Làn da trong thai kỳ: Da sạm đen khi mang thai

đăng bởi Tiên Tiên

Mang thai gây ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể mẹ, trong đó làn da của mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt và dễ nhận thấy nhất. Các mẹ bầu thường có vùng da mặt bị nám, thâm sạm lại và đặc biệt là một sọc nâu dưới bụng. Vậy nguyên nhân gây nám da là gì và làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Mời các mẹ cùng tìm hiểu.

Nám da khi mang thai có bình thường không?

Việc xuất hiện các đốm mờ tối màu khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, tình trạng đó được gọi là nám da (melasma) hoặc rám má (chloasma). 

Nám da đôi khi cũng được cho là “mặt nạ” của thai kỳ vì các vết mờ thường xuất hiện xung quanh môi trên, mũi, xương gò má và trán giống như mặt nạ.

 Trong thai kỳ làn da mẹ bầu sẽ cảm nhận được làn da của mình thay đổi rõ rệt

Các mẹ cũng có thể phát triển các mảng tối trên má, dọc theo xương hàm hoặc trên cẳng tay và các bộ phận tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hơn nữa, những vị trí vốn sẫm màu - chẳng hạn như núm vú, tàn nhang, sẹo và phần da ở bộ phận sinh dục - có thể càng trở nên tối hơn khi mang thai. Điều này cũng có xu hướng xảy ra ở những khu vực có nhiều ma sát, chẳng hạn như nách và đùi trong.

Có thể mẹ quan tâm: Mụn trứng cá khi mang thai

Nguyên nhân gây nám da?

Nám được gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, điều này kích thích sự gia tăng tạm thời lượng melanin mà cơ thể sản xuất. Melanin là chất tự nhiên mang lại màu sắc cho tóc, da và mắt.

Phơi nắng cũng là một phần nguyên nhân. Phụ nữ có nước da sẫm màu có nhiều khả năng bị nám hơn những người có làn da sáng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nhiều khả năng bị nám do di truyền từ gia đình.

Đường sọc nâu có liên quan đến nám không?

Việc tăng lượng melanin gây ra các vết nám trên khuôn mặt, đồng thời cũng gây ra đường sọc nâu (linea nigra) hoặc đường sẫm màu chạy dọc xuống bụng.

Trước khi mang thai, đường trắng (linea alba) sẽ chạy từ rốn đến xương mu, mặc dù các chị em có thể không chú ý đến nó vì có cùng màu với phần còn lại của da.

Khi mang thai, sắc tố do tăng sản xuất melanin biến đường sọc trắng thành đường sọc nâu. 

 Nhiều chị em thắc mắc về đường sọc nâu ở bụng khi mang thai

Vài tháng sau khi sinh em bé, đường này có thể sẽ mờ dần và trở lại màu sắc giống như trước khi mang thai.

Ngăn ngừa nám da như thế nào?

Tất cả các thay đổi về sắc tố da do nám thường tự biến mất sau khi sinh, nhưng mẹ bầu cũng có thể làm theo những điều nho nhỏ để giảm thiểu các đốm sậm màu trên da khi mang thai một cách an toàn :

  • Sử dụng kem chống nắng. Điều này rất quan trọng vì việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ mặt trời sẽ gây ra nám và tăng cường thay đổi sắc tố. Hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng (công thức bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB) với chỉ số SPF 30 trở lên mỗi ngày, ngay cả khi trời không nắng và thường xuyên bôi lại vào ban ngày nếu bạn ở ngoài trời. 

Ngay cả khi không có kế hoạch rời khỏi nhà hoặc dành nhiều thời gian bên ngoài thì vẫn nên áp dụng biện pháp chống nắng như một phần thói quen buổi sáng.

Học viện Da liễu Hoa Kỳ cảnh báo rằng làn da của mỗi người đều sẽ tiếp xúc với một lượng tia UV đáng kể mỗi khi đi bộ xuống phố, đi xe hơi hoặc thậm chí ngồi bên trong gần cửa sổ.

Khi ở bên ngoài, hãy đội một chiếc mũ rộng vành cũng như áo sơ mi dài tay nếu có những thay đổi sắc tố trên cánh tay.

Hạn chế thời gian ở ngoài nắng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và chắc chắn tránh xa các tiệm tắm nắng nhé.

  • Đừng wax lông. Sử dụng sáp để loại bỏ lông có thể gây viêm da làm xấu đi tình trạng nám, đặc biệt là ở các khu vực của cơ thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi sắc tố.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây dị ứng. Sữa rửa mặt và kem bôi mặt gây kích ứng da có thể làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng kem che khuyết điểm. Nếu các vết đốm tối màu khiến bạn không thoải mái, hãy che bớt chúng bằng cách trang điểm với các tông màu trắng và vàng nhé. Đừng sử dụng các sản phẩm tẩy trắng da khi đang mang thai.

Mẹ vẫn sẽ bị nám sau khi mang thai?

Nám thường mờ dần mà không cần điều trị sau khi sinh con. Các đốm sậm màu có thể sẽ mờ dần trong vòng một năm sau khi sinh, và làn da sẽ trở lại màu bình thường, mặc dù đôi khi những vết nám không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Đối với một và chị em, các biện pháp tránh thai có chứa estrogen (như thuốc tránh thai tổng hợp, miếng dán và vòng âm đạo) cũng có thể góp phần gây nám. Vì vậy nếu nám da gây khó chịu cho bạn, hãy xem xét lựa chọn một phương pháp tránh thai khác.

Nếu da vẫn còn mờ vài tháng sau khi sinh và làm mẹ khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ da liễu về các lựa chọn để điều trị nám.

Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một loại kem tẩy trắng có chứa hydroquinone (và có thể là kem chống nắng), một loại thuốc bôi có chứa tretinoin (Retin-A) hoặc một loại hoạt chất lột da như axit glycolic.

Nếu mẹ đang cho con bú hoặc dự định tiếp tục có thai sớm, hãy cho bác sĩ biết và kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị không kê đơn nào nhé.

Đồng thời các mẹ cũng đừng nên mong đợi kết quả tức thì - có thể mất nhiều tháng để thấy được sự cải thiện này.

Nếu các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể làm sáng các đốm đen thông qua phương pháp điều trị bằng laser, nhưng đó không phải là lựa chọn đầu tiên.

Dù thế nào thì mẹ hãy tiếp tục bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, mặc áo chống nắng và tránh ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm nhé.

Những đốm sẫm màu có thể là dấu hiệu của bệnh không?

Một vài loại đốm sẫm màu trên da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc các vấn đề y tế khác.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu có thay đổi về sắc tố da hay nếu mẹ bị đau nhức, đỏ tấy hoặc chảy máu, hoặc nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, hình dạng và kích thước của nốt ruồi.

Nếu có các triệu chứng đó, mẹ bầu có thể được giới thiệu đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

---

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti