Mẹ bầu bị nghẹt mũi, chảy máu cam

đăng bởi

Người ta nói lúc mang thai là cả một hành trình vất vả, điều ấy thật đúng đắn đó các mẹ ạ.

Trong thai kỳ, mẹ bầu phải gặp phải hàng tá các vấn đề khác nhau, một trong số đó là nghẹt mũi và chảy máu cam. Sẽ chẳng lạ lẫm gì khi một ngày thức dậy mà mẹ hỉ mũi ra máu. Với vấn đề này thì mẹ bầu cần thêm thông tin và cách giải quyết như thế nào?

 

 

Vì sao mẹ bị chảy máu cam khi mang thai?

Chảy máu cam rất phổ biến khi mang thai. Cứ 8 mẹ lại có 1 mẹ bị chảy máu mũi. Trên thực tế, khả năng chảy máu cam tăng gấp đôi khi đang mang bầu.

Hormone progesterone và estrogen trong thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu. Estrogen khiến cách mạch máu mở rộng ra (giãn ra). Progesterone làm gia tăng nguồn cung máu, tạo áp lực lên tĩnh mạch mỏng manh trong mũi.

Các lớp lót ẩm trong mũi (màng nhầy) có thể bị sưng và khô. Mẹ có thể cảm thấy tồi tệ hơn vào mùa đông, khi cái lạnh ùa về, và căn nhà thì khô và ấm bởi hệ thống sưởi tại gia.

Những điều này khiến cho các mạch máu trong mũi dễ dàng vỡ ra, khiến mẹ bị chảy máu một chút. Kể cả khi mẹ không bị chảy quá nhiều máu, mẹ có thể nhận thấy những vệt máu trên khăn khi xì mũi.

Mẹ bầu bị chảy máu cam

Mẹ bầu bị chảy máu cam

Vậy nên việc bà bầu chảy máu cam khi mang thai là chuyện không cần quá lo lắng khi chúng không quá nặng nề và không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác.

Rất hiếm trường hợp chảy máu cam trong thai kỳ ảnh hưởng đến chuyện sinh con. Nếu như bạn bị chảy máu cam 3 tháng cuối thai kỳ có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ.

Nếu như bà bầu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần 1 tuần thì có thể tới gặp bác sĩ xem mình có bị bệnh gì khi mang thai nghiêm trọng không.

Làm thế nào để ngưng chảy máu mũi?

Chảy máu mũi hầu hết bắt đầu từ những mạch máu nhỏ ở trước mũi bạn, và khá dễ để ngăn chặn chúng.

Chảy máu mũi nếu bắt đầu từ những mạch máu lớn phía sau của mũi, thường nặng hơn và khó để ngăn chặn.

Dưới đây là những việc cần làm khi bị chảy máu mũi

  • Ngồi xuống và giữ chắc phần mềm mại ngay trước lỗ mũi. Thở bằng miệng.
  • Giữ khoảng 10-15 phút, không lỏng tay.
  • Nghiêng người ra trước, mở miệng, để máu chảy từ từ qua mũi, hoặc mẹ có thể nhổ máu vào một cái bát hoặc chậu. Điều này giúp giảm lượng máu chảy xuống họng và vào dạ dày, có thể khiến mẹ cảm thấy buồn nôn.
  • Bọc một túi chườm đá hoặc rau đông lạnh trong một chiếc khăn hoặc vải rồi đặt lên sống mũi.
  • Hãy đứng thẳng thay vì ngồi xuống. Điều này giúp giảm huyết áp trên các mạch máu mũi và ngăn máu chảy. 

Chỉ nằm nghiêng về một bên nếu cảm thấy choáng.

 

 

Để ngăn máu cháu lần nữa, trong vòng 24h sau, không:

  • Nằm thẳng
  • Xì hoặc ngoáy mũi
  • Tập thể dục mạnh
  • Nâng, vác nặng
  • Uống đồ uống có cồn hoặc đồ nóng, bởi những chất này có thể khiến mạch máu giãn ra.

Để tránh hiện tượng chảy máu cam bà bầu nên làm gì?

  • Bà bầu nên hít thở nhẹ nhàng thôi và nhớ để miệng mở khi hắt xì.
  • Không nên sinh hoạt hoặc ngủ trong phòng quá nóng và hạn chế tiếp xúc trong môi trường khô, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn có thể tạo khí ẩm trong nhà để bài bầu thoải mái hơn.

Mẹ bầu cần giữ ấm vào mùa đông để tránh tình trạng chảy máu cam

Mẹ bầu cần giữ ấm vào mùa đông để tránh tình trạng chảy máu cam

  • Những chất kích thích như khói thuốc, rượu bia sẽ khiến cho bà bầu chảy máu cam nhanh hơn đấy.
  • Có thể dùng dầu bôi hoặc sáp có sẵn tại các cửa hàng thuốc để giúp mũi giữ ẩm. Một mẹo khác đó là nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng để ngăn ngừa chảy máu cam.
  • Việc lạm dụng quá nhiều thuốc xịt mũi, giảm đau cũng có thể gây khô lớp nhầy hay kích ứng mũi.

Bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Trước hết mẹ bầu nhớ uống đủ nước để giữ độ ẩm cho bộ phận màng nhầy ở mũi. Lưu ý vấn đề bổ sung khoáng chất và vitamin đầy đủ nhé để giảm nguy cơ bị chảy máu cam.

Ngoài ra mẹ bầu nên lưu ý, khi chảy máu cam từ phần sau của mũi và trào ngược ra cũng là một trường hợp nguy hiểm đó các mẹ ạ. Khi tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp mẹ có phương án cầm máu và chữa trị nhanh chóng. 

Chảy máu mũi có nguy hiểm với mẹ và bé không?

Chảy máu mũi khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu nặng sau sinh.

Một nghiên cứu lớn cho thấy nguy cơ băng huyết là cứ 10 phụ nữ lại có 1 phụ nữ bị chảy máu cam khi mang thai, so với số lượng phụ nữ không chảy máu cam là 1/17. Tuy vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn chảy máu cam làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng này.

Rất hiếm khi chảy máu cam ảnh hưởng đến sinh nở. Tuy vậy, nếu mẹ bị chảy máu cam nghiêm trọng trong 3 tháng cuối, bác sĩ sản khoa có thể khuyên mẹ sinh mổ.

Một khả năng nhỏ là quá trình sinh con có thể gây ra chảy máu cam khó kiểm soát. Đội ngũ y tế sẽ giúp mẹ cân nhắc những rủi ro và lợi ích.

 

 

Khi nào mẹ cần đến sự trợ giúp?

Gặp bác sĩ nếu mẹ bị chảy máu cam thường xuyên. Mẹ có thể được kê một loại kem sát trùng, hoặc bác sĩ sẽ đốt mạch máu mũi có vấn đề và sau đó kê toa kem. Đốt mạch máu mũi là chặn điểm chảy máu lại bằng cách đốt nó. Mẹ sẽ không cảm thấy gì cả, vì bác sĩ sẽ xịt thuốc gây mê vào bên trong mũi.

Bác sĩ có thể giới thiệu mẹ tới bệnh viện để chữa trị. Ngưng chảy máu mũi sau rất khó bởi các mạch máu ở đó lớn hơn.

Nếu ngay từ đầu mẹ bị chảy máu mũi nặng, và không dừng lại sau khi đã tạo áp lực lên mũi 20 phút, mẹ hãy đi thẳng tới khoa tai nạn và cấp cứu tại bệnh viện (A&E). Dưới đây là những dấu hiệu mẹ cần trợ giúp y tế khẩn cấp:

  • Máu chảy ra từ miệng.
  • Máu cam quá nhiều khiến mẹ cảm thấy khó thở.
  • Mẹ đã nuốt quá nhiều máu đến mức nôn mửa.

Khi mẹ đã tới ở bệnh viện, bác sĩ sẽ cố gắng tìm vị trí chảy máu để có thể đốt bỏ nó.

Sau khi đốt mạch máu mũi, bác sĩ có thể sẽ chặn điểm chảy máu lại bằng cách sử dụng bạc nitrat trên đầu tăm bông. Nếu mẹ bị chảy máu cam rất nặng, điểm chảy máu có thể phải chặn lại bởi một dòng điện (đốt điện). Những cách chữa trị này không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé.

Nếu phương pháp đốt mạch máu không hiệu quả, hoặc rất khó để thấy dòng máu chảy bắt nguồn từ đâu, bác sĩ sẽ đưa một cái bấc mũi vào bên trong mũi. Bấc mũi sẽ tạo áp lực lên điểm chảy máu và ngăn chặn dòng chảy.

Bấc sẽ được đặt ở đó một thời gian, vậy nên mẹ sẽ được đưa vào phòng tai, mũi, họng để quan sát. Nếu mẹ được xuất viện, mẹ sẽ phải quay lại để tháo chiếc bấc mũi ra.

Nếu mẹ bị chảy máu cam nặng, mẹ sẽ được đưa vào viện để làm tiểu phẫu. Bác sĩ buộc các mạch chảy máu (thắt). Bởi mẹ đang mang thai, có thể mẹ sẽ được gây tê cục bộ hơn là gây tê toàn thân để làm tê liệt vùng đó.  

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti