Bé bị sâu răng - Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con?

đăng bởi Minh Tâm

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Ba mẹ cần dạy bé đánh răng đúng cách, hướng dẫn các bước đánh răng, xử lý khi trẻ nuốt kem đánh răng, cùng con xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý đến việc chọn bàn chải đánh răng lông mềm cho bé và tham khảo cách chọn kem đánh răng cho trẻ em. Thật không hề đơn giản chút nào đúng không ba mẹ? Nhưng hãy yên tâm vì POH sẽ đồng hành cùng ba mẹ và đem lại những gợi ý hữu ích nhất. Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

 

Việc hướng dẫn con đánh răng đúng cách chính là bước đầu trong hành trình chăm sóc răng miệng cho bé. Ba mẹ cần sắp xếp lịch trình sinh hoạt để đảm bảo bé đánh răng đều đặn hai lần một ngày và thực hiện đầy đủ các bước chải răng đúng cách.  Đây chính là điều kiện tiên quyết để bé có một hàm răng trắng sáng và chắc khỏe ngay từ bé. 

Hướng dẫn chải răng đúng cách

Dưới đây là những bí quyết để hướng dẫn chải răng đúng cách cho bé. Ba mẹ hãy lưu lại ngay nhé! 

  • Đánh răng đều đặn hai lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần trước khi đi ngủ. 
  • Chọn bàn chải đánh răng lông mềm cho bé, đầu lông tròn và có độ dài ngắn khác nhau. Mẹ nhớ thay bàn chải răng của trẻ ít nhất 3 tháng một lần hoặc khi các đầu lông đã cứng và bị xòe ra. Ngoài bàn chải thường, mẹ có thể mua bàn chải điện cho bé 1 tuổi để dùng xen kẽ.
  • Chọn kem đánh răng an toàn cho bé. Mẹ hãy ưu tiên lựa chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp (khoảng 1000 ppm) để hạn chế các tác động xấu đến răng của con. 
  • Hướng dẫn đánh răng đúng cách: Chải răng chậm và nhẹ nhàng, đầu bàn chải chuyển động theo hình tròn, không chà mạnh từ răng này sang răng kia để tránh làm hỏng nướu.
  • Một điều ba mẹ cần nhớ khi dạy bé cách đánh răng là nhắc con tập trung vệ sinh kỹ từng vùng, sau đó mới chuyển qua vùng khác. Ngoài ra, con cần đánh cả mặt trong và mặt ngoài của răng cửa và răng hàm. Đồng thời chải hết vụn thức ăn dính giữa các kẽ răng. 
  • Quy trình chải răng đúng cách không thể thiếu bước nhổ kem đánh răng dư thừa. Ba mẹ khuyến khích bé nhổ hết kem đánh răng ra ngoài để tránh dư thừa fluor.
  • Đánh răng cùng con cũng là một ý kiến hay đó ba mẹ ạ! Đó là cơ hội để bé được quan sát và học theo từng thao tác đánh răng đúng cách của mẹ. Lúc này, ba mẹ chính là người thầy của con; vì vậy, nếu chưa tự tin về kỹ năng của mình thì ba mẹ có thể tìm hiểu cách đánh răng đúng chuẩn rồi hướng dẫn cho bé nhà mình nhé!

Đánh răng đúng cách là một thói quen tốt cho răng miệng 

Dạy bé đánh răng đúng cách đồng nghĩa với việc tạo cho bé một thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng. Với bất kỳ thói quen mới nào thì bé đều cần thời gian để thực hành. Vì vậy,  bé không muốn  lúc mới đầu là một phản ứng hết sức bình thường. 

Ngoài ra, lúc đầu, bé có thể chưa thực hiện đầy đủ các bước đánh răng đúng cách, nhưng với sự kiên trì hướng dẫn của ba mẹ thì bé chắc chắn sẽ làm tốt.

Bàn chải ngộ nghĩnh cho bé thêm yêu đánh răng

Trẻ nuốt kem đánh răng có sao không?

Ngậm kem đánh răng, nuốt kem đánh răng là “sự cố” mà hầu như bé nào cũng gặp phải khi tập đánh răng. Nếu nuốt quá nhiều, con có thể bị nhiễm fluor. 

