Khi nào thì mẹ có thể nghe được tim thai của con? Những điều mẹ bầu cần biết

đăng bởi Minh Tâm

Lần đầu tiên nghe thấy nhịp tim của em bé là một cột mốc thú vị đối với những người mới làm cha mẹ. Nhịp tim của thai nhi có thể được phát hiện lần đầu tiên bằng siêu âm đầu dò qua đường âm đạo vào khoảng thời gian sớm nhất là từ 5 tuần rưỡi đến 6 tuần sau khi mang thai.

 

Có tim thai - mốc thời gian phát triển quan trọng của thai nhi và những điều quan trọng

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng mấy tuần có phôi thai và túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai? Một số mẹ bầu khác thì lại có câu hỏi thai 5 tuần có tim thai chưa?

Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời với POH:

Sau khoảng 10 - 12 ngày sau khi thụ thai thì túi phôi sẽ được hình thành và đến khoảng thời gian 5 - 6 tuần sau khi thụ thai thì túi phôi sẽ phát triển thành một phôi thai hoàn chỉnh. 

Bác sĩ sẽ tiếp tục gọi em bé là phôi thai cho đến tuần thứ 8 của thai kì. Giai đoạn này từ “phôi thai” sẽ thành “thai nhi”.  Em bé sẽ có tim thai sớm nhất là vào khoảng từ tuần thứ 5 - tuần thứ 6 của thai kì. Lúc này, túi thai có kích thước khá nhỏ, tầm từ 15 - 18 mm. Vì vậy, khi mẹ bầu đi siêu âm và thấy túi thai đã đạt kích thước này thì có thể hỏi bác sĩ về tim thai của em bé. 

Cùng với các dấu hiệu khác như việc bà bầu ốm nghén, tăng cân đều đặn, vòng bụng lớn dần, đường huyết ổn định... dấu hiệu có tim thai vào khoảng thời gian hợp lý cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng mẹ là một em bé khỏe mạnh.

Vậy liệu mẹ có cảm nhận được tim thai? Thai 7 tuần mẹ có cảm nhận được tim thai không?

 Câu trả lời chính xác từ các bác sĩ cho câu hỏi này là không. Mẹ hoàn toàn không thể cảm nhận hay nghe thấy tim thai của em bé bằng các giác quan thông thường mà bắt buộc phải có sự trợ giúp từ các thiết bị y tế tiên tiến, cụ thể là bằng phương pháp siêu âm. 

Thai 6 tuần chậm phát triển chưa có tim thai liệu có đáng lo không?

Đây chưa phải là một dấu hiệu quá đáng lo đối với mẹ bầu bởi đây vẫn còn là khoảng thời gian khá sớm để phát triển nhịp tim. Mẹ bầu có thể yên tâm rằng ngoài kia vẫn còn nhiều phụ nữ mang thai giống mình nhé. 

Đôi khi, nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này không phải là do thai chậm phát triển mà có thể là do mẹ tính tuổi thai không chính xác hoặc do kinh nguyệt, kỳ rụng trứng không đều. Thậm chí thai không có tim thai có thể là do mẹ chọn siêu âm qua vùng bụng. Cách siêu âm này kém chính xác hơn siêu âm qua âm đạo (siêu âm đầu dò) và có thể không phát hiện ra tim thai của em bé dù em bé đã. 

6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì?

Mang thai là một quãng thời gian khó khăn cho cả thể chất và tinh thần của mẹ. Vì vậy người nhà cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng để mẹ có sức khỏe tốt nhất. 

Một số thực phẩm bác sĩ khuyên dùng đó là thực phẩm giàu axit folic (rau muống, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, bí đao, nấm, đậu và các cây họ đậu...), sắt (gan, hàu, rau bina, các loại thịt đỏ, các loại cá,...), vitamin D (dầu gan cá, trứng cá, chế phẩm từ đậu nành,...) và canxi (phô mai, sữa chua, hạnh nhân, rau lá xanh,...) và các loại rau, sữa chua, các loại hạt, thịt bò, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Nhịp tim thay đổi trong suốt thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, tim của bé sẽ tiếp tục phát triển. Nhịp tim của thai nhi bắt đầu từ 90 đến 110 nhịp / phút trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nó sẽ tăng và đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần thứ 10, từ 140 đến 170 bpm.

Sau đó, nhịp tim bình thường của thai nhi là vào khoảng 110 đến 160 bpm

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Hãy nhớ rằng nhịp tim của em bé của mẹ bầu có thể thay đổi trong suốt thai kỳ.

Bác sĩ có thể lo lắng và cảnh báo với mẹ bầu nếu nhịp tim của bé quá chậm, quá nhanh hoặc không đều. Nếu vậy, có một số khả năng là em bé đang bị bệnh tim hoặc có vấn đề về tim. Đó là lý do tại sao bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bé vào mỗi lịch hẹn khám thai hàng tháng.

Nếu bác sĩ có bất kỳ lo ngại nào về sự phát triển tim của bé, họ có thể lên lịch siêu âm tim thai để kiểm tra thêm tim của bé. 

Nhưng mẹ cần giữ tâm lý thoải mái trong suốt thai kì, tránh việc quá lo lắng và stress. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến em bé. 

Ngoài những lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo cũng cực kì quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti