Những bước chân đầu đời mở ra cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh mình. Đây là giai đoạn thú vị nhưng cũng đầy những thách thức đối với cả ba mẹ và trẻ. Ngay cả ngôi nhà thân yêu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy những phương pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em tại nhà là điều mà rất nhiều ba mẹ quan tâm.
Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho ba mẹ để đảm bảo an toàn khi ở nhà cho bé:
An toàn cho trẻ trong phòng tắm
- Không để trẻ trong phòng tắm, nhất là trong bồn nước một mình dù chỉ là một phút. Điều này áp dụng để đảm bảo an toàn cho bé kể cả khi trẻ đã ngồi được trên ghế tắm và biết lật ghế.
- Để các sản phẩm tẩy rửa, thuốc, vitamin, đồ vệ sinh cá nhân, dao cạo và các vật dụng dễ gây nguy hiểm xa tầm với của trẻ hoặc đóng nắp cẩn thận.
- Nếu sử dụng các thiết bị điện trong nhà tắm như dao cạo, bàn chải điện, máy sấy tóc hay máy nghe nhạc, mẹ hãy rút dây nguồn trước khi cho con vào phòng tắm.
- Đóng nắp bồn vệ sinh để trẻ không nghịch ngợm và rơi xuống bồn.
- Đặt thảm chống trượt dưới sàn, đề phòng nguy cơ trẻ trượt ngã.
Đặt thảm chống trượt và lau khô sàn khi cho trẻ bước vào
- Sử dụng nắp bảo vệ trên vòi tắm an toàn cho bé để ngăn ngừa bỏng.
- Cho nước lạnh vào bồn trước, sau đó cho thêm nước nóng để nước vừa đủ ấm thay vì cho luôn nước nóng vào ngay từ ban đầu.
- Nếu sàn nhà tắm ướt và trơn trượt, hãy lau khô sàn và lau khô chân con trước khi bước vào phòng tắm.
- Thoát hết nước trong bồn sau khi tắm xong.
An toàn cho trẻ trong phòng ngủ
- Khóa cửa cũi khi mẹ không ở trong phòng cùng trẻ.
- Không để dây điện hay ruy băng vướng vào cũi của trẻ. Đổi các ổ cắm thành loại ổ cắm điện an toàn cho trẻ em.
- Không dùng quây cũi vải để tránh không gian ngủ trở nên nóng nực hơn. Ngoài ra, quây cũi cũng tạo điều kiện cho trẻ trèo ra ngoài dễ dàng hơn.
- Nếu trẻ cố trèo hoặc nhảy ra khỏi cũi, mẹ có thể cân nhắc cho trẻ chuyển sang ngủ giường. Hãy lắp thêm thành giường và đặt thảm mềm dưới sàn đề phòng trẻ ngã khi ngủ.
- Không cho trẻ ngủ ở giường cao hoặc giường tầng cho đến khi được 6 tuổi.
Không cho trẻ ngủ ở giường cao trước 6 tuổi
- Khi sử dụng xong máy uốn/ép tóc, mẹ hãy để xa tầm với của trẻ và cất cẩn thận khi máy nguội hẳn.
- Nếu mua đồ chơi cho con, mẹ hãy làm theo hướng sử dụng của nhà sản xuất. Mua những đồ chơi an toàn cho bé dưới 1 tuổi và đảm bảo đồ chơi của trẻ không quá nặng và không làm đau trẻ khi ngã.
- Cất gọn hoặc cố định các vật nặng ở những khu vực trẻ hay leo trèo.
An toàn cho trẻ trong phòng bếp
- Giữ trẻ trong cũi nếu mẹ không ở cùng trong bếp.
- Vì phòng bếp là nơi dễ gây ra hỏa hoạn nhất nên mẹ cần hết sức lưu ý đến an toàn phòng bếp. Lắp đặt máy báo khói trong bếp hoặc gần bếp và kiểm tra pin mỗi tuần. Ngoài ra, mẹ có thể trang bị thêm bình chữa cháy hoặc chăn chữa cháy để thêm yên tâm.
- Không bế con khi nấu ăn hoặc khi đang bưng đồ ăn/đồ uống còn nóng.
- Không để đồ ăn, đồ uống nóng ở mép bàn hoặc ở trên cao và trong tầm với của trẻ.
- Xoay tay cầm của xoong nồi vào phía trong, tránh để trẻ với đến và tự làm đau mình.
- Lắp đặt bộ phận bảo vệ an toàn cho nồi để ngăn trẻ nghịch bếp và điều khiển lò nướng. Nếu mặt trước của lò đang nóng, mẹ cũng nên bổ sung thêm lớp bảo vệ để ngăn trẻ chạm vào.
- Nếu trẻ vẫn ngồi ghế cao hoặc ghế tập ăn, hãy gắn dây đai để đảm bảo an toàn và không để trẻ ngồi ăn một mình.
- Để dao, các đồ dễ vỡ, nồi lớn và các vật dụng gây nguy hiểm ở những chỗ an toàn, cách xa tầm tay của trẻ.
Để những dụng cụ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em
- Đặt ổ khóa, then cài vào tủ hoặc ngăn kéo.
- Đặt thùng rác vào tủ hoặc dùng loại thùng đảm bảo an toàn trong nhà bếp cho trẻ.
- Hướng trẻ ra khỏi những khu vực nguy hiểm bằng cách dành riêng cho trẻ một tủ đồ chơi với những đồ vật nhẹ và an toàn như cốc nhựa, bát nhựa.
- Không dùng khăn trải bàn, phòng trường hợp trẻ rút ra và làm đổ tất cả các đồ vật trên bàn.
- Vặn chặt nắp chai và nắp các vật dụng khác khi không dùng đến.
- Không đựng nước, chất tẩy rửa hay các chất lỏng khác trong thùng, xô và các vật đựng khác gần với tầm tay của trẻ.
- Rút phích cắm lò nướng, ấm đun nước và các thiết bị điện khác và cất gọn khi đã sử dụng xong. Ngoài ra, mẹ cần lắp đặt hệ thống điện một cách hợp lý để trẻ không dễ dàng tiếp xúc với dây điện, đảm bảo an toàn trong nhà bếp cho trẻ.
- Mẹ cũng nên sử dụng toàn bộ các ổ cắm an toàn cho trẻ trong phòng bếp.
An toàn cho trẻ trong phòng khách
- Đảm bảo trẻ không với đến các thiết bị tỏa nhiệt bằng cách lắp đặt bộ phận bảo vệ.
- Che chắn lò sưởi cẩn thận và cất kỹ củi, diêm và bật lửa.
- Dọn dẹp để sàn nhà có thêm không gian chơi cho con.
- Cất gọn dây điện vào sau các thiết bị hoặc mua vỏ bọc dây để đảm bảo an toàn. Tương tự như trong phòng ngủ, ba mẹ nên đổi tất cả ổ điện thành ổ cắm điện an toàn cho trẻ em. Ba mẹ có thể mua những ổ điện an toàn cho bé dễ dàng ở các cửa hàng điện gia dụng.
- Không để trẻ leo lên các đồ đạc trong nhà vì trẻ rất dễ ngã.
- Gắn miếng bảo vệ góc và cạnh của các đồ vật như miếng bọc góc bàn, miếng bọc cạnh bàn... để bảo vệ trẻ khi trẻ đi, trèo hoặc khi con đã cao hơn.
Gắn miếng bọc góc bàn, cạnh bàn để phòng tai nạn
- Cẩn thận với các đồ vật cao và không chắc chắn như giá sách, đèn bàn hoặc ngăn kéo của tủ. Chúng rất dễ rơi khi trẻ trèo lên; do đó, mẹ nhớ cố định cho chắc chắn.
- Treo tivi trên cao, sát vào tường hoặc đặt ở bề mặt rộng, chắc và gần tường.
- Túi xách có thể chứa thuốc, vật dụng vệ sinh cá nhân và các chất gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, mẹ hãy cất thật cẩn thận khi về đến nhà.
- Dán cửa trượt và cửa kính với những miếng dán nhiều màu sắc để trẻ không vô tình đâm vào mỗi khi chạy nhảy.
- Không đặt các loại cây không an toàn với trẻ trong phòng khách và trong nhà.
Những điểm cần lưu ý khác khi giữ an toàn cho trẻ em tại nhà
- Lắp máy báo động khí CO nếu trong nhà có các thiết bị đốt lửa như nồi hơi và bếp ga.
- Đặt các vật dụng thấp xa cửa sổ để tránh trường hợp trẻ trèo qua cửa sổ ra ngoài. Nếu trẻ đã với đến cửa sổ, hãy lắp thêm lớp bảo vệ hoặc khóa trẻ em.
- Không để các loại dây hay chuỗi hạt gần khu vực chơi của trẻ.
- Nếu nhà có cầu thang, mẹ nên lắp đặt lan can để trẻ lên xuống an toàn hơn.
- Đảm bảo các ổ điện đáp ứng các tiêu chuẩn về tính an toàn.
- Lắp đặt miếng kê cửa, miếng bảo vệ ngón tay và nút chặn cửa để tránh trẻ bị dập ngón tay khi mở hoặc đóng cửa.
- Thiết kế một lối thoát hiểm trong nhà và giải thích cho trẻ hiểu quy trình thực hiện. Cửa trước và cửa sau nên được thiết kế với khóa mở không cần chìa để kịp ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm tra máy báo khói hằng tuần và chú ý thay pin để đảm bảo máy hoạt động chính xác.
- Không hút thuốc trong nhà, ngay cả khi trẻ không ở nhà.
- Cất thuốc lá, đồ uống có cồn, thuốc men và các sản phẩm tẩy rửa ở những nơi mà trẻ không tiếp cận được.
Mẹ cần trang bị thêm những gì để đảm bảo an toàn cho bé khi ở nhà?
- Tham gia các khóa học về sơ cứu ban đầu cho trẻ sơ sinh
- Tham khảo các video hướng dẫn chi tiết và thực hành nhiều lần
- Tìm hiểu thông tin về đảm bảo an toàn cho trẻ em khi ra ngoài
Nguồn: Babycentre
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo