MỤC LỤC
Mang thai 7 tháng là bao nhiêu tuần?
Bầu 7 tháng em bé nặng bao nhiêu?
Mang thai tháng thứ 7, em bé đã phát triển gần như hoàn thiện và cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi lớn. Cùng POH tìm hiểu đặc điểm của thai kỳ tháng thứ 7 và những điều mẹ bầu cần chuẩn bị gì trong giai đoạn này nhé!
Mang thai 7 tháng là bao nhiêu tuần?
Cách tính thời gian mang thai phổ biến đó là 1 tháng mang thai tương đương khoảng 4 tuần. Như vậy, thai kỳ tháng thứ 7 nằm trong tam cá nguyệt thứ ba, bắt đầu từ tuần thứ 28 và kéo dài đến tuần thứ 31. Lúc này, mẹ bầu đã đi được hơn 2/3 chặng đường mang thai và chuẩn bị bước vào những tuần cuối cùng trước khi vượt cạn.
Hình ảnh bụng bầu 7 tháng
Kích thước bụng bầu lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mẹ bầu, số lần mang thai trước đó, cân nặng thai nhi và lượng nước ối. Tuy nhiên ở tháng thứ 7, hầu hết các mẹ bầu đều có bụng lớn rõ rệt.
Bụng bầu 7 tháng thường sẽ tròn và nhô ra phía trước. Lúc này, tử cung đã mở rộng để phù hợp với sự phát triển của bé. Do kích thước bụng tăng lên nhanh chóng nên nhiều mẹ sẽ xuất hiện các vết rạn da ở tháng này.
Bầu 7 tháng em bé nặng bao nhiêu?
Theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, cân nặng của thai nhi 7 tháng thường giao động từ 1100g - 1700g (1,1 - 1,7 kg). Nhưng do khác biệt về đặc điểm di truyền và dinh dưỡng, các em bé tại Việt Nam thường có cân nặng khiêm tốn hơn so với dữ liệu từ WHO.
Mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi Việt Nam do bệnh viện Từ Dũ thống kê. Theo đó, mẹ bầu 7 tháng em bé thường nặng khoảng 1000g - 1500g (1kg - 1,5kg). Ngoài cân nặng, bé cũng đang phát triển mạnh mẽ về chiều dài. Đến cuối tháng thứ 7, bé có thể dài khoảng 41 cm tính từ đầu đến chân.
Tuần | Cân nặng trung bình | Chiều dài trung bình |
Tuần 28 | 1005g | 37.6 cm |
Tuần 29 | 1153g | 38.6 cm |
Tuần 30 | 1319g | 39.6 cm |
Tuần 31 | 1502g | 41.1 cm |
Các cơ quan quan trọng như não bộ, phổi và hệ thần kinh dần hoàn thiện. Bé bắt đầu có phản xạ nhắm mở mắt, cảm nhận ánh sáng, âm thanh từ bên ngoài và thậm chí có thể mút ngón tay.
Hình ảnh minh họa thai nhi 7 tháng tuổi nằm trong bụng mẹ
Đặc biệt, ở tháng này tư thế nằm của thai nhi dần ổn định, bé có thể quay đầu xuống để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 7
Trong tháng thứ 7, thai nhi bắt đầu có xu hướng quay đầu xuống dưới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, tư thế phổ biến của em bé ở tháng này vẫn là tư thế nằm ngang hoặc hơi chéo.
Và không phải bé nào cũng có tư thế giống nhau. Có bé úp mặt xuống, có bé lại đưa lưng xuống. Hành trình “quay đầu” sẽ diễn ra trong nhiều tuần tiếp theo, vì vậy mẹ không nên quá lo lắng nếu bé chưa hề có dấu hiệu thay đổi tư thế.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tháng
Việc siêu âm định kỳ giúp mẹ theo dõi tư thế của bé và có biện pháp điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.
Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?
Thai nhi phát triển nhanh chóng ở tháng thứ 7 đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ cũng có những sự thay đổi lớn. Vì vậy mẹ cần lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt để đảm bảo sức khoẻ và chuẩn bị tốt nhất cho thời khắc vượt cạn sắp tới.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Mẹ cần bổ sung đầy đủ protein, sắt, canxi trong chế độ ăn để đảm bảo sức khoẻ và hỗ trợ sự phát triển của xương và não bộ thai nhi.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày và khó tiêu. Những đồ ăn này cũng không tốt cho thai nhi.
- Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón, phù nề và giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn.
Khám thai và sinh hoạt
- Khám thai định kỳ rất quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
- Ngủ đủ giấc, nằm nghiêng bên trái để giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn và giảm áp lực lên cột sống.
- Những tháng cuối thai kỳ nên tránh làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh.
Theo dõi các dấu hiệu bất thường
- Nếu mẹ có hiện tượng đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo hoặc thai máy ít hơn bình thường, nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Các biểu hiện như phù chân quá mức hoặc huyết áp tăng cao có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, mẹ cần đặc biệt lưu ý và theo dõi thường xuyên nhé!
Tháng thứ 7 cũng là giai đoạn mẹ cảm nhận rõ hơn những chuyển động của bé. Lúc này, thai nhi đã có những cú đạp mạnh mẽ và phản ứng nhiều hơn với âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tích cực thai giáo để tương tác với bé nhiều hơn.
Khoá Thai giáo POH với hệ thống các bài thai giáo đa dạng được sắp xếp theo ngày sẽ giúp mẹ thực hành thai giáo một cách khoa học và dễ dàng. Những hoạt động thai giáo nghe nhạc, thai giáo vận động, thai giáo ánh sáng… không chỉ là cách để mẹ kich thích thai nhi tương tác mà còn giúp xây dựng nền tảng cho sự kết nối giữa mẹ và bé sau này. Bấm vào đây để hiểu thêm về Thai giáo!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----