Các mẹo chữa bệnh trĩ trong thai kỳ

đăng bởi

Lời nhắc nhở nhiều nhất tới các bà bầu khi mang thai chính là một chế độ ăn đều đặn để tránh bị táo bón cũng như bệnh trĩ trong thai kỳ. Thế nhưng với những ai chưa từng bị bệnh trĩ thì chắc hẳn không hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của chứng bệnh này trong thai kỳ.

 

 

Bệnh trĩ và nguyên nhân bệnh trĩ trong thai kỳ

Bệnh trĩ là các mạch máu bị sưng ở khu vực trực tràng. Chúng thường có kích thước từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như quả nho và chúng có thể phát triển bên trong trực tràng hoặc nhô ra qua hậu môn.

Mẹ bầu bị trĩ do đâu

Mẹ bầu bị trĩ do đâu?

Bệnh trĩ có thể gây ngứa và khó chịu nhẹ - hoặc hết sức đau đớn. Đôi khi thậm chí còn gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi mẹ đi WC. Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai có thể kể đến:

  • Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Thực ra, khi trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn thì càng đặt áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Dòng máu vào ra tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu di chuyển chậm hay tụ lại do không gian dần bị hạn chế. Khi này các tĩnh mạch trong thành ruột sẽ bị phình và căng hết cỡ, tất yếu chúng sẽ yếu đi.
  • Các mô bị lỏng lẻo do nội tiết tố mang thai, chúng sẽ không còn vững chắc và các thành tĩnh mạch sẽ sưng lên và mở rộng. Ngoài ra có thể do yếu tố tăng lượng máu trong cơ thể của người mẹ khiến cơ thể mẹ làm việc quá tải, cụ thể là các tĩnh mạch và động mạch.
  • Tiền sử bệnh trĩ cũng dễ khiến mẹ bị trĩ trong thai kỳ
  • Bệnh trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên do khác đó là mẹ bầu bị táo bón, tiêu chảy, cơ thể mẹ béo phì và lười vận động, chế độ ăn uống nhiều chất đạm chất béo nhưng lại thiếu chất xơ.

Mời mẹ tham khảo thêm: Hỏi đáp - Bệnh trĩ trong thai kỳ và cách điều trị

 

 

Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai

Biểu hiện rõ ràng nhất khi bị bệnh trĩ đó là chảy máu và sa búi trĩ. Khi này mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa hậu môn trước khi ra máu. Thế nhưng đến khi chảy máu rồi mẹ mới để ý mình bị trĩ. Lượng chảy máu lại khá kín đáo và dính phân, rát nhẹ.

Thế nên ban đầu không ít mẹ bầu làm lơ với vấn đề trên, hoặc nghĩ đơn giản do mình tiêu hóa thức ăn khó tiêu. Khi nặng rồi thì máu sẽ nhỏ giọt hoặc chảy thành giọt khi đi đại tiện.

Những biểu hiện ban đầu của trĩ không dễ nhận ra

Hiện tượng sa búi trĩ sẽ xảy ra sau một thời gian dài chảy máu. Mẹ bầu sẽ thấy một khối nhỏ lồi ra ở hậu môn và có thể tự thụt vào được. Sau này chúng to dần và không thụt được nữa.

Làm thế nào để tránh bị bệnh trĩ khi mang thai?

Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai:

  • Tránh bị táo bón bằng cách ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả), uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày và tập thể dục thường xuyên (miễn là bác sĩ bảo không sao ). Nếu đã bị táo bón, hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung chất xơ hoặc sử dụng chất làm mềm phân.
  • Không nhịn đi WC và cố gắng không căng cơ.
  • Đừng ngồi trong nhà vệ sinh lâu hơn mức cần thiết vì điều này gây áp lực lên khu vực trực tràng.
  • Tập Kegel hàng ngày. Kegels tăng lưu thông ở khu vực trực tràng và tăng cường các cơ xung quanh hậu môn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các bài tập cũng tăng cường và làm săn chắc các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, có thể giúp cơ thể phục hồi sau khi sinh con.
  • Đừng ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Nếu công việc liên quan đến việc ngồi tại bàn làm việc, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh trong vài phút mỗi giờ hoặc lâu hơn. Ở nhà, nằm nghiêng khi ngủ, đọc sách hoặc xem TV để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và tăng lượng máu quay trở lại từ nửa dưới cơ thể.

Làm thế nào để chữa bệnh trĩ khi mang thai?

Các mẹ có thể thử một số biện pháp để điều trị bệnh trĩ khi mang thai:

  • Chườm lạnh. Liệu pháp lạnh có thể làm giảm sưng và khó chịu. Chườm một túi nước đá (có lớp ngoài mềm) vào khu vực bị đau nhiều lần trong ngày. Một số mẹ cũng phát hiện ra viên nén lạnh hòa với nước cây phỉ làm dịu cơn đau.
  • Ngâm nước ấm. Ngâm nửa người dưới trong một bồn nước ấm trong 10 đến 15 phút một vài lần mỗi ngày. Nếu không có bồn tắm, mẹ có thể mua bể tắm ngồi tại nhà thuốc. (Đây là một chậu nhựa nhỏ để mẹ đổ đầy nước và đặt lên trên nhà vệ sinh để có thể ngồi xuống và ngâm khu vực trực tràng)
  • Kết hợp. Đầu tiên sử dụng phương pháp lạnh sau đó làm ấm và lặp lại.
  • Giữ sạch sẽ. Làm sạch vùng bị đau cẩn thận và nhẹ nhàng  sau mỗi lần đi WC. Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm, không mùi, ít gây kích ứng hơn các loại khác. Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng khăn lau hơn là khăn giấy vệ sinh. Mẹ cũng có thể mua khăn ướt với  nước cây phỉ, đặc biệt để điều trị bệnh trĩ.
  • Thuốc. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc. Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc gây tê tại chỗ hoặc thuốc được sử dụng an toàn trong khi mang thai. có rất nhiều sản phẩm chữa bệnh trĩ trên thị trường, nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi thử.

Hãy nhớ rằng hầu hết các sản phẩm này nên được sử dụng không quá một tuần. (Sử dụng thuốc lâu hơn so với khuyến cáo có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng da hoặc mòn da)

 

 

Khi nào mẹ nên hỏi bác sĩ về bệnh trĩ khi mang thai?

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các nỗ lực phòng ngừa và điều trị tại nhà không hiệu quả, hoặc nếu mẹ bị đau nặng hoặc chảy máu trực tràng.

Trong một số trường hợp, mẹ có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị để thu nhỏ búi trĩ. Tuy nhiên hiếm khi mẹ phải dùng đến biện pháp tiểu phẫu.

Nguồn: Babycenter

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti