Cẩm nang chuẩn bị mang thai dành cho các bà mẹ tương lai

đăng bởi

Ngày nay việc chuẩn bị để có thêm môt thành viên trong gia đình phức tạp hơn trước kia rất nhiều. Người cha người mẹ nào cũng muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con mình ngay kho chào đời. Sự chuẩn bị không chỉ về vật chất mà còn cả về sức khỏe và tinh thần. POH xi

 

MỤC LỤC

Sau bao lâu thì mang thai lại?
Có thai sau sinh
Có thai sau khi sảy thai
Cân nặng khi bắt đầu mang thai
     Bảng tăng cân của bà bầu
     Tại sao cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ lại quan trọng đến vậy?
     Thừa cân trước khi mang thai
     Thiếu cân trước khi mang thai
Nhưng điều cần tránh trước khi mang thai
     Uống rượu bia trong thai kỳ
     Uống Cafe trong thai kỳ
Bổ sung gì trước khi mang thai
     Bổ sung acid folic trước khi mang thai
     Bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai
Tầm soát các bệnh lý trước khi mang thai
     Khám tiền hôn nhân
     Siêu âm kiểm tra tử cung
     Viêm âm đạo
Tiêm ngừa trước khi mang thai
     Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì?
     Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu?
Tập luyện trước khi mang thai

 

Chuẩn bị cho quá trình mang thai và nuôi con là một việc vô cùng quan trọng đối mỗi cặp vợ chồng. Bới công đoạn chuẩn bị của những ông bố, bà mẹ là tiền đề cần thiết để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để tối ưu sự phát triển của con yêu trong thai kỳ.

Không chỉ có vậy, công tác chuẩn bị để ba mẹ chào đón con yêu còn giúp mẹ bầu có một thai kỳ dễ chịu, thoải mái hơn, giúp gắn kết tình cảm gia đình.

Công tác chuẩn bị mang thai bao gồm những việc gì cần làm

Công tác chuẩn bị mang thai bao gồm những việc gì cần làm?

Theo các chuyên gia về thai kỳ, trước khi mang thai, các chị em cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như sức khỏe tốt để mang thai, chế độ ăn uống hợp lý trước khi mang thai, kiểm tra sức khỏe tổng quát để biết được tình hình sức khỏe của mình đã sẵn sàng cho việc mang bầu hay chưa.

Bên cạnh đó, khám sức khỏe tiền thai sản, cũng như lên kế hoạch tài chính cho một gia đình có thêm thành viên mới là một việc không thể thiếu trong công đoạn chuẩn bị mang thai. Vậy những chị em chuẩn bị mang thai lần đầu hay có dự định sinh thêm em bé đã chuẩn bị được những gì rồi?

Có lẽ đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu thì niềm vui, hạnh phúc và tự hào cũng xen lẫn với bỡ ngỡ và lo lắng khi không biết làm gì khi đã có thai và cần chuẩn bị những gì khi mang thai để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng và giúp con yêu có thể phát triển một cách toàn diện nhất . Vì vậy, để biết chi tiết các mẹ hãy tham khảo bài viết Những lưu ý trước khi mang thai của POH nhé.

 

Sau bao lâu thì mang thai lại?

Nhu cầu mong muốn có thai lần hai, lần ba, thậm chí là nhiều hơn nữa là khác nhau ở các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, điểm chung là hầu hết các cặp đôi đều có thắc mắc giống nhau đó chính là Sau bao lâu thì mang thai lại.

Các chuyên gia cho rằng không hề có một khung thời gian nhất định cho việc mang thai lại. Điều này còn tùy thuộc vào việc có thai sau sinh thường hay sinh mổ, hoặc trường hợp mẹ từng bị sảy thai. Do đó, thời gian thích hợp cho việc mang thai lại có thể sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết để ba mẹ xác đinh việc có thai lại là sức khỏe của người mẹ. Người mẹ có khỏe mạnh và chuẩn bị đầy đủ yếu tố về thể chất và tâm lý cho việc mang thai thì con yêu mới có môi trường phát triển thuận lợi được.

Có thai sau sinh

Cùng với những thắc mắc về việc sau sinh bao lâu thì có mới nên có thai lại, nhiều chị em cũng có những câu hỏi tương tự như sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại hay sau sinh bao lâu thì quan hệ được.

Chu kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ sau sinh khi quay trở lại trong thời gian sau sinh có thể sẽ không giống nhau. Đối với những mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, thời gian xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên là khoảng 3 – 6 tháng sau sinh. Những chị em không cho con bú bằng sữa mẹ thì thường sẽ có kinh trở lại sau từ 2 – 6 tuần.

Sau sinh bao lâu thì có khả năng mang thai

Sau sinh bao lâu thì có khả năng mang thai?

Các chuyên gia cho thấy 2 năm là khoảng thời gian lý tưởng cho việc có thai lại đối với những mẹ sinh mổ. Trong trường hợp sinh thường, mẹ có thể mang thai lại sau 1 năm để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mẹ được tốt nhất cho việc mang bầu lần sau.

Khoảng thời gian này là để mẹ bầu được nghỉ ngơi và phục hồi sau quá trình chuyển dạ, sinh con, đặc biệt là để cho vết mổ hay rạch có thể lành lại nhanh chóng hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những mẹ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ đầu dưới 18 tháng có nguy cơ bị rách vết mổ cao gấp 3 lần so với những mẹ có khoảng cách giữa 2 lần sinh xa hơn.

Không chỉ có vậy, việc mang thai quá sớm sau sinh thường hay sinh mổ cũng làm tăng nguy cơ sảy thai hơn do tử cung chưa được hồi phục.

Các mẹ cũng nên chú ý, việc có thai quá sớm sẽ có thể gây nhiều áp lực lên tấm lý mẹ bầu như áp lực chăm sóc con lớn, đồng thời với việc phải chăm sóc bụng bầu, những vấn đề về tài chính cũng có thể khó khăn và khiến nhiều mẹ mệt mỏi hơn.

Tuy nhiên, có thai quá muộn cũng là một điều không nên do tình cảm anh chị em có thể không được gắn kết, thân thiết.

Để biết thêm chi tiết xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết Có thai sau sinh của POH nhé.

Có thai sau khi sảy thai

Cũng giống như sau quá trình sinh thường và sinh mổ, việc có thai lại đối với những mẹ bầu từng bị sảy thai cần phải có một khoảng thời gian đủ lâu để mẹ bầu hồi phục và lấy lại tinh thần sau cú sốc lớn này.

Trong trường hợp, mẹ bầu bị sảy thai ở tam cá nguyệt thứ nhất, thời gian phục hồi có thể sẽ ngắn hơn do lúc này bụng bầu vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bị sảy thai ở giai đoạn 3 tháng giữa, người mẹ có thể sẽ cần thời gian lâu hơn để cơ thể hồi phục.

Khi chuẩn bị đầy đủ thể trạng và tinh thần tốt nhất, thì quyết định nằm ở cả hai vợ chồng bạn. Có nhiều cặp vợ chồng cố gắng để có thai lại ngay sau khi sảy thai tự nhiên, những người khác có thể đợi thêm thời gian để lấy lại tinh thần cũng như chuẩn bị sức khỏe tốt hơn cho lần mang thai sắp tới.

Sau sảy thai bao lâu mới nên có thai tiếp

Sau sảy thai bao lâu mới nên có thai tiếp?

Thực tế cho thấy nhiều chị em có khả năng có thai lại ngay chỉ sau khi sảy thai từ 2-3 tháng. Tuy nhiên, chị em cũng nên chú ý, hiện tượng mất kinh sau sảy thai có thể phổ biến ở nhiều mẹ bầu sau sảy thai, do đó chị em cũng nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình say sảy thai.

Bạn cũng nên thăm khám và xin tư vấn của bác sỹ trước khi bắt đầu cố gắng có thai sau khi sảy thai để xem có bất kỳ biến chứng thai kỳ nào không và được bác sỹ điều trị sớm hơn.

Để hiểu rõ hơn về việc có thai lại sau khi bị sảy, cũng như tìm hiểu những kiến thức cần thiết như sảy thai bao lâu thì quan hệ được, sau sảy thai bao lâu thì trứng rụng, POH mời các mẹ cùng tham khảo bài Có thai sau khi sảy thai của POH  nhé!

Cân nặng khi bắt đầu mang thai

Bảng tăng cân của bà bầu

Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy vẫn luôn là thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai cũng như của nhiều chị em khi có mong muốn và chuẩn bị làm mẹ.

Các chuyên gia cho biết, trong thai kỳ người mẹ đã có sự thay đổi về trọng lượng cơ thể ngay từ tháng đầu tiên và sự tăng cân của mẹ bầu bao gồm những yếu tố sau:

  • Con yêu: 3.200g – 3.600g
  • Nhau thai: 500g – 900g
  • Nước ối: 900g
  • Tăng kích thước tuyến vú: 500g
  • Tử cung: 900g
  • Thể tích máu tăng: 1.400g
  • Mỡ cơ thể: 2.300g
  • Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g – 3.200g

Các chuyên gia cho rằng việc tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ phụ thuộc vào cân nặng của mẹ ngay từ trước khi mang thai. Theo đó, mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg trong từ đầu thai kỳ cho đến cuối thai kỳ. Đối với chị em thiếu cân trước khi mang thai thì nên tăng 12,7 – 18,3kg. Những chị em bị thừa cân trước khi mang thai thì nên tăng từ 7 – 11,3kg. Trong trường hợp mang thai sinh đôi thì con số từ 16 – 20,5kg được khuyến khích tăng ở các mẹ bầu. Thông thường, trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng 1kg đến 1.5 kg, ba tháng giữa tăng 5kg, và tăng thêm 6kg vào 3 tháng cuối. Mời các chị em cùng tham khảo bảng bên dưới để biết chị em tăng cân trong lúc mang thai như thế nào nhé!  

Mẹ bầu tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai

Mẹ bầu tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai

Tại sao cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ lại quan trọng đến vậy?

Nguyên nhân là theo các chuyên gia và thực tế đã chứng minh được rằng mức tăng cân của mẹ bầu khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của con yêu khi chào đời. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo mức độ tăng cân hợp lý trong suốt thai kỳ nếu mong muốn con yêu sinh ra đủ cân và khỏe mạnh.

Thừa cân trước khi mang thai

Cân nặng mẹ bầu ngay từ trước khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con yêu trong thai kỳ và cả sau khi chào đời.

Nghiên cứu chứng minh được rằng những phụ nữ thừa cân, béo phì từ trước khi mang thai (BMI > 25) phải đối mặt với nhiều nguy cơ như chứng tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ trong suốt quá trình mang thai.

Không chỉ vậy, những người béo phì và thừa cân còn gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này như tiết ít sữa hơn và gặp khó khăn trong việc đặt trẻ ở vị trí thuận lợi khi cho con bú.

Hơn nữa, chị em thừa cân từ trước khi mang thai mà vẫn tiếp tục duy trì cân nặng quá khổ trong thai kỳ cũng có nhiều nguy cơ sinh con bị thừa cân và béo phì hơn.

Giảm cân để dễ thụ thai hơn

Giảm cân để dễ thụ thai hơn

Trong trường hợp này, việc giảm cân để mang thai là một lựa chọn thông minh của các chị em vì khoa học cũng cho thấy những người có thân hình và mức cân nặng lý tưởng sẽ có nhu cầu cao hơn, đồng thời cũng dễ thụ thai hơn những người thừa cân.

Đây cũng chính là quan điểm rất đúng đắn của Giáo sư Lesley Regan, tân Chủ tịch của Hội sản phụ khoa Hoàng Gia: “Nhưng tôi nghĩ rằng việc duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý rất quan trọng và các bác sĩ có một vai trò quan trọng trong việc trao quyền cho phụ nữ để giảm cân và cải thiện sức khỏe của chính họ và con của họ."

Thiếu cân trước khi mang thai

Ngược lại với trường hợp thừa cân trước khi mang thai, người mẹ nhẹ cân từ trước thai kỳ hoặc không tăng đủ cân trong khi mang thai thì gặp phải những nguy cơ như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg).

Đồng thời, con yêu sinh ra sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe như chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển về mặt trí tuệ.

Không chỉ có vậy, những phụ nữ nhẹ cân thường có tỉ lệ sảy thai cao hơn so với chị em có thân hình cân đối khi mang bầu. Hơn nữa, mẹ bầu thiếu cân cũng dễ bị băng huyết sau sinh.

Với những thai nhi bị sinh non quá sớm, nguy cơ mẹ không thể giữ được con cũng có thể xảy ra với tỷ lệ cao hơn thông thường.

Chị em thiếu cân nên thực hiện chế độ ăn uống để tăng cân trước khi có thai

Chị em thiếu cân nên thực hiện chế độ ăn uống để tăng cân trước khi có thai

Do đó, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu, ngay từ trước khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để tăng cân đến mức cân nặng lý tưởng cho việc mang thai.

Những điều cần tránh trước khi mang thai

Sắp được làm cha làm mẹ là điều hạnh phúc vô cùng đối với các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các chị em khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng.

Những điều cần tránh này để đảm bảo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu không chỉ được ba mẹ tiến hành trong thai kỳ mà còn được các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu thực hiện ngay từ trước khi mang thai, trong quá trình chuẩn bị thụ thai để con yêu được phát triển tốt nhất.

Uống rượu bia trong thai kỳ

Theo thống kê Việt Nam là nước có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia xếp hàng đầu trên thế giới. Khi sử dụng rượu bia lâu dài, các chất độc hại sẽ được tích tụ dần bên trong cơ thể và gây ra những tác hại khôn lường đến cho sức khỏe.

Đặc biệt là đối với những mẹ bầu, chất cồn có trong bia rượu, sẽ nhanh chóng theo đường máu và xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ.

Phụ nữ uống rượu bia trước và trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu

Phụ nữ uống rượu bia trước và trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu

Những đứa trẻ có mẹ uống nhiều rượu bia trong thai kỳ khi sinh ra thường sẽ kém tiếp thu, kém tập trung, hiếu động quá mức, không tự chủ được bản thân, ó trí nhớ kém hơn những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường người mẹ nói không với rượu bia.

Khoa học còn cho thấy uống rượu bia trước và trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đồng thời nguy cơ trẻ mắc những dị tật bẩm sinh cũng tăng cao, đặc biệt là uống rượu khi mang thai 3 tháng đầu.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rượu có khả năng tương tác rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi cũng như các chức năng của trẻ trong suốt thai kỳ. Nó làm lượng máu lưu thông truyền từ mẹ sang con yêu bị giảm đi.

Do đó thai nhi không thể hấp thụ đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, mà nguy cơ con yêu kém phát triển là điều hiển nhiên.

Để có cái nhìn tổng quan nhất về tác hại của bia rượu đối với sức khỏe của mẹ và bé  trong thai kì các mẹ hãy xem thêm bài viết Uống rượu trong thai kì của POH nhé.

Uống Cafe trong thai kỳ

Cũng giống như rượu bia và các chất kích thích khác, việc mẹ bầu uống cà phê trong thai kỳ có những tác động không tốt đến sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ và sau khi chào đơi như thai nhi nhẹ cân, thai nhi thừa cân, thai nhi chậm sinh trưởng.

Trường hợp mẹ bầu dùng quá nhiều cà phê, thụ từ 200 mg caffein trở lên mỗi ngày và dùng thường xuyên còn khiến nguy cơ sảy thai và sinh non tăng cao.

Cà phê và những tác hại không lường trong thai kỳ

Cà phê và những tác hại không lường trong thai kỳ

Caffein có trong cà phê còn ảnh hưởng đến nhịp tim của mẹ. Nó sẽ khiến tim đập nhanh hơn, cảm giác bồn chồn lo lắng, thậm chí có thể khiến mẹ bầu mất ngủ khi uống cà phê quá nhiều.

Bà bầu uống cà phê với một lượng vừa phải, sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Nhưng uống cà phê như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Để giúp các mẹ tìm hiểu về việc uống cà phê đúng cách, giải tỏa cơn nghiền cà phê của mẹ nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh nhé xin mời các mẹ hãy tham khảo bài viết Uống cà phê trong thai kì của POH.

Cà phê còn làm giảm chất lượng dinh dưỡng dùng để nuôi con, làm giảm chất lượng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến người mẹ có thể bị thiếu máu, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của con yêu, tổ chức Y tế khuyên mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ không quá 200 mg caffein mỗi ngày, tương đương với một ly cà phê 350 ml.

Bổ sung gì trước khi mang thai?

Trong quá trình chuẩn bị mang thai, bên cạnh việc cần chuẩn bị về mặt tâm lý, tài chính thì một điều rất quan trọng không thể bỏ qua là sự chuẩn bị về mặt sức khỏe của người mẹ. Vậy để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu được tốt nhất cho quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung những gì?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên được mẹ bầu chú ý và thực hiện ngay từ trước khi thụ thai khoảng 3 tháng là tốt nhất.

Bổ sung acid folic trước khi mang thai

7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất đặc biệt là axit folic.

Việc bổ sung hay uống Axit folic đúng cách, đúng liều lượng và ngay từ trước khi có thai có thể bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật ống thần kinh, một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và rất nhiều các trường hợp thai dị tật bị sẩy thai hoặc chết lưu trong tử cung.

Thai nhi thông minh khi được bổ sung đầy đủ axit folic

Thai nhi thông minh khi được bổ sung đầy đủ axit folic

Axit folic còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều khuyết tật bẩm sinh khác, bao gồm sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim, chân tay hay tật hở hàm ếch thường gặp.

Axit folic cũng rất tốt cho mẹ bầu bởi chúng kết hợp chặt chẽ vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Không cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết có thể sẽ khiến mẹ bầu bị thiếu máu.

Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua những nguồn thức ăn có nhiều folate bao gồm các loại đậu, trái cây (đặc biệt là cam, chuối, dâu), các loại rau lá xanh, ngũ cốc, và các loại củ, gan động vật, lòng đỏ trứng,…

Hàm lượng axit folic được khuyến khích cho các chị em nên bổ sung mỗi ngày là 400 mcg - 500 mcg mỗi ngày, bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi có bầu vì thông thường chị em khó xác định chính xác thời điểm mình mang thai.

Để biết thêm vai trò của axit folic là gì, bổ sung axit folic như thế nào cho hiệu quả mời các mẹ tham khảo bài viết Bổ sung Axit folic trước khi mang thai của POH nhé.

Bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai

Ngoài axit folic là vitamin B9 ra, thì khi mang thai, bạn nên bổ sung thêm một số loại vitamin sau đây cho cơ thể:

Bổ sung vitamin D trước khi mang thai

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thống miễn dịch, sự phân chia của các tế bào và giúp cho sự phát triển xương của thai nhi, đồng thời là vitamin cần thiết cho sự hấp thu và chuyển hóa của canxi và phốt-pho, những khoáng chất đặc biệt cần thiết cho việc xây dựng răng và xương chắc khỏe.

Vitamin và những lợi ích tuyệt vời cho con yêu

Vitamin và những lợi ích tuyệt vời cho con yêu

Thông thường, hàm lượng vitamin D mà các chuyên gia đề nghị các mẹ bầu phải hấp thu là từ 400 đến 800 IU/ngày, con số này sẽ lớn hơn đối với những mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin D từ trước khi có thai.

Trong trường hợp bạn có vấn đề về xương hoặc là người ăn chay thì 2.000 IU là hàm lượng mỗi ngày được bác sỹ khuyến khích cho bạn.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, cá tra, cá trích, bông cải xanh, nước cam, sữa tươi, lòng đỏ trứng gà, trứng cá. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tăng cường tắm nắng buổi sớm để cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D hơn nhé.

Bổ sung vitamin E trước khi mang thai

12mg là lượng Vitamin E được khuyến khích cho các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thông thường, hầu hết các mẹ đều bổ sung đủ lượng vitamin E cần thiết. Do vitamin E có dồi dào trong nhiều loại thực phẩm phổ biến mà mẹ vẫn ăn hàng ngày như dầu thực vật, rau củ quả, thịt mỡ.

Bổ sung vitamin C trước khi mang thai

Vitamin C có nhiều trong những loại thực phẩm như và rau quả như: súp lơ xanh, rau cải xoăn, cà chua, cam, dâu tây, dứa và kiwi.

Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể

Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể

Vitamin C đóng vai trò quan trọng vì nó tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa khử trong cơ thể, loại bỏ gốc tự do và tăng cường miễn dịch cơ thể. Không chỉ có vậy, vitamin C cũng giúp chị em hấp thu chất sắt tốt hơn, giảm một số nguy cơ mắc những tai biến khi sinh nở.

Thông thường, phụ nữ mang thai được khuyến khích cần bổ sung khoảng 80mg/ngày.

Bổ sung vitamin A trước khi mang thai

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng, mắt, hệ thần kinh của con yêu.

Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A thông qua những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt hoặc thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: khoai lang, cải lá xoăn, bí đỏ, dấu gan cá tuyết, mơ khô, bồ công anh và cà rốt.

Tuy nhiên mẹ bầu chú ý bổ dung vitamin A đúng liều lượng vì việc nạp quá nhiều vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ con yêu bị dị dạng, sinh con quái thai.

Bổ sung vitamin B12 trước khi mang thai

Cùng với Sắt, Axid Folic thì Vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu, hình thành các vật chất di truyền, hình thành và củng cố hoạt động của hệ thần kinh hay chính là hình thành một em bé khỏe mạnh.

Mẹ bầu bổ sung vitamin B12 trước khi mang thai

Mẹ bầu bổ sung vitamin B12 trước khi mang thai

Phụ nữ mang bầu được khuyến khích bổ sung khoảng 2,6 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Nguồn chứa dồi dào những loại vitamin này bao gồm: hạt điều, bơ hạt điều, cá, hải sản, trứng sữa, hạnh nhân, dầu thực vật, rau và các loại trái cây có màu xanh.

Bổ sung vitamin B6 trước khi mang thai

Vitamin B6 có tác dụng quan trọng giúp giảm tình trạng ốm nghén của mẹ bầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chuyển hóa đạm và chất béo để tham gia vào quá trình hình thành máu trong cơ thể.

Tầm soát các bệnh lý trước khi mang thai

Khám tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc cần thiết để cha mẹ chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất cho việc chào đón con yêu, tạo môi trường thuận lợi nhằm tố ưu sự phát triển của thai nhi.

Việc thăm khám trước khi kết hôn cũng giúp các cặp đôi phát hiện và sớm điều trị được những bệnh lý nguy hiểm, tránh được những điều đáng tiếc trong cuộc sống vợ chồng và gia đình sau này.

Thời gian phù hợp cho việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là khoảng 6 tháng trước khi kết hôn. Các chị em có thể đến bác sỹ để khám phụ khoa và khám tiền sản nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường, các bệnh lý ở vùng kín có liên quan tới khả năng sinh sản.

Khám tiền hôn nhân để sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm

Khám tiền hôn nhân để sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm

Khi thực hiện khám tiền sản, bác sỹ cũng giúp bạn thực hiện đánh giá sức khỏe tổng quát như:

  • Sức khỏe tim, phổi, tuyến vú, tuyến giáp và bụng, khám vùng chậu và tử cung
  • Xét nghiệm sàng sọc bao gồm virus rubella, hiv, giang mai, viêm gan b
  • Vẽ biểu đồ chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn xác định ngày dễ đậu thai nhất
  • Khuyến khích tiêm chủng một số loại vắc xin phòng bênh như sởi hay thủy đậu trước khi có thai ít nhất một tháng

Khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như khám phụ khoa và khám sức khỏe tiền sản chính là những việc quan trọng cần phải làm trước khi mang thai giúp cho chị em chuẩn bị cho quá trình mang thai một cách tốt nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của con yêu.

Siêu âm kiểm tra tử cung

Việc thăm khám siêu âm kiểm tra tử cung có thể phát hiện tình trạng bệnh ở vùng tử cung, những bất thường ở cổ tử cung hay phát hiện những bệnh phổ biến nguy hiểm như u xơ tử cung hay u nang buồng trứng để có thể giúp chị em được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về lâu dài.

Siêu âm kiểm tra tử cung trước khi mang thai là vô cùng quan trọng

Siêu âm kiểm tra tử cung trước khi mang thai là vô cùng quan trọng

Hiện nay, Siêu âm tử cung phần phụ được chị em mách nhau và thực hiện rộng rãi. Có hai phương pháp siêu âm tử cung phần phụ đó là:

Siêu âm trên bụng

Đối với phương pháp này, bác sĩ sử dùng máy siêu âm, di chuyển trên phần bụng để nhìn rõ toàn bộ hệ sinh sản bên trong. Chị em khi thực hiện phương pháp này cần nhịn tiểu thật căng để bác sỹ có thể khảo sát toàn bộ hệ sinh sản bên trong.

Siêu âm đầu dò âm đạo

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ phải đưa một đầu dò siêu âm qua âm đạo để khảo sát. Trong trường hợp này, bàng quang phải không còn nước tiểu mới có thể thực hiện được.

Siêu âm đầu dò âm đạo xác định được những bệnh lý như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, chẩn đoán u xơ, đồng thời theo dõi sự phát triển của trứng, quan sát trứng rụng. Đây là phương pháp được áp dụng trong thụ tinh nhân tạo, trong ống nghiệm, chuyển giao phôi,….. và cho kết quả chính xác hơn siêu âm trên bụng.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã lập gia đình. Triệu chứng của bệnh bao gồm: ngứa, đau mỗi khi giao hợp, khí hư có màu, mùi bất thường, âm đạo chảy máu. Bệnh nếu để lâu ngày có thể có những biến chứng viêm tử cung, vòi trứng, gây vô sinh, hiếm muộn.

Chị em nên thăm khám sớm khi thấy vùng kín có những triệu chứng bất thường

Thăm khám bác sỹ sớm giúp chị em ngăn ngừa những bệnh về sinh sản

90% nguyên nhân của bệnh này là do nấm men Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp trùng (bacterial vaginosis).

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh là do chị em sử dụng các thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc nội tiết; hoặc do chị em chưa biết cách rửa âm đạo, đang dùng dụng cụ tránh thai, hoặc đang có thai.

Viêm âm đạo là căn bệnh gây ảnh hưởng đến việc thụ thai, sự phát triển của thai nhi, là nguyên nhân dẫn khiến cho nguy cơ sảy thai, đẻ non tăng cao.

Không chỉ có vậy, bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục cũng như hạnh phúc gia đình. Do đó chị em nên sớm thăm khám để được bác sỹ điều trị sớm nhất.

Tiêm ngừa trước khi mang thai

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thì việc tiêm ngừa trước khi mang thai là điều cần thiết mà các chị em nên tìm hiểu và thực hiện trong quá trình chuẩn bị có thai

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm trong suốt thai kỳ và tạo tiền đề phát triển cho con yêu sau khi chào đời.

Các chuyên gia cho rằng sởi, quai bị và rubella,… là những loại bệnh cần được chị em tiêm ngừa trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ cũng như sự phát triển của con yêu trong bụng.

Tiêm ngừa Rubella

Thuật ngữ này còn có nghĩa là “nốt đỏ nhỏ”, “sởi Đức”, hay “sởi 3 ngày”, do virus RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra. Rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không nguy cấp. Tuy nhiên, nó lại có khả năng gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì?

Thống kê cho thấy 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng sau khi con chào đời.

Tiêm ngừa Sởi

Mẹ bầu mắc bệnh sởi khi mang thai cũng khiến nguy cơ con yêu bị dị dạng tăng cao. Ngoài ra, có những trường hợp chị em bị sởi khi mang thai gặp phải những điều đáng tiếc như sảy thai, sinh non hoặc thai bị chết lưu.

Tiêm ngừa Quai bị

Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Trong thai kỳ, người mẹ bị nhiễm bệnh virus quai bị có thể khiến con yêu bị dị tật bẩm sinh, hoặc thai chết lưu. Đồng thời, nguy cơ người mẹ bị sinh non cũng cao hơn. Đặc biệt, nguy cơ sẽ cao hơn nếu mẹ bầu bị quai bị trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Tiêm vacxin trước khi mang thai giúp con yêu phát triển toàn diện

Tiêm vacxin trước khi mang thai giúp con yêu phát triển toàn diện

Với 3 loại bệnh này, chị em có thể thực hiện tiêm phòng mũi 3 trong 1 trước khi mang thai bằng thuốc tiêm MMR mà không cần phải thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm.

Chị em chú ý không nên mang thai luôn ngay sau khi tiêm mà việc tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm tiêm phòng sởi, quai bị và tiêm phòng rubella nên thực hiện trước khi thụ thai ít nhất là từ 1 đến 3 tháng.

Ngoài ra chị em cũng có thể thực hiện tiêm phòng văcxin phòng cúm, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não, ung thư cổ tử cung, ...để bảo vệc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu?

Ngoài việc tiêm phòng những loại vắc xin gì trước khi mang thai thì việc tìm địa chỉ uy tín để thực hiện tiêm phòng cũng làm nhiều chị em đau đầu. Do đó, trong bài viết này, POH muốn giới thiệu một số những địa chỉ để các chị em tham khảo giúp cho cho mình tìm được địa chỉ tốt nhất để thực hiện tiêm phòng một cách an tâm nhất nhé.

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở Hà Nội

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu ở HÀ Nội

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu ở Hà Nội?

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở Hồ Chí Minh

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu ở Hồ Chí Minh

Tiêm ngừa trước khi mang thai ở đâu ở Hồ Chí Minh?

Tập luyện trước khi mang thai

Tập gì trước khi mang thai?

Chế độ tập luyện khoa học trong thai kỳ được chứng minh giúp mẹ bầu kiểm soát và duy trì cân nặng tốt hơn, đồng thời giúp quá trình thụ thai trở nên dễ dàng hơn với những bài tập tăng khả năng thụ thai. Không chỉ có vậy, vận động giúp cơ thể tiết ra serotonin, dopamine và norepinephrine giúp tâm trạng trở nên tốt hơn.

Chính vì vậy mà chị em còn ngần ngại gì mà không chọn cho mình những bài tập phù hợp và hiệu quả ngay cả trước khi mang thai.

Thực tế cũng cho thấy việc hình thành thói quen vận động thường xuyên trước khi mang thai có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Tập luyện trước khi mang thai giúp mẹ chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cùng con yêu

Tập luyện trước khi mang thai giúp mẹ chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cùng con yêu

Tuy nhiên trong quá trình vận động mẹ bầu cũng cần cân nhắc những vấn đề sau để tối ưu những lợi ích mà việc tập luyện đem lại cho thai kỳ, cũng như giúp mẹ tránh được những rủi ro không đáng có:

  • Tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm calories vào khẩu phần ăn
  • Tránh những môn thể thao nguy hiểm như cưỡi ngựa, trượt tuyết, leo núi,…vì những môn thể thao này khiến cho nguy cơ chị em bị bong gân hay chấn thương cao hơn
  • Uống nhiều nước giúp mẹ bầu tránh được tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ một cách đột ngột, gây ảnh hưởng đến con yêu đồng thời cùng bù được lượng nước đã mất trong quá trình tập luyện.
  • Hạn chế nằm ngửa do nằm ngửa có thể khiến lưu lượng máu đến tim, não và tử cung bị giảm, gây chóng mặt, khó thở hoặc buồn nôn.
  • Khi tập yoga, chị em chọn cho mình những tư thế yoga phù hợp với thể trạng và sức khỏe trong thời kỳ mang thai, tránh tập luyện những động tác quá khó, hay tập luyện quá nặng, có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng.

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về chuẩn bị mang thai, những điều chị em cần biết trước khi có bầu để chuẩn bị tâm lý cũng như sức khỏe thật tốt giúp đem đến một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cùng con yêu. POH hi vọng những kiến thức này sẽ có ích cho nhiều chị em trên con đường tìm đến hạnh phúc gia đình với những thiên thần bé nhỏ.

POH chúc các chị em có một công đoạn chuẩn bị thật tốt trước khi mang thai, chúc các mẹ có một thai kỳ hạnh phúc cùng con yêu!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti