MỤC LỤC
Nghén nôn ra máu khi mang thai 3 tháng đầu
Nguyên nhân mẹ bầu nghén nôn ra máu?
Nghén nôn ra máu thường chỉ xảy ra với các mẹ bầu ốm nghén rất nặng. Tình trạng này có thể do mẹ nôn ói quá mức, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ những nguyên nhân và cách xử lý khẩn cấp khi mẹ bỗng dưng nôn nghén ra máu.
Nghén nôn ra máu khi mang thai 3 tháng đầu
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hầu hết các mẹ sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén do phản ứng tự nhiên của cơ thể với việc mang thai. Nhưng có một số mẹ nôn nghén nhiều đến mức nôn ra mật xanh, mật vàng, nôn ra tia máu, thậm chí là nôn ra máu tươi. Máu lẫn trong dịch nôn có thể có màu đỏ tươi (chảy máu) hoặc nâu sẫm (máu đã bị oxy hóa từ dạ dày).
Hình ảnh nôn ra máu do nôn nghén nặng
Tình trạng ốm nghén nặng của mẹ có thể đánh giá qua dịch nôn:
- Bầu nôn ra dịch vàng đắng: Khi mẹ bầu nôn quá nhiều, toàn bộ thức ăn trong dạ dày đã bị nôn ra ngoài, dịch mật có thể trào lên (Dịch nôn màu vàng đắng chính là dịch mật) Thông thường, bà bầu nghén nôn ra mật vàng trong một vài lần không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm mệt mỏi, chóng mặt, mẹ bầu cần được kiểm tra để loại trừ các vấn đề về gan và dạ dày.
- Nghén nôn ra dịch màu nâu: Dịch nôn màu nâu có thể lẫn máu từ dạ dày đã bị oxy hóa. Nguyên nhân thường là do viêm loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản do bà bầu nôn quá nhiều.
- Nghén nôn ra tia máu: Nôn mạnh liên tục có thể gây rách nhẹ ở phần cổ họng hoặc niêm mạc thực quản (ống thực quản từ họng tới dạ dày). Vết rách khiến mẹ đau rát và một ít tia máu lẫn vào thức ăn, dịch nôn khi mẹ nôn ói.
- Bầu nghén nôn ra máu tươi (nghén nôn nhiều ra máu): Máu đỏ tươi xuất hiện trong dịch nôn là biểu hiện của chảy máu niêm mạc thực quản nặng hoặc chảy máu gần miệng. Nếu mẹ bầu nghén nôn nhiều ra máu, đặc biệt là máu tươi, thì vô cùng nguy hiểm, cần được điều trị y tế ngay.
Tình trạng bầu nôn ra máu lẫn thức ăn, máu xuất hiện trong dịch nôn do nôn ói nhiều lần khiến các mẹ hoảng sợ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu nôn ra máu?
Nguyên nhân mẹ bầu nghén nôn ra máu?
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nôn ra máu trong thời gian bà bầu nôn nghén. Một số nguyên nhân chỉ là tổn thương tạm thời và không quá nghiêm trọng, nhưng cũng có nguyên nhân cần được điều trị y tế ngay lập tức.
- Miệng, họng bị tổn thương và chảy máu: Khi nôn quá nhiều, miệng và họng là 2 bộ phận dễ bị tổn thương. Nếu mẹ bị viêm nướu, hoặc cổ họng và miệng bị xước chảy máu, phần máu này sẽ theo dịch nôn ra ngoài khi mẹ nôn nghén.
- Rách niêm mạc thực quản do áp lực nôn mạnh: Quá trình nôn mạnh và liên tục cũng có thể gây rách thực quản, đặc biệt là mẹ bầu nôn khi dạ dày trống rỗng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng máu lẫn trong dịch nôn.
Bầu 2 tháng nôn ra máu do rách niêm mạc thực quản
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào lên thực quản trong quá trình nôn, làm tổn thương niêm mạc và gây chảy máu.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Mẹ bầu mắc viêm loét dạ dày tá tràng trước hoặc trong thai kỳ dễ chảy máu khi nôn nghén bởi trong thai kỳ, axit dạ dày tiết ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm loét nặng hơn.
- Xơ gan: Khi mắc các bệnh lý gan mật, áp lực trong tĩnh mạch cửa tăng, gây ra chảy máu thực quản hoặc dạ dày. Tình trạng này rất nguy hiểm và cần được điều trị sớm.
- Rối loạn đông máu: Nếu mẹ có tiền sử rối loạn đông máu, cơn nôn nghén sẽ khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Các tổn thương nhỏ bên trong gây chảy máu trong và biểu hiện ra việc nghén nôn ra máu.
- Ung thư dạ dày hoặc thực quản: Tuy rất hiếm, nhưng các khối u trong dạ dày hoặc thực quản cũng có thể gây chảy máu, đặc biệt là khi bị kích thích bởi nôn ói.
Một số nguyên nhân ít gặp hơn như thiếu vitamin K, vitamin C (làm giảm khả năng cầm máu), nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn H.pylori, tác dụng phụ của các loại thuốc chống nghén… cũng có thể làm kích ứng dạ dày, gây tổn thương và chảy máu khi nôn.
Hiểu rõ nguyên nhân gây nghén nôn ra máu sẽ giúp mẹ bầu và gia đình xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Mẹ bầu nghén nôn ra máu có sao không?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nghén nôn ra máu thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, vì nôn nhiều nên mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt do mất năng lượng và mất nước.
Nôn quá nhiều cũng khiến cơ thể mất đi các chất điện giải quan trọng. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình. Mẹ cần lưu ý để giảm nôn nghén, bổ sung đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ để không bị mất sức, suy nhược.
Nếu mang thai 3 tháng đầu nôn ra máu kèm theo chóng mặt, sụt cân nhanh chóng, hoặc không thể ăn uống, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nôn nghén nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược
Tuy nhiên, khi thai kỳ bước vào giai đoạn giữa và cuối, nếu mẹ vẫn nôn ra máu thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm. Nôn ra nhiều máu ở giai đoạn sau của thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, làm tăng nguy cơ tiền sản giật và sinh non.
Thai nhi cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi mẹ nôn nghén nặng. Em bé có thể chậm phát triển do không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ suy thai hoặc sinh non là rất cao.
Vào những tháng giữa và cuối thai kỳ, nếu có tình trạng nôn ra máu, bà bầu cần gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị ngay.
Xử lý khẩn cấp tại nhà khi bà bầu nôn ra máu
Trong trường hợp nôn ra máu do ốm nghén nặng, hãy bình tĩnh xử lý để ổn định sức khoẻ và cảm xúc của bà bầu.
Sau khi nôn, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi ngay lập tức. Để bà bầu nằm ở tư thế thoải mái, tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái. Tư thế này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược, tránh làm tổn thương thêm niêm mạc thực quản.
Cho mẹ bầu uống từng ngụm nước nhỏ để bù nước và làm dịu cổ họng. Tuyệt đối không uống quá nhanh, quá nhiều tránh kích thích dạ dày gây nôn trở lại. Nếu có sẵn oresol, hãy cho mẹ uống để ngăn ngừa mất nước.
Kiểm tra xem máu trong dịch nôn có màu đỏ tươi hay nâu sẫm. Máu đỏ tươi thường là do tổn thương gần thực quản, máu nâu sẫm có thể là từ dạ dày hoặc đại tràng. Chú ý tới các triệu chứng khác như bà bầu có chóng mặt, đau thượng vị, mệt mỏi hay không.
Trong vòng 1-2 giờ sau khi nôn ra máu, bà bầu không nên ăn gì để tránh kích ứng niêm mạc. Khi cơ thể ổn định hơn, mẹ có thể ăn các món lỏng nhẹ như cháo, súp, nước gừng ấm… để làm dịu dạ dày.
Nếu tình trạng nôn nghén nặng không đỡ, hoặc mẹ có các dấu hiệu dưới đây cần đưa mẹ bầu tới bệnh viện ngay:
- Dịch nôn lẫn với rất nhiều máu
- Mẹ nôn ra máu liên tục
- Đau dữ dội vùng thượng vị, đau bụng
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như môi khô, ít đi tiểu, hoặc mệt mỏi kiệt sức.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu để xác định nguồn gốc chảy máu và mức độ nghiêm trọng. Tuỳ vào tình trạng của mẹ, bác sĩ có thể chỉ định truyền nước, truyền máu, dùng thuốc giảm axit dạ dày, tiêm tĩnh mạch… để điều trị.
Việc xử lý đúng cách khi bà bầu nôn ra máu sẽ giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Trong mọi trường hợp nghén nôn ra máu, đừng nên chủ quan. Tốt nhất mẹ vẫn nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----