Lời khuyên giúp làm dịu trẻ sơ sinh 3 tháng đầu của bác sĩ Harvey Karp

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Con đã được đung đưa, lắc lư và được xoa dịu trong bụng mẹ ấm áp trong chín tháng. Giờ đây, con đã ở trong một thế giới đầy ánh sáng, đôi khi lạnh lẽo và tràn đầy bất ngờ, không có gì ngạc nhiên nếu đôi khi con cảm thấy bất an và khó chịu.

Trẻ sơ sinh khóc hờn, khó chịu khi mới làm quen với thế giới mới là hiện tượng thường gặp. 

Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp đã đưa ra một phương pháp trấn an và giải quyết vấn đề quấy khóc ở trẻ sơ sinh trong cuốn sách bán chạy nhất của ông The Happiest Baby on the Block. 

Trọng tâm trong phương pháp của ông là năm kỹ thuật trấn an: quấn, tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp, âm thanh, sự đung đưa và hoạt động mút. Năm phương pháp này nhằm mục đích tái tạo tiếng ồn, cảm giác và môi trường ấm áp của tử cung, giúp con bình tĩnh và xoa dịu con trong ba tháng đầu (tam cá nguyệt thứ tư).

Hãy nhớ rằng mẹ không cần phải thử tất cả năm kỹ thuật cùng một lúc. Ví dụ: một số bé chỉ cần quấn và được ôm bên hông hoặc bụng, một số bé không bao giờ mút núm giả cho dù mẹ đưa bao nhiêu lần đi nữa. Mỗi bé là khác nhau, vì vậy hãy thử và xem những gì tốt nhất cho cả mẹ và con.

Quấn bé

Việc quấn bé có thể xoa dịu con bằng cách mang lại cảm giác an toàn và được bao bọc mà con yêu thích trong bụng mẹ trước khi chào đời.

Ảnh ⅕. Mẹ có thể quấn bé để tạo cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.

Mẹ hãy làm như sau: Quấn con chặt vừa đủ, đủ chỗ ở phía dưới để con uốn cong chân lên và đá ra ngoài. Điều này sẽ mang lại cho con cảm giác an toàn mà không hạn chế cử động của con.

Mẹ có thể thử quấn cho bé ngủ trưa hoặc khi bé khóc hay quấy. Đừng quấn tã cho con trong khi con thức dậy và vui vẻ để hoạt động. Không quấn cho bé khi bé có thể lăn, tập nằm sấp, vì bé có thể bị khó thở.

 

 

Nằm nghiêng hoặc nằm sấp

Đặt bé nằm nghiêng, đặc biệt là khi bé đã được quấn có thể giúp trấn an bé dễ dàng hơn.

Ảnh ⅖. Nằm nghiêng giúp trấn an con yêu.

Khi con khóc, mẹ hãy giữ con ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp trong tay mẹ, trên đùi hoặc bế bé qua vai mẹ. Không bao giờ đặt con nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi con ngủ. Khi con ngủ thiếp đi, hãy nhẹ nhàng đặt con nằm ngửa.

Âm thanh/tiếng ồn trắng

Con vừa mới trải qua nhiều tháng trong bụng mẹ, đã quá quen thuộc với các âm thanh như mạch máu, nhịp tim của mẹ, còn lớn hơn tiếng ồn phát ra từ chiếc máy hút bụi. Do đó, sự yên lặng tuyệt đối không phải là điều mà con cần. 

Âm thanh “shhhhh” làm con bình tĩnh và thoải mái, làm giảm những lần khóc và quấy, giúp con ngủ yên. Hãy thử nói "shhh" vào tai bé sau khi quấn và ôm bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Khi con đang khóc hãy nói “shhhh” to bằng âm lượng của con. Khi con bình tĩnh lại, mẹ hãy giảm âm lượng.

Nếu mẹ đã shhhhhh mà không hiệu quả, mẹ có thể thử tiếng ồn trắng để giúp con bình tĩnh, bác sĩ Harvey Karp khuyên nên mở âm thanh lớn như âm thanh bé đang khóc.

Đung đưa

Trong bụng mẹ, con thường được lắc lư hoặc đưa đẩy nhẹ, do đó việc mẹ đung đưa con sẽ tạo cảm giác quen thuộc và thoải mái. Kết hợp với quấn, tư thế nằm nghiêng và tạo âm thanh, Karp cho rằng việc đung đưa sẽ trấn an bé một cách hiệu quả. 

Ảnh ⅘. Đung đưa là mẹo xoa dịu bé hiệu quả ba mẹ nên thử.

Mẹ có thể đung đưa con trong khi tạo âm thanh shhhh, hoặc phát tiếng ồn trắng cho bé nghe ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Hãy chắc chắn mẹ đã đỡ đầu bé và nhẹ nhàng đung đưa bằng các chuyển động nhanh và nhỏ. 

Karp mô tả nó giống như một "cơn rùng mình" hơn là một sự đung đưa, di chuyển qua lại không quá một inch (2,54 cm) theo bất kỳ hướng nào.

 

 

Mút tay/ ti giả

Một số bé thích mút và tìm thấy sự thoải mái tuyệt vời trong khi mút. Nếu con cũng ở trong đội ngũ đấy, mút tay có thể giúp con thư giãn và bình tĩnh.

Mẹ hãy cho bé mút núm giả hoặc ngón tay cái của mẹ (nhớ rửa tay thật sạch trước khi cho con mút)  nếu bé khóc và có vẻ muốn mút tay. Hãy kết hợp với việc giữ con nằm nghiêng hoặc nằm sấp, cho con nghe tiếng ồn lớn hoặc tiếng ồn trắng, đung đưa con nhẹ nhàng, mút tay cũng là một mẹo mà mẹ nên thử.

Với những chị em nuôi con bằng sữa mẹ, các chị em có thể phải đợi khoảng một tháng rồi mới cho bé mút núm giả, để đảm bảo nguồn sữa của mẹ ổn định theo nhu cầu bú của con.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo