Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và khả năng sinh sản

đăng bởi Tiên Tiên

Hội chứng buồng trứng đa nang là mối lo ngại với nhiều chị em hiếm muộn. Vậy hội này là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào làm sao để ngăn ngừa được nguy cơ mắc buồng trứng đa nang?

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng nội tiết tố ảnh hưởng đến buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.

Nhiều chị em lo lắng mắc hội chứng buồng trứng đa nang liệu có thể có con?

Nếu mẹ có buồng trứng đa nang thì không hẳn là bị hội chứng PCOS. Buồng trứng đa nang lớn hơn buồng trứng bình thường và có số lượng nang nhiều gấp đôi (phần túi nơi trứng thường phát triển).

Chỉ dưới 1/3 phụ nữ có buồng trứng đa nang có thể nhìn thấy khi siêu âm. Nhưng hầu hết những phụ nữ này không có bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy họ không cần điều trị.

Buồng trứng đa nang trở thành hội chứng PCOS khi có ít nhất một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Chu kỳ không đều hoặc không có kinh nguyệt do không rụng trứng thường xuyên
  • Nồng độ hormone nam cao (Hội chứng hyperandrogenism)

PCOS ảnh hưởng đến khoảng 7% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hội chứng này phổ biến và có xu hướng xảy ra sớm hơn ở phụ nữ gốc Nam Á.

Nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)?

Các chuyên gia không chắc chắn chính xác nguyên nhân của PCOS, mặc dù dường như có liên quan đến mức độ của một số hormone trong cơ thể. Có ba yếu tố đặc biệt có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển hội chứng buồng trứng đa nang:

Kháng insulin

Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Có một số người kháng insulin, điều đó có nghĩa là hormone này không hoạt động tốt dẫn đến cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn.

Việc có quá nhiều insulin trong bộ máy cơ thể có thể làm tăng mức testosterone tự nhiên dẫn đến PCOS. Quá nhiều insulin cũng có thể khiến mẹ dễ bị tăng cân, làm cho các triệu chứng PCOS trở nên tồi tệ hơn.

Mất cân bằng các hormone khác

Mặc dù kháng insulin là một trong những yếu tố phổ biến nhất l gây ra PCOS, các hormone khác cũng có thể đóng một phần. Phụ nữ mắc PCOS thường bị mất cân bằng một trong các hormone sau:

  • Mức testosterone cao hơn bình thường thường (tất cả phụ nữ đều có một lượng testosterone nhất định trong cơ thể, nhưng phụ nữ mắc PCOS thường có nhiều hơn)
  • Hormone luteinising (LH) cao hơn mức thông thường (hormone kích thích rụng trứng)
  • Mức globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG) thấp hơn thông thường (SHGB là một loại protein làm giảm tác dụng của testosterone trong cơ thể)
  • Mức prolactin cao hơn thông thường (một loại hormone kích thích vú tạo sữa khi mang thai). 

Các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân khiến một số phụ nữ có mức độ hormone trên khác nhau.

Di truyền 

PCOS đôi khi di truyền trong gia đình. Vì vậy, bạn có nhiều khả năng mắc nếu mẹ, chị gái hoặc dì cũng bị.

Các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang?

Mỗi bà mẹ sẽ có một triệu chứng khác nhau và một số sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nếu mẹ bị mắc PCOS, mẹ có thể bị:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt
  • Vấn đề mang thai
  • Mọc thêm lông trên mặt hoặc cơ thể
  • Tăng cân, hoặc khó giảm cân
  • Tóc mỏng hoặc rụng tóc
  • Da dầu hoặc mụn

PCOS cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng khiến phụ nữ trở nên thất thường, giảm sự tự tin hay cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm.

Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng nhiều tới tâm lí phụ nữ

PCOS cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Bệnh tiểu đường, đặc biệt trên 40 tuổi, bị béo phì, bị tiểu đường khi mang thai hoặc có các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp cao và cholesterol cao, có thể dẫn đến các vấn đề về tim
  • Ngưng thở khi ngủ (thức giấc thường xuyên vào ban đêm do rối loạn nhịp thở)

Nếu mẹ không có kinh nguyệt, hoặc có ít hơn ba hoặc bốn lần một năm, mẹ cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư niêm mạc tử cung (ung thư nội mạc tử cung) cao hơn bình thường.

Biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai có thể giúp giảm nguy cơ này, vì vậy mẹ hãy thăm khám bác sĩ và bàn luận về các lựa chọn.

Phụ nữ mắc PCOS cũng có thể dễ bị tăng cân hơn, do đó có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề được liệt kê ở trên.

Tuy nhiên, tin tốt là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và lối sống năng động có thể làm giảm các rủi ro về sức khỏe. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, hãy thăm khám bác sĩ để biết thêm thông tin và lời khuyên.

Có xét nghiệm hội chứng buồng trứng đa nang nào không?

PCOS rất khó chẩn đoán. Các triệu chứng có thể khác nhau ở người này so với người khác, và các triệu chứng có thể đến và hết sau đó. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng để giúp loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như vấn đề về tuyến giáp.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về chu kỳ kinh nguyệt và lịch sử sức khỏe của cả gia đình để kiểm tra về các dấu hiệu thể chất của PCOS, chẳng hạn như mọc tóc quá mức hoặc nổi mụn, và đo huyết áp.

Nếu bác sĩ nghĩ rằng mẹ có thể bị hội chứng buồng trứng đa nang thì sẽ cung cấp các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone, bao gồm testosterone.
  • Quét siêu âm để kiểm tra buồng trứng mở rộng, đa nang.

Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị như thế nào?

Thật không may, PCOS không có cách chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, có những điều mẹ có thể làm để kiểm soát các triệu chứng của mình và giảm rủi ro sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như có một lối sống lành mạnh.

Nếu thừa cân, bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên và thông tin về việc giảm cân thông qua việc ăn uống và tập thể dục lành mạnh.

Đạt được và duy trì chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) có thể giúp cân bằng nồng độ hormone và cải thiện các triệu chứng cũng như có thể giúp mẹ cảm thấy bớt lo lắng hoặc trầm cảm. 

Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng khác nhau của PCOS, chẳng hạn như chu kỳ không đều, mọc tóc và mụn trứng cá.

Tuy nhiên, những loại thuốc này không phải lúc nào cũng phù hợp nếu mẹ đang cố gắng sinh em bé. Hãy thăm khám bác sĩ nếu mẹ đang lên kế hoạch sinh con để bác sĩ làm việc trực tiếp với mẹ và tìm ra cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng.

Mẹ có thể mang thai khi bị hội chứng buồng trứng đa nang hay không?

Mặc dù PCOS có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhiều phụ nữ mắc hội chứng này vẫn có thể tiếp tục mang thai khỏe mạnh, chỉ cần một chút sự trợ giúp.

Một số hỗ trợ y tế có thể giúp mẹ mang thai khỏe mạnh ngay cả khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Nếu mẹ thừa cân, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đạt được chỉ số BMI khỏe mạnh trước khi thử các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị sinh sản. Ngay cả việc giảm cân chỉ một chút cũng có thể giúp mức insulin gần hơn mức bình thường và rụng trứng trở lại.

Nếu mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc thụ thai, bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến một chuyên gia phụ sản, người có thể cung cấp một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau đây:

Sử dụng clomiphene

Thuốc Clomiphene là một loại thuốc sinh sản kích thích rụng trứng. Đây thường là cách điều trị PCOS đầu tiên mà bác sĩ khuyên dùng.

Ở những phụ nữ mắc PCOS gặp khó khăn trong việc thụ thai, chỉ hơn một phần tư những người dùng thuốc clomiphene sẽ tiếp tục mang thai. Những người thụ thai trong khi dùng clomiphene cũng có nhiều khả năng sinh đôi hoặc đa thai hơn.

Tuy nhiên, thành công phụ thuộc vào thời gian dùng clomiphene và các yếu tố khác, chẳng hạn như cân nặng của mẹ. Clomiphene hoạt động tốt nhất nếu mẹ có chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh. Vì vậy, nếu thừa cân, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên giảm cân trước khi bắt đầu điều trị.

Sử dụng metformin

Chuyên gia phụ sản cũng có thể khuyên mẹ nên thử một loại thuốc khác gọi là metformin, thường được sử dụng để giúp những người mắc bệnh tiểu đường. Viên nén metformin đôi khi cũng có thể cải thiện khả năng sinh sản, đặc biệt là khi kết hợp với clomiphene.

Tuy nhiên nó không phải lúc nào cũng hiệu quả, và có thể có tác dụng phụ. Vì vậy metformin thường không được khuyến khích. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu khi sử dụng loại thuốc này, hãy thăm khám bác sĩ.

Sử dụng gonadotrophins

Gonadotrophins là hormone giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng nếu clomiphene (có hoặc không có metformin) không có tác dụng.

Điều trị bao gồm tiêm thuốc hàng ngày để cải thiện khả năng sinh sản và theo dõi siêu âm thường xuyên. Mẹ có nhiều khả năng sinh đôi hoặc đa thai hơn nếu dùng gonadotrophins.

Nội soi điểm buồng trứng (LOD)

Một phương pháp thay thế cho gonadotrophins nếu clomiphene không hiệu quả, là một phương pháp tiểu phẫu.

LOD sử dụng liệu pháp nhiệt hoặc laser để phá hủy các mô trên buồng trứng đang sản xuất testosterone, mục đích là để khôi phục chức năng bình thường của buồng trứng. Hiệu quả có thể không kéo dài, nhưng đủ để cải thiện sự mất cân bằng hormone giúp mẹ thụ thai.

Mỗi phương pháp sẽ có những rủi ro và lợi ích riêng. Bác sĩ sẽ thảo luận với mẹ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả, hoặc mẹ không muốn thử, mẹ có thể muốn xem xét các phương pháp điều trị thụ thai được hỗ trợ, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất có thể là một quá trình lâu dài và phức tạp. Đối với một số cặp vợ chồng, việc điều trị có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ của họ. Hỗ trợ nhau và chia sẻ những lo lắng sẽ giúp cả hai vượt qua các cuộc hội chẩn và chu trình điều trị.

Làm thế nào để chăm sóc bản thân khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang?

Nếu mẹ bị PCOS, bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa phụ sản có thể sẽ muốn theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong buồng trứng hoặc tử cung gây ra bởi sự chảy máu bất thường.

Bác sĩ cũng có thể muốn kiểm tra máu của mẹ trong khoảng thời gian điều trị để theo dõi nồng độ hormone cũng như kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Cố gắng tham dự tất cả các cuộc hẹn sàng lọc để có thể chắc chắn rằng mẹ đang làm những gì tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Cố gắng giữ lối sống lành mạnh nhất có thể. Giảm cân trước thụ thai cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ liên quan đến cân nặng, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.

Bắt đầu mang thai với cân nặng khỏe mạnh, và kiểm soát cân nặng trong thai kỳ cũng sẽ tốt hơn cho thai nhi, vì nó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì sau này.

Điều gì xảy ra nếu có thai khi mẹ mắc hội chứng buồng trứng đa nang?

Nếu có thai trong khi mắc PCOS, mẹ sẽ có nguy cơ bị biến chứng thai kỳ cao hơn, bao gồm:

Một điều đáng buồn là nếu mẹ đã được hỗ trợ sinh sản, khả năng bị sẩy thai cũng cao hơn. Có cân nặng khỏe mạnh khi thụ thai có thể làm giảm những rủi ro này.

Nếu bị PCOS, mẹ sẽ được chăm sóc đặc biệt trong suốt thai kỳ. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ làm việc với mẹ để giảm thiểu nguy cơ của bất kỳ biến chứng nào và giúp mẹ mang thai khỏe mạnh hơn.

Làm gì để ngăn ngừa hội chứng buồng trứng đa nang?

Không thể ngăn PCOS phát triển. Tuy nhiên, được chẩn đoán càng sớm càng tốt và có một lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Nguồn: Babycentre

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti