Kiểm tra sức khỏe trẻ sơ sinh bao lâu thực hiện một lần?

đăng bởi

Kiểm tra sức khỏe là một khâu quan trọng và cần thiết khi bé ra đời. Đây là cách giúp mẹ có thể an tâm bé phát triển và lớn lên một cách khỏe mạnh và nhanh chóng. Nếu như mẹ chưa hiểu rõ về việc khám sức khỏe cho bé thì có thể tham khảo bài viết sau đây nhé.

 

 

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám?

Ngay sau khi chào đời bác sĩ sẽ ghi lại một số thông tin cần thiết về màu da, hơi thở, tư thế hay hành vi của trẻ rồi hỗ trợ hoạt động da kề da của mẹ và bé. Sau khoảng 1 giờ, bác sĩ sẽ thực hiện các công việc như: Cân trẻ, kiểm tra nhiệt độ và đo chu vi đầu…

Ba mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám ở đâu

Sau sinh 2 tuần, ba mẹ nên đưa bé đi khám để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho em bé sơ sinh

Những phép đo này sẽ được thêm vào biểu đồ phát triển của bé trong hồ sơ khám sức khỏe. Những lần khám lần sau, bố mẹ sẽ đưa hồ sơ khám sức khỏe này cho bác sĩ.

Sau 72h khi đã làm quen với thế giới bên ngoài, bé sẽ được thực hiện một cuộc kiểm tra đầy đủ. Điều này sẽ giúp bác sĩ giải quyết ngay các vấn đề có thể xảy ra nhanh chóng, bé có thể thích nghi cuộc sống bên ngoài một cách dễ dàng hơn.

Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần. Sau khi sinh 2 tuần, mẹ nên đưa bé đi khám, lúc này mẹ sẽ có thể trao đổi với bác sĩ những vấn đề của trẻ ở những tuần đầu đời.

Sau đó lịch tái khám của trẻ nên là tháng thứ 2, tháng thứ 4, tháng thứ 6. Sau từ tháng thứ 6 thì cứ 3 tháng lại tái khám cho bé, các mốc cụ thể là 9, 12, 15, 18 tháng. Khi bé 2 tuổi thì tái khám theo từng năm một.

Về câu hỏi nên đưa trẻ sơ sinh đi khám ở đâu thì có khá nhiều địa điểm. Những địa điểm uy tín như Bệnh viện nhi trung ương; bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc....

Trong vài giờ, vài ngày và vài tuần sau khi sinh, trẻ sẽ có một số xét nghiệm và kiểm tra định kỳ để xác nhận sức khỏe ổn định. Dưới đây là một vài bài kiểm tra chính về những gì đáng mong đợi và những gì bác sĩ tìm kiếm khi thực hiện các xét nghiệm.

Số lượng bài kiểm tra có vẻ nhiều đến đáng báo động nhưng mẹ đừng lo lắng vì mọi em bé được sinh ra đều cần làm một bài kiểm tra như thế.

 

 

Các xét nghiệm đầu tiên là gì?

Em bé sẽ có một vài kiểm tra trong vài tiếng đầu tiên sau khi sinh. Đầu tiên là chỉ số Apgar, sẽ được kiểm tra và ghi lại sau một phút và lặp lại năm phút sau khi sinh.

Bác sĩ sẽ xem màu sắc, hơi thở, hành vi, hoạt động và tư thế của bé để kiểm tra xem liệu em bé có bất kỳ vấn đề gì cần hỗ trợ y tế ngay lập tức hay không.

Hầu hết các bé đều ổn, hoặc có thể chỉ cần theo dõi một lúc. Nếu bé con cần sự giúp đỡ, nữ hộ sinh có thể làm thông thoáng đường thở hoặc bơm thêm không khí.

Khoảng một giờ sau khi sinh là khoảng thời gian lý tưởng mẹ có thể bế con và tiếp xúc da kề da với con. Khi đó nữ hộ sinh sẽ:

  • Cân
  • Kiểm tra nhiệt độ
  • Đo kích thước, chu vi phần đầu

Những phép đo này sau đó sẽ được thêm vào biểu đồ phát triển của bé trong hồ sơ sức khỏe trẻ em cá nhân mà mẹ nhận được từ bác sĩ trước hoặc sau khi sinh.

Trong thời gian này, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cũng sẽ đề nghị cho trẻ uống một liều vitamin K để bảo vệ bé khỏi chảy máu do thiếu vitamin K (VKDB).

Kiểm tra sức khỏe sơ sinh bao gồm những gì?

Bài kiểm tra sàng lọc đầu tiên là một bài kiểm tra thể chất toàn diện để tìm ra các vấn đề cũng như điều kiện cơ thể đáp ứng.

Chuyên gia y tế đề nghị trẻ nên được kiểm tra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh để giúp bé có thời gian thích nghi với thế giới bên ngoài và được điều trị nhanh chóng trong trường hợp tìm thấy bất kỳ vấn đề gì bất thường.

Nếu bé được sinh ra ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trước khi về nhà. Còn nếu mẹ nào sinh con tại gia (không được khuyến khích) thì hãy liên hệ bác sĩ đến nhà để tiến hành bài kiểm tra đầu tiên cho bé nhé!

Tốt nhất là cả hai bố mẹ đều có mặt khi con làm bài kiểm tra để có thể hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Bác sĩ có thể hỏi một vài câu về lịch sử y tế, sức khỏe của gia đình. Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề gì, chẳng hạn như bệnh chàm hoặc hen suyễn hãy nói với bác sĩ luôn.

Vì bài kiểm tra đầu tiên này là bài kiểm tra thể chất tổng thể từ đầu đến chân nên trẻ cần phải ở trần. Hãy chú ý giữ thân nhiệt ổn định cho bé yêu.

Đầu

Bác sĩ sẽ xem xét hình dạng và kích thước đầu của em bé. Đầu bị bẹp hoặc lệch là một đặc điểm phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu sinh thường, áp lực lên phần đầu khi bé chui qua đường ống sinh có thể khiến nó bị lệch.

Đầu của em bé có thể bị lệch vì có những điểm mềm giữa các xương trong hộp sọ, gọi là các thóp nằm giữa các mảng xương hộp sọ.

Khi các điểm mềm đóng lại, xương trong hộp sọ gặp nhau và hợp nhất lại thành một khối sẽ làm đầu nhìn hơi méo hoặc lệch. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ những điểm mềm này.

Nếu trẻ cần hỗ trợ bằng kẹp hoặc ống giác hút để sinh ra, bé sẽ có nguy cơ nhỏ có một số vết thâm ở phần đầu hoặc xương sọ. Những vết thâm này sẽ sớm biến mất, nhưng nếu lo lắng, các mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra.

Tai và mắt

Bác sĩ sẽ nhìn vào mắt bé để kiểm tra xem có vấn đề gì sau sinh không. Khi khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng từ kính soi chuyên dụng vào mắt bé để kiểm tra xem có phản xạ đỏ không, tương tự như hiệu ứng mắt đỏ từ đèn flash của máy ảnh. Việc này giúp bác sĩ loại trừ các tình trạng mắt nhất định, chẳng hạn như đục thủy tinh thể.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mắt lần nữa khi bé được sáu đến tám tuần tuổi, kết hợp với kiểm tra sau sinh của mẹ.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì bất thường, hãy lập tức đưa con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Miệng

Bác sĩ sẽ đặt một ngón tay vào miệng bé để kiểm tra xem vòm miệng đã hoàn thiện hết chưa và kiểm tra phản xạ mút. Trẻ bị hở vòm miệng (hở hàm ếch) sẽ làm cho việc bú trở nên khó khăn hơn, vì vậy bé con cần được phẫu thuật luôn nếu phát hiện ra vấn đề.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem con có bị dính thắng lưỡi hay không. Dính thắng lưỡi (ngắn phanh lưỡi) là khi dải da bên dưới lưỡi ngắn hơn mức cần thiết và gây ra hạn chế cử động. Ngoài ra, nếu có vấn đề dai dẳng khi cho con bú, bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ thực hiện bài kiểm tra này

Tim

Bác sĩ sẽ dùng ống nghe nhịp đập của tim để xác định bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào và kiểm tra xem em bé có tiếng thổi tim hay không (một âm thanh lạ do tim tạo ra).

Ba mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám ở đâu

Bác sĩ khám tim cho em bé sơ sinh bằng ống nghe

Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần lo lắng nếu bác sĩ phát hiện ra tiếng thổi tim vì nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, và gây ra bởi cách trái tim thích nghi với thế giới bên ngoài tử cung. Đại đa số các em bé được chẩn đoán có tiếng thổi tim không có vấn đề về tim. Tuy nhiên bác sĩ có thể sắp xếp kiểm tra và theo dõi trong vòng sáu đến tám tuần.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mạch xương đùi để chắc chắn rằng bé không có bất kỳ khuyết tật nào về tim. Một số bệnh viện cũng đề nghị kiểm tra lượng oxy trong máu trẻ sơ sinh (mức bão hòa oxy) bằng cách đặt đầu dò lên ngón tay và ngón chân bé.

Phổi

Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp thở của bé bằng ống nghe và đảm bảo cả hai lá phổi đều hoạt động bình thường.

Bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục của bé thường bị sưng và sẫm màu trong vài ngày đầu. Điều này không quá đáng lo vì đây có thể là do tăng đột biến hormone được truyền từ mẹ sang bé trước khi chào đời hoặc là sự tích tụ thêm chất lỏng trong cơ thể, thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Đối với bé trai, bìu được kiểm tra để xác định có bị tinh hoàn ẩn hay không

Nếu bé trai có tinh hoàn ẩn thì sẽ có khả năng tinh hoàn sẽ tự xuống đúng vị trí trước khi bé được sáu tháng. Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ chờ đợi một thời gian rồi mới bắt đầu chữa trị. Nếu sau sáu tháng mà tinh hoàn không di chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ đề nghị cha mẹ cho con làm phẫu thuật.

Dương vật cũng sẽ được kiểm tra để đảm bảo lỗ miệng sáo ở đúng vị trí chứ không bị tụt xuống dưới.

Bác sĩ sẽ kiểm tra phần hậu môn để đảm bảo nó đang hoạt động bình thường cũng như thăm khám thêm nếu thấy phân su màu sẫm.

Làn da

Trẻ sẽ được kiểm tra các vết bớt, bao gồm:

  • Vết cò mổ (vết hình chữ V màu đỏ hoặc tím có thể xuất hiện trên mí mắt, ở giữa trán hoặc sau gáy).
  • Các đốm Mông Cổ (một mảng màu hơi xanh đậm, phổ biến nhất là ở lưng dưới hoặc vùng dưới bao gồm mông và bộ phận sinh dục)
  • Vết dâu tây (vùng mẩn đỏ)

Hầu hết các vết bớt là hoàn toàn vô hại, và sẽ mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu các mẹ vẫn lo lắng thì có thể đưa con đi thăm khám bác sĩ thường xuyên.

Tay và chân

Bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay và bàn tay, chân và bàn chân của bé cũng như đếm ngón chân và ngón tay.

Bé yêu sẽ được kiểm tra các đường chỉ tay để xem 2 nếp gấp lớn có chạy qua nhau không. Khoảng 4% dân số thế giới mỗi tay chỉ có một đường chỉ và thậm chí còn hiếm hơn khi cả hai tay chỉ có duy nhất một đường.

Các đường chỉ tay đơn đôi khi liên quan đến hội chứng Down. Tuy nhiên các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hội chứng Down còn có rất nhiều dấu hiệu khác để xác định.

Bác sĩ sẽ quan sát bàn chân và mắt cá chân của bé để xem bé có bị khoèo chân hay không. Mẹ cũng có thể đã biết điều này ở những lần siêu âm trước.

Xương sống

Bác sĩ sẽ xem xét độ thẳng của cột sống. Trẻ sơ sinh thường có một vết lõm nhỏ ở đáy cột sống, được gọi là lúm đồng tiền. Trong hầu hết các trường hợp, vết lõm đó an toàn. Thỉnh thoảng, lúm đồng tiền sâu có thể gây ra vấn đề với dây thần kinh ở tủy sống dưới.

Nếu có lúm đồng tiền sâu, bé sẽ được kiểm tra các triệu chứng về thần kinh khác như yếu chân, chân lạnh và xanh, và khó khăn trong việc đi vệ sinh.

Hông

Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng di chuyển hông của bé để kiểm tra mức độ ổn định của các khớp bằng cách mở rộng chân ra, uốn cong và duỗi thẳng. Nếu tìm thấy bất kỳ sự bất ổn nào, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để kiểm tra các vấn đề về hông.

Phản xạ

Trẻ sơ sinh có một số phản xạ như mút tay, bám và nắm. Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách khuyến khích em bé thể hiện phản xạ của mình một cách an toàn.

Phản xạ thường được kiểm tra nhất là phản xạ Moro (còn gọi là phản xạ giật mình). Đầu của em bé được cho rơi nhẹ nhàng, an toàn trong một khoảng cách ngắn và bé sẽ phản ứng lại bằng cách vung cả hai cánh tay với những ngón tay dang rộng và dạng hai chân ra.

Con cũng có thể khóc một chút. Hãy yên tâm rằng em bé đang ổn, và bé phản xạ như thế cho rằng bé rất bình thường.

Kiểm tra vàng da

Bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu vàng da. Đây là một hiện tượng phổ biến làm da có màu vàng hơn bình thường. Hầu hết các trường hợp sẽ tự hết trong vòng 10 đến 14 ngày, nhưng nếu các xét nghiệm cho thấy em bé có nhiều chất bilirubin (chất gây vàng da) thì bé sẽ được điều trị bằng liệu pháp quang học để giảm bớt.

Có nhiều mức độ điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vàng da. Hãy nhớ rằng các xét nghiệm sàng lọc có thể không nhận diện được mọi vấn đề.

Tuy nhiên, phát hiện ra bất cứ vấn đề gì thì càng sớm càng tốt, bé sẽ được điều trị ngay lập tức để không gây ra các biến chứng nặng hơn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ cung cấp thông tin về những nghi ngờ cũng như trả lời thắc mắc của các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, bố mẹ hãy trang bị đầy đủ cho mình kiến thức cũng như thông tin về những nơi có thể nhận lời khuyên chăm trẻ. Bác sĩ sẽ giải đáp những mối bận tâm và sẽ tư vấn cho mẹ về những gì có thể xảy ra tiếp theo. Bé con có thể cần xét nghiệm thêm hoặc điều trị chuyên khoa.

 

 

Con sẽ tiến hành những xét nghiệm nào khác trong sáu tuần đầu tiên?

Kiểm tra thính giác

Bé sẽ được kiểm tra thính giác ngay sau khi sinh, ở bệnh viện, phòng khám hoặc ở nhà, được gọi là thử nghiệm phát ra âm thanh tự động (AOAE). Xét nghiệm này chỉ mất vài phút và không làm tổn thương trẻ.

Nếu thử nghiệm không cho thấy kết quả rõ ràng, bé sẽ cần phải quay lại để tiến hành xét nghiệm khác. Tuy nhiên, việc phải khám lại không có nghĩa là bé có vấn đề gì bởi vì lần đầu xét nghiệm bé có thể đang lo lắng hay có thể có những chất lỏng, tắc nghẽn trong tai hoặc có thể có tiếng ồn trong quá trình sàng lọc.

Kiểm tra gót chân

Bài kiểm tra định kỳ tiếp theo là một bài kiểm tra gót chân. Xét nghiệm này sẽ được tiến hành trong khoảng năm đến tám ngày sau khi sinh. Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ gót chân của em bé để kiểm tra và phát hiện sớm các tình trạng sau đây. Các tình trạng này khá hiếm nhưng việc phát hiện sớm cũng như giúp bé có cơ hội điều trị thành công cao nhất:

  • Tình trạng di truyền được gọi là phenylketonuria (PKU) ảnh hưởng đến cách chuyển hóa protein.
  • Xơ nang ảnh hưởng đến phổi và hệ tiêu hóa.
  • MCADD ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển đổi chất béo thành năng lượng.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm, một rối loạn máu di truyền.
  • Hooc môn tuyến giáp thấp.
  • Homocystinuria, một rối loạn chuyển hóa di truyền, dấu ấn sinh học của bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Bệnh siro niệu, glutaric acid niệu tuýp 1 và rối loạn chuyển hóa các hợp chất hữu cơ (IVA), tất cả đều là những rối loạn di truyền trong đó cơ thể không thể xử lý một số protein (axit amin) nhất định.

Bé có thể khóc khi lấy máu nhưng sẽ dịu ngay nếu mẹ ôm bé vào lòng và vỗ về.

Các mẹ sẽ nhận được kết quả của bài kiểm tra này khi bé được tám tuần tuổi. Bệnh viện sẽ liên lạc với gia đình và có thể gửi kết quả về nhà nếu được yêu cầu.

Trong trường hợp không chắc là em bé gặp phải bất kỳ tình trạng nào trong số tất cả tình trạng trên, bé sẽ được chuyển đến một chuyên gia để kiểm tra kỹ hơn và lên kế hoạch điều trị.

Đánh giá 10-14 ngày tuổi

Khi bé được 10-14 ngày tuổi, bé cần được kiểm tra. Các mẹ có thể yêu cầu bác sĩ đến khám tại nhà nếu không muốn đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng thể từ đầu đến chân bé và hỏi về sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ.

Đây là thời điểm hoàn hảo để thảo luận về bất kỳ vấn đề nào mẹ có thể gặp phải kể từ khi sinh. Nếu mẹ nào chưa lấy hồ sơ sức khỏe trẻ em cá nhân, bác sĩ cũng sẽ đưa lại.

Đánh giá 6-8 tuần tuổi

Thử nghiệm sàng lọc và có thể được kết hợp với kiểm tra sau sinh là sau đánh giá sức khỏe mẹ và bé sau khi bé được 6-8 tuần tuổi.

Nếu có bất kỳ mối bận tâm nào về em bé trước đó, đừng ngần ngại chia sẻ để được nhận thông tin về các dấu hiệu và triệu chứng cần chú ý ở trẻ sơ sinh cũng như cần liên hệ ai để được giúp đỡ.

Khi tám tuần tuổi, bé cũng sẽ được tiêm bộ chủng ngừa đầu tiên để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm thông thường.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo