Khám thai lần đầu và những điều ba mẹ cần nắm rõ

đăng bởi

 

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Ngay sau khi có được kết quả thử thai dương tính tại nhà, mẹ nên đặt ngay một hẹn lịch khám thai với bác sĩ hoặc với trung tâm sinh nở uy tín. Giai đoạn này thai nhi có thể đang trong giai đoạn 4-5 tuần tuổi.

Nếu vẫn chưa chọn được bác sĩ chăm sóc riêng hoặc nơi thăm khám uy tín, mẹ vẫn cần phải đưa ra lựa chọn ngay lúc này. Mẹ vẫn có thể thay đổi bác sĩ hoặc nơi thăm khám sau đó nếu muốn.

Các bác sĩ thường sẽ đặt lịch hẹn khám thai lần đầu tiên cho khi thai nhi được khoảng 8 tuần. Trong trường hợp mẹ có vấn đề về sức khỏe, từng sảy thai một lần trong quá khứ hoặc đang có hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bụng, buồn nôn và nôn dữ dội thì nên đặt lịch hẹn khám thai sớm hơn thời gian này.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Khám thai định kỳ giai đoạn 14-27 tuần (tam cá nguyệt thứ 2)

Lịch khám thai lần đầu sau khi que thử thai báo hai vạch

Lịch khám thai lần đầu sau khi que thử thai báo hai vạch

Nếu đang dùng các loại thuốc uống hoặc nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với một chất độc hại nào đó, hãy nói cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khám thai lần đầu có thể là lần thăm khám dài nhất trong suốt quá trình mang thai. Trong lần khám thai này cũng như tất cả các lần khám thai tiếp theo, hãy đưa ra câu hỏi hoặc bất cứ thắc mắc nào cho bác sĩ để được giải đáp nhé các mẹ.

Một số lưu ý khi khám thai lần đầu

Mang theo sổ khám sức khỏe trước đó

Dưới đây là một số câu hỏi bác sĩ có thể đưa ra:

Chi tiết sức khỏe sản phụ khoa:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thường xuyên không và chúng có xu hướng kéo dài bao lâu
  • Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn là ngày bao nhiêu (để tính ngày dự sinh)
  • Các triệu chứng hoặc bất cứ vấn đề nào bạn nhận thấy kể từ giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng (dù việc đó có liên quan đến thai kỳ hay không)
  • Các vấn đề phụ khoa bạn hiện có hoặc đã từng có trong quá khứ (bao gồm cả bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục)
  • Các thông tin chi tiết liên quan đến lần mang thai trước đây

 

 

Các vấn đề sức khỏe khác:

  • Bệnh mãn tính và danh sách thuốc dùng để chữa bệnh
  • Dị ứng thuốc
  • Sức khỏe tâm thần
  • Từng phẫu thuật hoặc nhập viện trong quá khứ

Các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ:

  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Sử dụng ma túy, chất kích thích
  • Bạn từng là nạn nhân của sự ngược đãi, lạm dụng hoặc có bất kỳ vấn đề nào khác gây ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc cảm xúc tích cực của bạn

Lịch sử y tế của gia đình

  • Người thân của bạn từng mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh nghiêm trọng nào?

(Rất nhiều vấn đề sức khỏe mang tính di truyền, vì vậy việc tìm hiểu về lịch sử y tế của gia đình sẽ giúp các bác sĩ dự đoán các vấn đề tiềm ẩn trong thai kỳ của mẹ bầu).

Bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh

Các bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về việc:

  • Bạn, cha đứa bé hoặc bất cứ ai trong gia đình bạn từng mắc các rối loạn về nhiễm sắc thể, bệnh di truyền, chậm phát triển, hoặc được sinh ra với một khuyết tật bẩm sinh hay không.
  • Danh sách các loại thuốc và chất bổ sung dinh dưỡng bạn uống kể từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình, và bạn có đang hoặc đã sử dụng rượu hay ma túy không. Hãy suy nghĩ kỹ xem bạn có khả năng phơi nhiễm với bất kỳ chất độc nào mà từng vô tình tiếp xúc hay không (hãy liệt kê tất cả các yếu tố nguy cơ, đặc biệt nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường các chất độc hại).

Hãy cho bác sĩ biết nếu gần đây mẹ có triệu chứng phát ban, nhiễm vi-rút hoặc các nhiễm trùng khác.

Lựa chọn các xét nghiệm di truyền trước khi sinh

Các bác sĩ sẽ cung cấp một số xét nghiệm sàng lọc khác nhau để có những phán đoán đầu tiên về nguy cơ mắc hội chứng Down, các vấn đề về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh khác ở trẻ.

Trong ba tháng thai kỳ đầu tiên mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiệm máu (thường từ khoảng tuần thai thứ 9 đến 13).

Ngoài ra mẹ cũng có thể được siêu âm độ mờ da gáy nếu cơ sở thăm khám thai có sẵn dịch vụ này (phương pháp này được thực hiện trong tuần thai khoảng từ 11-13). Xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu và siêu âm được gọi là sàng lọc tích hợp ba tháng thai kỳ đầu.

Việc xét nghiệm sàng lọc ba tháng đầu còn có thể được thực hiện kết hợp với Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh (được thực hiện từ tuần 15 đến 20.)

Nếu mẹ thuộc nhóm có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh di truyền, mẹ có thể sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) trong ba tháng đầu thai kỳ.

Đây là một loại xét nghiệm máu có khả năng phát hiện hội chứng Down và một số nhiễm sắc thể bất thường khác ở trẻ ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ trở đi.

Nhau tiền đạo trung tâm có nguy hiểm không

Mẹ bầu xét nghiệm máu

Nếu không, mẹ cũng có thể thực hiện xét nghiệm thể mang. Đây là một phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước bọt đơn giản để xem liệu thai nhi có nguy cơ mắc bất kỳ rối loạn di truyền nào không, chẳng hạn như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu hay bệnh Tay-Sachs.

Cuối cùng, mẹ sẽ được lựa chọn tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán di truyền để biết chính xác con có mắc hội chứng Down hoặc một số vấn đề khác hay không.

Các xét nghiệm này bao gồm sinh thiết gai nhau (CVS), thường được thực hiện từ tuần thai thứ 10 đến 12, và chọc ối, được thực hiện trong khoảng tuần 16 đến 20.

Sinh thiết gai nhau (CVS) và chọc ối đều là xét nghiệm có xâm lấn và tiềm ẩn một nguy cơ sẩy thai nhỏ, do vậy những phụ nữ chọn tiến hành thủ thuật này thường là những người có nguy cơ sinh con mắc các vấn đề di truyền và nhiễm sắc thể cao hơn bình thường.

Một số mẹ bầu quyết định chờ đợi kết quả xét nghiệm sàng lọc trước khi cân nhắc xem có nên tiếp tục tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nói trên hay không.

Kiểm tra đánh giá chung và tiến hành một số kiểm tra

Một số bác sĩ có thể tiến hành siêu âm ngay tại lần khám thai đầu tiên. Tuy nhiên nếu không có bất kỳ mối quan tâm lo lắng hoặc vấn đề nào về sức khỏe thì có thể không tiến hành. Dưới đây là một số hoạt động điển hình:

  • Kiểm tra thể chất toàn diện
  • Kiểm tra vùng chậu, bao gồm cả xét nghiệm Pap smear (có thể lược bỏ bước này nếu bạn vừa kiểm tra trước đó) để kiểm tra xem có tế bào bất thường hay không, một biểu hiện của ung thư cổ tử cung
  • Một số nơi có thể kiểm tra bệnh chlamydia và bệnh lậu
  • Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh liên quan khác

Các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để:

  • Xác định loại máu và trạng thái Rh (âm tính hay dương tính) 
  • Kiểm tra bệnh thiếu máu
  • Xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai, viêm gan B và bệnh sởi Đức hay chính là Rubella
  • Kiểm tra khả năng miễn dịch đối với thủy đậu (trừ khi bạn đã từng mắc bệnh hoặc tiêm đủ hai liều vắc-xin chống vi-rút gây bệnh)

Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ và rất nhiều tổ chức y tế khác hiện nay đều khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm HIV, loại vi rút gây bệnh AIDS, trong lần khám thai đầu tiên của mình.

Nếu bác sĩ không đề cập tới, mẹ hãy hỏi trực tiếp. Nếu bị nhiễm siêu vi khuẩn này thì việc tiến hành điều trị ngay trong khi mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh cho em bé.

Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, việc thử nghiệm glucose có thể sẽ được thực hiện ngay trong lần khám thai đầu tiên của bạn.

Trong một số trường hợp, các bác sĩ còn có thể yêu cầu mẹ tiến hành xét nghiệm da để xem có bị lây nhiễm bệnh lao hay không.

Tư vấn về những điều đang và sẽ diễn ra trong tương lai

Các bác sĩ sẽ tư vấn cho về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, những loại thực phẩm cần tránh, tăng cân trong quá trình mang thai và việc bổ sung vitamin trước khi sinh.

Ngoài ra bạn còn được nghe cảnh báo về những triệu chứng khó chịu thường gặp của thời kỳ đầu mang thai và những biểu hiện cần đặc biệt lưu ý trong tương lai.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa được chuyên gia khuyến khích

Vấn đề tâm lý trong quá trình mang thai là một điều rất quan trọng. Các bác sĩ có thể giúp bạn sàng lọc các dấu hiệu của chứng bệnh trầm cảm nguy hiểm trong thai kỳ.

Tuy nhiên đừng bị động tiếp nhận, nếu cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, hãy nói ngay cho bác sĩ biết để nhận được lời khuyên và sự tư vấn kịp thời.

Bác sĩ sẽ cảnh báo về những nguy hiểm của việc hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy và sử dụng một số loại thuốc uống không an toàn. Nếu cần cai thuốc lá hoặc bất cứ loại chất gây nghiện nào khác, hãy yêu cầu được giúp đỡ đặc biệt.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ xem xét một số động tác nên và không nên trong quá trình tập thể dục, du lịch và quan hệ tình dục trong thai kỳ; các nguy cơ về môi trường sống và nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn hay không; và cách tránh một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định, chẳng hạn như ký sinh trùng toxoplasmosis.

Nếu mang thai vào mùa cúm (hoặc gần mùa cúm), các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa các chủng bệnh cúm trong thai kỳ hiệu quả.

Cuối cùng, mẹ sẽ được bác sĩ lên lịch hẹn khám thai lần kế tiếp, thường sau khoảng bốn tuần.

Nguồn: Babycenter

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti