Hỏi đáp - Bị cảm cúm khi mang thai

đăng bởi

 

Bị cảm trong thời kỳ đầu mang thai

Hỏi

Vợ em mang thai lần đầu được 6 tuần tính từ khi kỳ kinh cuối, chưa đi khám thai lần nào dự định 2 tuần nữa đi khám. Tuần trước vợ em bị cảm sổ mũi, ho hắt hơi, sốt nhẹ 36 độ 5 - 36 độ 8, không uống thuốc gì cả, khoảng 3-4 ngày thì hết cảm.

Bình thường vợ em khoảng 2-3 tháng là bị cảm 1 lần. Vậy bác sỹ cho em hỏi là bị cảm như vậy thì thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ. Em nghe nói thời kỳ đầu mang thai mà bị cảm thì rất ảnh hưởng đến thai.

Cho em hỏi 1 vấn đề nữa là trước khi chuẩn bị mang thai phải đi tiêm phòng ngừa bệnh rubella, thủy đậu, siêu vi B, cúm...  Nhưng bất ngờ mang thai nên tụi em không biết chưa tiêm phòng các bệnh đó thì có sao không nữa. Em lo quá.

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không

Triệu chứng cảm cám khi mang thai của mẹ bầu

Trả lời

Chào em, Thai 6 tuần là nên đi khám, không phải đợi thêm 2 tuần nữa làm gì. Khám sớm để xác định tuổi thai, vị trí túi thai, tình trạng thai, số lượng thai. Cảm hắt hơi sổ mũi lập lại vài tháng 1 lần có lẽ do viêm mũi dị ứng.

Nhiệt độ 36 độ 5 đến 36 độ 8 không gọi là sốt. Sốt khi nhiệt độ cặp nách > 38 độ C. Thân nhiệt bình thường là 37 độ C. Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nặng nề cho thai kỳ. Nếu hắt hơi sổ mũi thường xuyên hoặc ho mạnh có thể gây động thai.

Những thai phụ bị cảm do nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bị ảnh hưởng rất nặng nề trên thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh lên đến 90%. Nếu bạn lo lắng thì nên cho vợ đi khám và khai với bác sĩ là có cảm sổ mũi để được xét nghiệm để loại trừ Rubella.

Ngoài ra, vợ bạn cũng nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước cam nước chanh. Trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng nên tiêm ngừa những bệnh như Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B...Nhưng nếu đã mang thai thì chỉ tiêm ngừa một loại là VAT để dự phòng uốn ván thai nhi.

Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Mời mẹ xem thêm

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì?

Dinh Dưỡng Thai kỳ

---

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1

Hỏi

Thưa bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn giúp em Em 25 tuổi. Em đang mang thai lần 2 (được 1 tháng theo chu kỳ kinh nguyệt), trong tháng đầu tiên (chính xác là 3,5 tuần đầu) em bị cảm cúm 3 ngày, em không uống thuốc và để tự khỏi.

Em lo quá nên có ghé phòng khám ở gần nhà khám, sau khi siêu âm thì có kết quả như sau: Tử cung: Trung gian, lòng tử cung có 01 khối echo trống d = 4mm, Nội mạc: Buồng trứng P: bình thường, Buồng trứng T: Bình thường Túi cùng: không có dịch Kết luận " TD thai giai đoạn sớm. Em có hỏi chị ấy là em bị cảm cúm như vậy thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Chị ấy chỉ trả lời thai nhi của em vừa mới vào tử cung nên 90% không ảnh hưởng gì (em không biết chị ấy có phải là bác sĩ chuyên khoa hay chỉ là y tá vì em không thấy thẻ tên và chức vụ). Nhưng em có tìm hiểu thêm thông tin thì thấy có nhiều khả năng ảnh hưởng đến tim thai.

Em lo quá, xin bác sĩ tư vấn giúp em, liệu em bị cảm cúm như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Liệu có bị dị tật gì về sau hay không? Khi nào thì có thể xét nghiệm để biết được bất thường của thai nhi? Em có thể giữ lại thai nhi hay không? Em thật sự không dám bỏ đi đứa con của mình. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai tháng 1 có ảnh hưởng đến con yêu

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai tháng 1 có ảnh hưởng đến con yêu?

Trả lời

Bạn Thương thân mến, Em bị cảm cúm 3 ngày khi có thai giai đoạn sớm thì có những khả năng sau: - Nếu cảm đó là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra em cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG.

Nếu đó là bệnh cúm mùa thì có khả năng sảy thai hoặc thai lưu. Em có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ em nhé.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà Khoa Sản C - BV Từ Dũ

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu

Hỏi Em nay 27 tuổi mang thai được 15 tuần. Tối hôm trước em bị ngứa họng. Nay em bị sổ mũi nước, nghẹt mũi, ho nhẹ, và khàn tiếng. Em lo không biết có ảnh đến đến thai nhi không và có cần đến bệnh viện thăm khám uống thuốc không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên.

Trả lời

Em nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và quan trọng là được bác sĩ kê toa uống thuốc nhé, không nên tự ý mua thuốc uống vì sẽ có những loại thuốc ảnh hưởng không tốt lên thai kỳ, càng không nên tự uống các loại thuốc Nam, Bắc không rõ loại em nhé. Chúc em khỏe.

BS. Lê Ngọc Diệp K. Kế hoạch tổng hợp

---

Hỏi

Xin chào bác sĩ, Cho em hỏi bị cảm trong 3 tháng đầu gây nguy hiểm cho thai nhi như thế nào và làm thể nào khi bị cảm? Đã có nghiên cứu về việc sử dụng dầu cao gây dị tật thai nhi chưa? Xin cảm ơn

Trả lời

Chào em,

Cảm cúm trong 3 tháng đầu có thể do một số nguyên nhân:

Do nhiễm Rubella. Đây là trường hợp nguy hiểm, thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh đến 90%, virus này cũng có khả năng gây dị tật, tổn thương ở mắt và hệ thần kinh cho thai nhi.

Cảm cúm theo mùa, nếu mẹ bầu bị cúm nặng, sốt cao, nhiểm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng bị sảy thai sớm hoặc thai lưu. Virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể mắt, hở hàm ếch, hội chứng down…

Khi phát hiện có những triệu chứng của cúm như sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, ớn lạnh…điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn và làm những xét nghiệm cần thiết

Dầu cao có chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Các thành phần như tinh dầu bạc hà, long não,… được hấp thụ qua da, qua nhau thai ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bé. Một số công trình nghiên cứu cũng cho rằng, long não có thể làm thai nhi bị dị dạng, thậm chí gây thai lưu, đặc biệt là dùng trong thời gian 3 tháng đầu.

Điều quan trọng em nên đi khám thai định kỳ để được hướng dẫn tầm soát dị tật thai

Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh!

ThS. DS. Nguyễn Thị Thúy Anh - Dược

Mời mẹ xem thêm:

Khám thai và những điều mẹ cần biết

Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

Khám thai lần đầu và những điều ba mẹ cần nắm rõ

Bị cảm khi mang thai tháng cuối

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hỏi

Chào bác sĩ, em đang mang thai được gần 36 tuần em có bị cảm, sổ mũi, như vậy có bị ảnh hưởng gì đến thai nhi không, làm sao để hết bệnh khi không được uống thuốc. Mong bác sĩ giải đáp sớm, cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, Thai đã lớn nên đa số các viêm đường hô hấp không ảnh hưởng đến thai, tuy nhiên nếu bạn sốt cao quá có thể làm cho con bạn mệt vì bé cũng sẽ sốt theo bạn đấy.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Mời mẹ đọc thêm:

19 Bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ mẹ bầu cần biết

---

 

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4

Hỏi

Kính thưa bác sĩ! Tính theo kỳ kinh cuối thì em đang mang thai được 13 tuần tuổi. Nhưng hai hôm nay em bị rát cổ và hắt hơi, sổ mũi nhiều. Vậy bác sĩ cho em hỏi, em bị như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? (Trước khi mang thai em không tiêm phòng cúm).

Trả lời

Chào bạn, Bạn nên khám chuyên khoa hô hấp và nhớ thông báo là đang có thai để được dùng thuốc hợp lý. Nếu cảm cúm thông thường thì chẳng ảnh hưởng gì đến thai cả, bạn cứ yên tâm.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

---

Bà bầu bị cảm cúm có nên xông?

Hỏi

Em có thai được 7 tuần mà đã 3 lần mắc cảm cúm nhưng chỉ là dấu hiệu nhẹ hắt xì và chảy nước mũi chứ chưa bị sốt. Em khám bác sĩ ở dưới quê bảo không được uống thuốc chỉ về xông nước lá và nhỏ dung dịch tỏi vào mũi, em cũng thấy đỡ nhưng em rất lo lắng không biết em bé có nguy cơ bị dị tật hay không, mong bác sĩ trả lời em sớm, em cám ơn nhiều!

bà bầu bị cảm cúm có nên xông

Bà bầu bị cảm cúm có nên xông?

Trả lời

Chào bạn, Đa số các cảm cúm thông thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Xông nước lá không bớt thì sao? Bạn nên đi khám bác sĩ và cho bác sĩ biết bạn có thai bao nhiêu tuần, từ đó bác sĩ sẽ cho bạn thuốc uống phù hợp mà thai nhi vẫn khỏe mạnh.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Ngoài ra, để tìm giải đáp cho những thắc mắc của mình về những vấn đề thường gặp trong thai kỳ, Ba Mẹ đọc thêm ở chuyên mục Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời của POH nhé!

---

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti