Hỏi đáp - Viêm tai giữa khi mang thai

đăng bởi

 

Mới mang thai, bị viêm tai giữa

Bà bầu bị viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thai nhi không

Bà bầu bị viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hỏi

Em chào bác sĩ!

Em trễ kinh 6 ngày, đi khám và siêu âm bác sĩ kết luận thai sớm, túi thai trong lòng tử cung chiều dài 3mm. BS kê toa thuốc bổ Saferon 100mg+500mg: 30 viên, mỗi sáng uống 1 viên.

Tuy nhiên, tai em bị ù (bị ù từ tối hôm trước), nên bác sĩ phòng khám thai chuyển em sang phòng Tai Mũi Họng khám tai.

Phòng tai mũi họng khám (em có báo với bác sĩ là em đang có thai), bác sĩ khám và cho em nội soi tai, làm tai em chảy máu tươi , đau quá em la hét và bác sĩ dừng nội soi. Sau đó bác sĩ kết luận em bị viêm tai giữa, và kê toa thuốc như sau:

Lysozym clorid 90mg (Agilyzym) : 15 viên; uống sáng 1, trưa 1, tối 1

Raracetamol 500mg (Paracetamol): 15 viên; uống sáng 1, trưa 1, tối 1

cefpodoxim 200mg (podoxi): 10 viên, uống sáng 1, tối 1

Em nhắc đi nhắc lại là em đang mang thai, bác sĩ bảo uống không sao.

Ở đây, bác sĩ tư vấn giúp em các loại thuốc kê trong toa như trên, uống có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ? (Em mất lòng tin bác sĩ nơi em khám, vì tai em chỉ bị ù, mà nội soi làm chảy máu (từ 11h trưa ngày 10 đến 7h sáng ngày 11/4/2012), đến giờ vẫn còn rỉ rỉ máu đen) và làm thủng màng nhĩ của em.

Em tìm hiểu, thủng màng nhĩ rất nguy hiểm.

Nhờ bác sĩ tư vấn sớm giúp em, em muốn con em luôn khỏe mạnh.

Em cảm ơn bác sĩ!

 

 

Trả lời

Chào chị,

Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.

Paracetamol (thuốc giảm đau) và Cefpodoxim (nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3) được xếp vào nhóm B, điều này có nghĩa là không có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai nhưng nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai; hoặc nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì thấy có một số ảnh hưởng trên bào thai nhưng nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.

Đối với hoạt chất Lysozym clorid, hiện chưa có thông tin về phân loại trong thai kỳ của FDA, còn theo các Nhà sản xuất thuốc này thì nên có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

Không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ hoặc bé chẳng hạn như nhiễm khuẩn, hen suyễn, đái tháo đường…,

Do đó thầy thuốc phải xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.  

Điều quan trọng là chị đã thận trọng thông báo cho thầy thuốc biết về tình trạng mang thai của mình để bác sĩ có sự cân nhắc trong việc điều trị.

Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.

DS. Nguyễn Thị Thúy Anh

Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ

Mời mẹ xem thêm:

Thai nhi tuần thứ 25

Sử dụng thuốc trong thai kỳ an toàn cho mẹ bầu

---

Mang thai 25 tuần bị viêm tai giữa

Bị viêm tai giữa chữa có khó không

Bị viêm tai giữa chữa có khó không?

Hỏi

Xin chào bác sĩ

Em đang mang thai được 25 tuần, cách đây hơn một tuần em bị ù tai và mức độ ngày càng tăng, nhưng không thấy đau tai. Sau đó em đi khám tai ở bệnh viện tai mũi họng, bác sĩ chỉ định đi lấy ráy tai và đo thính lực.

Sau khi thực hiện xong bác sĩ kết luận em bị viêm tai giữa và có cho thuốc uống như sau: Neumomicid 3mui (Spiramycin) ngày uống 02 lần, Panadol 500mg ngày uống 3 lần, Allerfar 4mg (Clopheniramin) ngày uống 1 lần.

Em đang mang thai mà uống các loại thuốc trên có ảnh hưởng đến em bé hay không? Em vẫn chưa dám uống thuốc. Trước khi đi khám em chỉ bị ù tai hai bên nhưng không thấy đau, nhưng sau khi đi khám về, bác sĩ lấy ráy tai như thế nào mà về nhà một bên tai phải của em bị chảy máu từ buổi tối tới sáng hôm sau (buổi tối về nhà mới bị, còn lúc ở bệnh viện thì không có).

Và đến hôm nay sau 3 ngày đi khám, tai phải của em càng ngày càng ù hơn, nghe kém hơn và kèm theo là đau tai rất khó chịu, có lúc kéo lên đau đầu và đau hàm, em không biết như thế có bị sao không nữa, vì em vẫn không thấy chảy mủ.

Em nên đi khám ở đâu để có thể yên tâm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Em định lên Từ Dũ khám nhưng không biết ở bệnh viện có khám tai không nữa? Mong sớm nhận được trả lời của bác sĩ.

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Em gái thân mến,

Cám ơn em đã tin tưởng về việc khám chữa bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ. Nhưng các chuyên khoa sâu mới có đủ điều kiện khám, chẩn đoán tốt các bệnh lý chuyên khoa.

Thời gian qua, em đã làm rất đúng là đi khám chuyên khoa tại bệnh viện tai mũi họng. Em nên yên tâm tuân thủ điều trị mà bác sĩ đã hướng dẫn, nếu khi cho thuốc bác sĩ đã biết là em đang mang thai 25 tuần. Các bác sĩ chuyên khoa cũng có cách điều trị thích hợp cho từng đối tượng đặc biệt (phụ nữ mang thai, đang cho con bú, đang có bệnh phối hợp... ).

Các triệu chứng khác xuất hiện sau đi khám hoặc khi uống thuốc em nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế hoặc bác sĩ đang theo dõi điều trị cho mình.

Chúc em khỏe.

ThS. BS. Ngô Thị Yên

Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Ngoài ra, để tìm giải đáp cho những thắc mắc của mình về những vấn đề thường gặp trong thai kỳ, Ba Mẹ đọc thêm ở chuyên mục Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời của POH nhé!

---

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti