Kỷ luật tích cực với trẻ theo từng giai đoạn

đăng bởi

 

 

Trong giai đoạn tập đi đến 1 tuổi

Khi trẻ mới biết đi, nhiều cha mẹ bắt đầu suy nghĩ và nói về vấn đề kỷ luật vì lúc này bé học rất nhiều thứ từ xung quanh, bao gồm cả những thứ ngoài mong muốn của bố mẹ.

Khi gần được một tuổi, bé gần đi được và gần biết nói, và chắc chắn đã hiểu được ý nghĩa của từ không. Bé bắt đầu biết hợp tác với người lớn dù đôi khi không thực sự muốn.

Nhưng bé vẫn chưa sẵn sàng đối phó với sự tức giận của người lớn khi bé không hợp tác vì những lý do tức giận nằm ngoài tầm hiểu biết của bé.
 

Mẹ là người dẫn dắt để con biết cư xử tốt hơn.

Trẻ mới biết đi không thể nào hiểu điều gì đang xảy ra hay bé đã làm sai điều gì: sữa đổ lên áo, đổ hết đồ đạc trong vali ra ngoài… đôi khi cũng có thể vượt quá giới hạn chịu đựng của nhiều ông bố bà mẹ.

Ngay cả khi bé cảm nhận được những căng thẳng của mẹ, bé vẫn sẽ không hiểu được nguyên nhân là gì. Bé không hiểu nhiều về cảm xúc hay vấn đề của người lớn và bé cũng chưa cần phải hiểu.

Nếu mẹ tức giận mà la mắng bé, bé có thể sẽ đáp lại bằng cách cười, nếu mẹ đánh bé, có thể bé sẽ khóc và hoảng sợ… nhưng sau tất cả, bé sẽ chẳng học được điều gì từ việc bị trừng phạt.

Chỉ khi những lí do khiến bố mẹ tức giận thật sự chính đáng, bé mới có thể học được một bài học gì đấy.

Giả sử bé kéo một chiếc bình ra khỏi bàn cà phê và làm vỡ nó. Mẹ có thể biện minh cho lời trách mắng giận dữ của mình với lý do bé đáng nhẽ ra không nên chạm vào chiếc bình bởi vì mẹ không cho phép bé chạm vào, và dù sao đi nữa, bé cũng cần phải cẩn thận.  

Nhưng hãy suy nghĩ một phút. Bé chạm vào chiếc bình vì nó ở trong tầm tay của bé, sự tò mò thôi thúc bé chạm vào, và trí nhớ và sự hiểu biết của bé cũng chưa đủ tốt để biết được thứ nào bị cấm.

Bé làm rơi vỡ vì bé chưa có kỹ năng điều khiển tốt các bộ phận trên cơ thể. Vậy liệu rằng đó có thực sự là lỗi của bé hay bé bị mắng bởi vì bé là một đứa trẻ?

Bây giờ, giả sử bé đổ hết thức ăn trong đĩa ra sàn nhà. Trong cơn nóng giận, mẹ bảo bé rằng bé nên nhận biết tốt hơn, nhưng vài phút trước mẹ còn giúp bé đổ những viên gạch đồ chơi ra khỏi túi.

Liệu bé đã phân biệt được sự khác nhau giữa đồ chơi và thức ăn? Có thể bé đã nhìn thấy mẹ lau nhà. Liệu bé đã biết xà phòng có thể làm sạch sàn nhà trong khi nước thịt thì làm bẩn sàn hay chưa?

Cho dù đôi khi người khác có đưa ra gợi ý gì đi nữa, nhẹ nhàng với bé ở độ tuổi này sẽ không khiến bé hư hoặc gây ra vấn đề về cách cư xử của bé sau này. Thực tế thì mẹ càng ý thức được tình yêu mà hai mẹ con dành cho nhau càng tốt.

Còn rất lâu nữa bé mới có thể ý thức được những việc gì mới có thể làm mẹ hài lòng, về cơ bản thì mong muốn của mẹ và của bé ở thời điểm này chưa thể giống nhau.

Từ 1 đến 2,5 tuổi

Trong thời gian này, đồng hồ phát triển của bé nhắn với bé rằng bây giờ đã đến lúc ngừng làm một em bé và tiến tới trở thành một con người riêng biệt.

Nếu mẹ đối xử với bé  như một đứa trẻ, bé sẽ chiến đấu với mẹ đến cùng để đạt được sự độc lập trong mọi việc.

Tuy nhiên cố gắng quản lý hay bắt ép bé vào một khuôn khổ nhất định không phải là ý hay trong giai đoạn này, vì chắc chắn sẽ không hiệu quả.

Đừng cố kiểm soát bé hoàn toàn. Em bé mới biết đi của mẹ sẽ cảm thấy tốt khi bé thích những gì mẹ bảo bé làm. Cư xử khéo léo là chìa khóa để bé có thể làm theo những gì mẹ mong muốn.


Mẹ dạy con tính kỷ luật bằng cách khuyến khích để con háo hức muốn thực hiện chứ không phải ra lệnh cho con.

Trẻ bày bừa đồ chơi ra sàn và mẹ muốn căn phòng luôn gọn gàng. Nếu mẹ bảo bé sắp xếp đồ chơi, có thể bé sẽ từ chối.

Nếu mẹ cứ khăng khăng muốn bé làm theo ý mình, “cuộc chiến” giữa hai mẹ con có thể sẽ chẳng bao giờ có hồi kết và tất nhiên, mẹ cũng chẳng thể là người thắng cuộc.

Mẹ có thể la mắng hay phạt bé, nhưng tất cả sẽ chẳng giúp sàn nhà trở nên sạch sẽ, gọn gàng. Nhưng nếu mẹ nói: “Mẹ cá là con sẽ không thể nhặt hết được những món đồ chơi này cho vào túi trước khi mẹ xếp gọn gàng hết những cuốn sách này”.

Lúc này, mẹ đã biến một việc nhà thành một trò chơi, biến một mệnh lệnh thành một thử thách, như vậy, bé sẽ muốn làm những gì mẹ muốn bé làm. Bé không xếp đồ chơi để có thể trở thành một em bé ngoan, bé làm vì mẹ đã khiến cho bé muốn làm.

Và đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề - đừng bao giờ cố gắng ra lệnh cho bé, hãy dẫn dắt để bé hành động như cách mẹ muốn.

Phần thưởng trước mắt là hai mẹ con sẽ tránh được những “cuộc chiến không hồi kết”, và về lâu về dài, cách tiếp cận này của mẹ sẽ mang lại những kết quả quan trọng hơn nữa. Em bé của mẹ dần dần sẽ biết phân biệt phải trái.

Bé nhớ những lời dạy của mẹ, biết được mình sẽ phải làm gì, hiểu được sự tinh tế của ngôn ngữ hằng ngày và cũng sẽ nhận ra được cảm giác và quyền lợi của mẹ - đó mới chính là phần thưởng tuyệt vời nhất cho những nỗ lực của mẹ.

Khi thời điểm này đến, bé sẽ ngoan hoặc bướng bỉnh có mục đích. Và bé ngoan hay nghịch ngợm sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách bé cảm nhận về những người đặc biệt với bé.

Nếu bé cảm nhận được rằng mẹ yêu bé, luôn chấp thuận và ở bên cạnh bé, thì hầu hết thời gian, bé sẽ muốn làm cho mẹ vui lòng - bé sẽ cư xử như mẹ mong muốn.


Cứng rắn đôi khi không phải là cách hay vì có thể khiến con ương bướng hơn

Nhưng nếu khi phát triển đến giai đoạn này mà bé lại cảm thấy mẹ đang kiểm soát bé, không hiểu cho bé và không ủng hộ bé, bé sẽ không mảy may nghĩ đến việc làm cho mẹ vui lòng, không thể hiện tình yêu thương mà bé dành cho mẹ vì bé cảm thấy mẹ không đáp lại tình cảm đó.

Nếu mẹ đang áp dụng phương pháp “nhẹ nhàng” với bé, đừng bao giờ tự nghi ngờ lựa chọn của mình.

Nếu mẹ cố “rắn” với bé, lúc đến tuổi mẫu giáo, bé sẽ không bao giờ màng đến sự chấp thuận của mẹ, không hợp tác, không tự tin về tình yêu thương và không cảm thấy được yêu thương, và như vậy, việc dạy bé sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Mẹ hãy luôn nhớ rằng, một đứa trẻ “dễ bảo” là một đứa trẻ hạnh phúc. Khi bé hạnh phúc, bé sẽ nghe lời mẹ dễ dàng hơn, bây giờ và cả về sau này.

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo