MỤC LỤC
Mang thai con bao nhiêu tuần thì sinh?
Dấu hiệu sắp sinh con so chuẩn nhất
Một số câu hỏi thường gặp về mang thai lần đầu và sinh con so
Mang thai lần đầu tiên, hay còn gọi là mang thai con so, luôn có nhiều bỡ ngỡ và hồi hộp với các mẹ. Một trong những câu hỏi được nhắc tới nhiều nhất chính là mang thai con so bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh con so có đúng ngày dự sinh không? Và bài viết này sẽ trả lời thật chi tiết cho các mẹ!
Mang thai con so là gì?
Mang thai con so là cách gọi dân dã khi người mẹ mang thai lần đầu. Đây là một cột mốc đáng nhớ của các gia đình khi lần đầu lên chức bố mẹ.
Mẹ sẽ trải qua vô vàn cảm xúc, từ hạnh phúc, hồi hộp cho đến những lo âu về quá trình vượt cạn. Bên cạnh đó, mang thai con so thường đi kèm với nhiều thay đổi lớn trong cơ thể người mẹ. Đây cũng là lúc mẹ bầu bắt đầu tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, và chuẩn bị tinh thần để chào đón thiên thần nhỏ một cách tốt nhất.
Mang thai con so là mang thai đứa con đầu tiên
Mang thai con bao nhiêu tuần thì sinh?
Con so thường sinh vào tuần thứ mấy?
Thông thường, thai kỳ của mẹ kéo dài từ 38 đến 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Theo dân gian thì thai kỳ sẽ tính 9 tháng 10 ngày (280 ngày), tương đương với 40 tuần thai và được coi là thai đủ ngày.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng sinh đúng vào thời gian dự kiến. Nhất là với các mẹ mang thai lần đầu, ngày thực sinh có thể lệch nhiều so với ngày dự sinh. Thường các mẹ sinh con đầu lòng sẽ sinh sớm hơn 1-2 tuần, nghĩa là mẹ sinh con so vào khoảng 38 - 40 tuần. Nếu mẹ sinh khi bé 38 tuần thì con đã được gần 9 tháng thai kỳ, em bé hoàn toàn khỏe mạnh để chào đời.
Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp mẹ mang con so nhưng quá 40 tuần (thai già) mới sinh, thậm chí là quá ngày dự sinh. Nếu gặp trường hợp này, mẹ hãy chú ý theo dõi với bác sĩ để đảm bảo em bé trong bụng vẫn phát triển ổn định.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sinh con so
Thời điểm sinh con so sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể kể tới như:
- Sức khỏe của mẹ: Mẹ bầu có sức khỏe tốt, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thường có khả năng sinh con gần với ngày dự sinh hơn. Ngược lại, nếu mẹ gặp một số vấn đề sức khỏe như cao huyết áp hay tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ sinh sớm hơn.
- Sự phát triển của thai nhi: Nếu thai nhi khỏe mạnh, phát triển đầy đủ mà không gặp biến chứng thường có thể ổn định đến những tuần cuối cùng mà không cần can thiệp.
- Yếu tố di truyền: Di truyền từ gia đình cũng có thể tác động đến thời điểm sinh. Nếu trong gia đình có chị em sinh con sớm hoặc muộn, khả năng mẹ cũng sẽ gặp tình huống tương tự.
- Các vấn đề y tế khác: Nếu mẹ hoặc thai nhi không may gặp một vài biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp để thai nhi trào đời sớm hơn ngày dự sinh.
Con so thường sinh sớm hơn ngày dự sinh
Rất nhiều trường hợp mang thai con so thường sinh sớm, vì vậy mẹ nên theo dõi sát sao thai kỳ và nghe theo tư vấn từ bác sĩ để chuẩn bị tốt nhất. Nên đặc biệt lưu ý tới thời điểm 1-2 tuần trước ngày dự sinh để sẵn sàng cho dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu sắp sinh con so chuẩn nhất
Với các mẹ mang bầu lần 2, lần 3 đã phần nào có kinh nghiệm về cảm giác khi sắp chuyển dạ. Nhưng các mẹ mang thai con so lần đầu thì chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ. Và dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ đau bụng đẻ, các mẹ hãy tham khảo từ sớm để có sự chuẩn bị ngay khi nhận thấy cơ thể thay đổi nhé!
Bụng bầu tụt xuống
Càng gần đến ngày sinh, cơ thể mẹ càng nặng nề. Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần đó là bụng bầu tụt xuống thấp hơn vì em bé đang di chuyển về phía xương chậu. Vì là lần đầu mang thai nên mẹ sẽ cảm thấy căng tức rõ ràng ở vùng bụng dưới và xương chậu, báo hiệu sắp đến thời gian sinh nở. Ở các lần mang thai sau, vì phần cơ này đã hơi giãn ra nên cảm giác không quá căng chặt và khó nhận biết hơn.
Cơn gò tử cung xuất hiện thường xuyên
Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu quan trọng báo hiệu mẹ đang tiến gần đến quá trình chuyển dạ. Các cơn gò thường xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, mạnh và kéo dài từ 30 giây đến 1 phút, thường cách nhau khoảng 5-10 phút. Khác với cơn gò giả sẽ giảm bớt khi mẹ đổi tư thế, cơn gò đau đẻ sẽ ngày càng trở nên mạnh và đau hơn.
Đau bụng và xuất hiện cơn gò tử cung là dấu hiệu rõ ràng mẹ sắp sinh
Xuất hiện dịch nhầy báo hiệu sắp sinh (bong nút nhầy)
Dịch nhầy cổ tử cung, còn gọi là dịch báo dạng nhầy, thường có màu hồng vì lẫn một ít máu. Đây là dấu hiệu cổ tử cung bắt đầu mở rộng, nút nhầy bong ra, chuẩn bị cho em bé chào đời. Nếu thấy hiện tượng này, mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu khác để sẵn sàng nhập viện khi cần.
Cảm giác đau lưng và xương chậu
Khi chuyển dạ em bé tụt xuống thấp hơn và mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ áp lực lên vùng xương chậu và đau nhức ở lưng dưới. Cảm giác này có thể giống như đau mỏi lưng trong kỳ kinh nguyệt nhưng đau hơn. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thời điểm chuyển dạ đã gần kề.
Rỉ nước ối hoặc vỡ ối
Vỡ nước ối là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ đã chuyển dạ. Nước ối thường trong suốt hoặc hơi vàng nhạt, có thể rò rỉ từ từ hoặc chảy ra ồ ạt. Nếu thấy hiện tượng này, mẹ cần nhập viện ngay để em bé được sinh ra trong điều kiện an toàn.
Nhận biết được những dấu hiệu trên sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho trình sinh nở an toàn. Đặc biệt là lần mang thai con so chưa có kinh nghiệm, mẹ càng cần chú ý hơn để quá trình vượt cạn được thuận lợi.
Một số câu hỏi thường gặp về mang thai lần đầu và sinh con so
Mẹ có cần nhập viện ngay khi có dấu hiệu sắp sinh con so không?
Nếu mẹ bầu đau bụng, có dấu hiệu vỡ nước ối hoặc các cơn gò tử cung xuất hiện liên tục cách nhau 5 phút, hãy nhập viện ngay lập tức. Việc này giúp mẹ yên tâm hơn vì đây là lần đầu sinh, và hai mẹ con cũng được theo dõi và hỗ trợ kịp thời trong quá trình chuyển dạ.
Mẹ bầu nên làm gì để giảm lo lắng trước khi sinh?
Lần đầu vượt cạn nên cảm giác lo lắng là điều dễ hiểu, đặc biệt với mẹ mang thai con so. Để giảm bớt căng thẳng, mẹ có thể:
- Tập hít thở sâu và thực hành các bài tập thư giãn khi chuyển dạ
- Hỏi người thân hoặc các mẹ bầu khác để về kinh nghiệm đi sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết và lên kế hoạch cụ thể cho ngày sinh để cảm thấy yên tâm hơn.
Cần chuẩn bị gì khi đi sinh lần đầu?
Để tránh quên các vật dụng quan trọng, mẹ nên chuẩn bị giỏ đi sinh từ sớm:
- Chọn trước bệnh viện uy tín, thuận tiện di chuyển và gần nhà càng tốt
- Hồ sơ y tế: Bao gồm tất cả các kết quả khám thai, xét nghiệm và giấy tờ cần thiết.
- Vật dụng cho mẹ: Quần áo thoải mái, đồ vệ sinh cá nhân, bỉm cho mẹ và bé.
- Vật dụng cho bé: Tã lót, quần áo sơ sinh, khăn mềm.
- Các đồ dùng phụ: Bình sữa, gối nhỏ, phích nước và các món đồ mẹ cảm thấy cần thiết để sử dụng trong thời gian ở bệnh viện.
Sự chuẩn bị kỹ càng và nắm vững thông tin sẽ giúp mẹ tự tin hơn khi bước vào hành trình chào đón bé yêu!
Bài viết trên đây đã giúp mẹ biết mang thai con so bao nhiêu tuần thì sinh và những thông tin liên quan đến lần đầu chuyển dạ. Chúc các mẹ sẽ an toàn và thuận lợi cho lần đầu vượt cạn! Trong thời gian thai kỳ, đừng quên thực hành Thai giáo thường xuyên để mẹ khỏe con thông minh mẹ nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----