổ biến và nó có thể gây hại cho sức khỏe trong một số trường hợp. Phơi nhiễm lâu dài với formaldehyde ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Mẹ vẫn có những lựa chọn thay thế an toàn hơn so với việc sử dụng sơn móng tay có chứa toluene, phalates và formaldehyde. Một số nhà sản xuất bán các loại sơn móng dán nhãn không chứa ba thành phần hóa học trên, nhưng giá sẽ cao hơn.
Cho dù mẹ đang là chuyên gia làm đẹp hay chỉ đơn giản là người thích làm móng mẹ nên giảm tiếp xúc với hóa chất theo những cách sau:
- Sử dụng sơn móng tay không có hóa chất độc hại. Tìm kiếm các nhãn hiệu mà trong thành phần không chứa 8 chất độc hại trở lên. Một số loại sơn móng có gốc nước, không mùi và chiết xuất thực vật.
- Nếu mẹ là một thợ làm móng, hãy nói chuyện với người quản lý về sức khỏe và sự an toàn của mình tại nơi làm việc. Bây giờ mẹ đang mang thai, cấp quản lý có nghĩa vụ pháp lý để thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và thực hiện mọi nỗ lực hợp lý để loại bỏ hoặc giảm bất kỳ rủi ro nào cho mẹ.
- Hãy cẩn thận để sơn không bị lem ra da hoặc lớp biểu bì, vì đây là một con đường để hóa chất xâm nhập vào cơ thể.
- Mở cửa ra vào và cửa sổ trước khi sơn móng tay. Nếu mẹ là thợ sơn móng, các thẩm mỹ viện nên có những vị trí thông thoáng và máy hút mùi.
- Làm khô nước sơn bằng cách duỗi thẳng tay và duy trì khoảng cách với cơ thể. Việc thổi vào móng tay có sơn ướt khiến mẹ có khả năng hít nhiều chất hóa học hơn.
Các mẹ nên chọn các loại nước tẩy sơn móng tay an toàn cho phụ nữ mang thai. Nước tẩy móng tay thường chứa aceton.
Chất này vẫn thường xuất hiện tự nhiên trong cơ thể chúng ta và trong môi trường, cũng như được sản xuất công nghiệp.
Hiện chưa có nghiên cứu cho thấy acetone có thể gây hại cho thai nhi kể cả khi mẹ tiếp xúc với số lượng lớn trong suốt thai kỳ.
Nếu mẹ vẫn lo lắng, mẹ có thể mua chất tẩy sơn móng tay không chứa acetone. Loại này có ưu điểm là ít khô hơn nên cũng tốt hơn cho móng tay.
Sau khi loại bỏ sơn móng tay, luôn luôn rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ dư lượng hóa chất.
Bà bầu có nên sơn móng tay gel?
Nếu chị em chú ý đắp và tháo sơn móng một cách an toàn, mẹ hoàn toàn có thể đắp gel móng tay móng chân khi đang mang thai.
Nếu mẹ nào dự định sinh mổ theo kế hoạch, bác sĩ sẽ yêu cầu loại bỏ móng gel trước.
Hầu hết các tiệm làm móng đều áp dụng đắp gel đặt bằng đèn cực tím (UV). Các hóa chất chính có trong móng gel được xử lý bằng tia cực tím là các monome methacrylate.
Có nhiều loại monome methacrylate, và hầu hết trong số đó là hoàn toàn an toàn cho người sử dụng.
Mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi đắp gel móng tay, móng chân
Mời ba mẹ tham khảo:
- Mẹo trang điểm dành cho mẹ bầu
- Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
- Tôi tự tin và hạnh phúc khi mang thai
Tuy nhiên, các monome methacrylate có thể gây ra một số vấn đề nếu chúng bị rơi vào vùng da có vết thương hở, có thể là dị ứng dẫn đến viêm da tiếp xúc. Làn da của mẹ bầu rất nhạy cảm và mỏng manh, vì vậy các mẹ hãy đặc biệt chú ý đến điều này.
Một số loại sơn khác bảo vệ lớp gel bằng cách bôi hoặc phun một chất hóa học kích hoạt lên trên phần gel, gọi là lớp phủ cyanoacrylate.
Đây là một loại keo và là thành phần chính trong keo siêu dính. Khi tiếp xúc với độ ẩm cao, nó sẽ cứng lại. Một lần nữa mẹ cần lưu ý nếu có bất kỳ hóa chất nào dính vào da, mẹ bầu có thể bị dị ứng.
Do những thay đổi mà mang thai đem lại cho hệ thống miễn dịch, trao đổi chất và hormone, da của các mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
Các mẹ có thể thấy mình dễ bị phát ban hơn, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ hoặc dễ bị nấm hay nhiễm vi khuẩn hơn bên trong hoặc xung quanh móng tay.
Nếu muốn làm đẹp bằng sơn móng gel, chị em hãy chọn một cửa hàng làm móng uy tín. Kiểm tra một cách chính xác những hóa chất được sử dụng. Nhân viên làm móng sẽ rất vui vẻ giới thiệu về các sản phẩm cho mẹ.
Móng gel được làm khô dưới tác động của tia cực tím thường không tỏa ra khói. Tuy nhiên, nếu mẹ đang sử dụng sơn có chứa acrylic, móng có thể bốc khói khi bôi chúng lên và gây buồn nôn, đặc biệt nếu mẹ đang bị ốm nghén.
Không giống như móng acrylic, móng gel phải được loại bỏ bằng cách dũa và ngâm. Nhân viên làm móng sẽ sử dụng một dung môi hóa học gọi là acetone để ngâm móng gel. Acetone cũng được sử dụng để loại bỏ sơn móng tay bình thường.
Tuy nhiên, không giống như sơn móng tay thông thường, móng gel phải được ngâm trong acetone trong khoảng 20 phút để loại bỏ gel.
Mang thai khiến cho móng tay mọc dài nhanh hơn, nhưng cũng làm cho chúng giòn hơn và độ dài không đồng đều. Ngâm móng trong acetone làm sẽ khiến móng dễ bị tổn thương hơn.
Lưu ý khi đắp gel móng tay, móng chân trong thai kỳ
Hiện tại có rất ít thông tin về sự an toàn khi sử dụng hóa chất làm móng trong suốt thai kỳ. Như với tất cả các hóa chất khác, tốt nhất là mẹ nên thận trọng và làm theo một số mẹo sau:
- Hạn chế sử dụng móng gel khi mang thai. Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng một loại sơn móng tay có thành phần an toàn với phụ nữ mang thai hoặc tìm kiếm các phương pháp tự nhiên khác.
- Cố gắng không để gel dính lên da.
- Nếu móng cần xử lý bằng tia UV, hãy bôi kem chống nắng SPF30+++ lên các ngón tay, đặc biệt là vùng da xung quanh móng để bảo vệ làn da nhạy cảm.
- Bàn làm móng cần có hệ thống thông gió tốt để hạn chế khói dính vào người nhân viên và khách hàng. Nếu làm móng tại gia, hãy mở các cửa sổ để luồng không khí điều hòa tốt hơn.
- Yêu cầu nhân viên thẩm mỹ ngâm aceton để loại bỏ móng cũ trong thời gian tối thiểu nhất có thể.
- Nếu tự tháo móng gel, hãy làm theo các mẹo sau để giảm thời gian tiếp xúc với hóa chất. Đầu tiên hãy giũa móng trước. Đặt miếng bông nhúng acetone lên móng tay thay vì ngâm các đầu ngón tay trong dung dịch. Bọc móng tay bằng giấy bạc để giữ miếng đệm đúng vị trí. Đợi khoảng 15 phút, sau đó làm sạch gel bằng một chiếc tăm gỗ chuyên dụng.
- Cuối cùng, rửa tay thật kỹ để loại bỏ các hóa chất còn dính lại.
Nếu mẹ là thợ làm móng, việc tiếp xúc với hóa chất mỗi ngày có thể không an toàn trong suốt thai kỳ. Người chủ phải đảm bảo rằng sức khỏe của mẹ và thai nhi được bảo vệ trong khi làm việc. Hãy yêu cầu họ thực hiện đánh giá rủi ro cho nhân viên.
Nếu mẹ là chủ cửa hàng làm móng, mẹ có thể yêu cầu nhân viên đảm nhận một số công việc trong khi đang mang thai. Nếu mẹ sơn hoặc loại bỏ móng gel, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Đeo khẩu trang thích hợp để giảm khói - khẩu trang chống bụi đơn giản sẽ không có hiệu quả tránh khói.
- Sử dụng găng tay bảo hộ một lần, tốt nhất là không sử dụng găng tay có chứa nhựa cao su. Bôi kem dưỡng ẩm lên tay vào cuối ngày.
- Sử dụng bàn làm móng có máy hút mùi.
- Thay nắp đậy các sản phẩm sơn gel và dung môi càng sớm càng tốt.
- Vứt gạc hoặc bông gòn đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đậy
Ngoài các biện pháp làm đẹp an toàn, dinh dưỡng thai kỳ, mẹ cũng đừng quên bồi dưỡng sự phát triển tâm hồn cho bé mỗi ngày thông qua hoạt động thai giáo.
Thai giáo mỗi ngày như nói chuyện với con, cùng con nghe nhạc, thai giáo ngôn ngữ, ánh sáng, tiếng anh... cực kỳ tốt cho sự phát triển của bé, giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ. Để có giáo án Thai giáo cho bé theo ngày, mẹ có thể tham khảo giáo trình POH Thai giáo ngay hôm nay nhé!
Hoặc giúp bé ăn ngủ tốt, hạn chế quấy khóc, ngủ xuyên đêm để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, ngủ 8 tiếng mỗi đêm, mẹ nên tham khảo phương pháp EASY từ bây giờ nhé!
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----