Nhiễm fluor thường  hại cho men răng, khiến răng bị ố màu mất thẩm mỹ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm fluor còn có thể làm cho răng xuất hiện các vết lốm đốm. Tuy nhiên, hiện tượng này không quá phổ biến ở trẻ nhỏ. 

Tốt nhất là, sau các bước đánh răng, mẹ cần hướng dẫn bé thủ tục cuối cùng và không kém phần quan trọng. Đó là nhổ hết kem đánh răng ra ngoài và súc miệng thật sạch với nước. 

Ngoài ra, mẹ cần để tuýp kem đánh răng tránh xa tầm tay của trẻ, tránh để trẻ với lấy rồi vô tình ăn và nuốt phải. Trong trường hợp sơ suất để con nuốt quá nhiều kem đánh răng, ba mẹ hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám. 

Cách chọn kem đánh răng cho trẻ em

Mẹ nên chọn kem đánh răng vị bạc hà hoặc vị trung tính. Vì các loại kem đánh răng có vị ngọt hoặc vị trái cây dễ kích thích bé nuốt phải.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại kem đánh răng trẻ em nuốt được. Đây có thể là một giải pháp hữu hiệu cho những bé mới tập đánh răng và chưa biết nhổ.. Tuy nhiên, ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ sản phẩm an toàn nhất  trước khi quyết định mua cho bé. 

 

 

Ăn gì để giúp răng bé luôn chắc khỏe? 

Song song với việc dạy bé đánh răng đúng cách, ba mẹ cần phải xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng, trong đó có bảo vệ răng miệng và ngừa sâu răng cho bé. 

Việc lựa chọn thực phẩm và sắp xếp các bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng rất lớn đến việc răng bé có chắc khỏe hay không, có bị sâu hay không. 

Các loại trái cây tốt cho răng bé 

Khi xây dựng chế độ ăn uống cho bé, mẹ cần ưu tiên các thực phẩm tốt cho răng, trong đó không thể kể đến các loại rau củ và trái cây tươi. Những loại hoa quả tốt cho răng lợi bao gồm dâu tây, dứa, lê, dưa hấu, chuối… Đây đều là những loại trái cây dễ tìm mua và mẹ có thể cho bé ăn đổi bữa hằng ngày. 

Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh, các loại hạt và đậu nành cũng nằm trong nhóm những “thực phẩm vàng” cho răng miệng. 

Dâu tây là một trong những loại hoa quả tốt cho răng lợi của bé

Bổ sung canxi giúp răng chắc khỏe

Canxi là dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng. Bổ sung canxi cho răng là một cách để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé. Các sản phẩm làm từ sữa như phô mai và sữa tươi là nguồn thực phẩm cung cấp lượng canxi dồi dào. 

Nếu con không uống được nhiều sữa, mẹ có thể cho con ăn sữa chua hoặc phô mai đều được. 

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D tốt cho răng

Ngoài canxi, bữa ăn hằng ngày của trẻ cũng cần bổ sung thêm vitamin D - một dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm trứng, cá béo, bơ thực vật và ngũ cốc ăn sáng. 

Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D cũng mang đến những lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là ngừa sâu răng cho bé. Ba mẹ cần bổ sung thực phẩm này cho con trong giai đoạn 6 tháng đến 5 tuổi để con phát triển tốt nhất về răng miệng và sức khỏe toàn diện. 

Các thực phẩm cần hạn chế 

Đồ ăn, thức uống có nhiều đường tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng và sản sinh ra axit. Lượng axit này sẽ tấn công lớp ngoài cùng của răng, dẫn đến tình trạng bé bị sâu răng. 

Nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm nhiều đường, lượng axit tiếp tục tăng lên và tình trạng sâu răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế cho con ăn kẹo, bánh, socola và đồ ăn vặt nhiều đường. Để chiều lòng bé thì mẹ chỉ cho ăn một lượng nhỏ hoặc ăn sau khi kết thúc bữa chính. 

Thêm vào đó, mẹ cũng không nên cho bé uống các loại nước có ga, chứa nhiều đường và axit, kể cả nước ép trái cây hay nước ngọt đóng chai. Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe của trẻ như nước lọc hay sữa. 

Nước uống có ga, nước ép đóng chai là tác nhân khiến răng bé không “khỏe” 

Nếu cho con uống nước ép trái cây, mẹ nên pha loãng với nước với tỉ lệ 1:10 và cho uống sau bữa ăn. Dụng cụ uống nước cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển răng miệng của trẻ. Mẹ không nên cho con uống bằng chai hoặc bình tập uống vì bé sẽ ngậm nước trong miệng lâu hơn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng.

Uống bằng ống hút giúp đồ uống di chuyển từ cốc đến thẳng phần họng mà không tiếp xúc nhiều với răng. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dùng cốc hoặc cốc chảy tự do, vừa an toàn cho răng miệng, vừa rèn luyện cho bé kỹ năng tập uống nước bằng cốc. 

 

 

Cách giảm thiểu đường trong chế độ ăn của bé

Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” quả là không sai. Trước khi răng bé xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng như ố vàng hay bị sâu gây mất thẩm mỹ và đau đớn,  mẹ hãy “phòng” trước bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm có đường. 

Nếu việc cấm hoàn toàn đồ ngọt quá khắc nghiệt với bé thì mẹ có thể cắt giảm số lượng và tần suất ăn đồ ngọt của con. Con càng ăn nhiều đồ có đường thì vi khuẩn sẽ tích tụ càng nhiều trong khoang miệng. Lúc đó, nguy cơ bé bị sâu răng là điều không tránh khỏi. 

Hãy hạn chế cho trẻ ăn và uống những thực phẩm có đường trong bữa ăn. Dù đó là đồ mẹ tự làm. Thỉnh thoảng, mẹ có thể cho con ăn một lát bánh mỏng hoặc miếng socola nhỏ sau bữa ăn để đỡ cơn thèm ngọt. 

Nho khô hay các loại trái cây sấy dẻo cũng có chứa đường và nằm trong nhóm những thực phẩm hạn chế cho trẻ ăn. Mẹ nhớ là chỉ cho bé ăn sau bữa chính, hạn chế tần suất ăn, đồng thời khuyến khích con ăn những món ăn vặt lành mạnh hơn như thanh rau củ, trái cây tươi và sữa chua. Sau khi ăn xong, mẹ nhớ nhắc con súc miệng hoặc đánh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.

Các loại trái cây sấy dẻo cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng của bé 

Khi nào bé cần gặp nha sĩ? 

Nếu bé chưa đi khám nha sĩ lần nào kể từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên thì mẹ đừng chần chừ thêm nữa. Tuổi thọ của răng sữa rơi vào khoảng 10 năm. Những thói quen tốt cho răng miệng là điều rất cần thiết để hàm răng của bé luôn chắc khỏe và trắng sáng. 

Nha sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những phương pháp để ngăn ngừa và tiến hành điều trị các vấn đề về răng của bé (nếu có). Do đó, mẹ đừng chần chừ để đến lúc răng con bị sâu hoặc thủng lỗ mới cho đi khám. Bé cần đến nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.

Nếu được tiếp xúc với phòng khám nha khoa từ nhỏ, bé sẽ bớt lo lắng hơn mỗi lần được bác sĩ thăm khám răng. Hãy tạo không khí vui tươi và tích cực mỗi lần đến phòng khám, ngay cả khi mẹ cũng không thích những lần kiểm tra răng cho lắm. 

Ngừa sâu răng cho bé như thế nào? Trị răng sâu cho bé bằng cách gì? 

Fluor giúp tăng cường men răng và chống sâu răng cho trẻ. Một số bé rất dễ bị sâu răng và nha sĩ thường khuyên mẹ nên  bổ sung fluor và dùng  kem đánh răng có chứa fluor. Tuy nhiên, luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào có bổ sung fluor. 

Nếu bé bị sâu răng hoặc có những biểu hiện sâu răng thì nha sĩ sẽ tiến hành phương pháp vecni fluor để tạo một lớp màng bảo vệ răng, tăng cường tái tạo lớp khoáng cho men răng. Sau điều trị, mẹ hãy thường xuyên theo dõi tình hình và thông báo cho nha sĩ để tiến hành các biện pháp điều trị tiếp theo (nếu cần).

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo