Các câu hỏi thường gặp trong bài đánh giá sự phát triển của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Khi mẹ đưa em bé đi đánh giá phát triển, bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ có rất nhiều câu hỏi. Đây đều là những câu hỏi nhằm tìm hiểu các thông tin về gia đình và môi trường của trẻ. 

Các chuyên gia sẽ hỏi ba mẹ hầu hết những câu hỏi dưới đây, nhưng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà ba mẹ sẽ nhận được những câu hỏi phù hợp nhất.

Ba mẹ sẽ là người hỗ trợ đắc lực trong quá trình đánh giá sự phát triển của trẻ

 Ba mẹ sẽ là người hỗ trợ đắc lực trong quá trình đánh giá sự phát triển của trẻ

Vấn đề bé gặp phải là gì?

  • Lần đầu tiên mẹ thấy lo lắng là khi nào? Tại sao?
  • Vấn đề có thay đổi kể từ lần đầu tiên mẹ nhận thấy vấn đề không?
  • Mẹ đã làm gì để giải quyết hay cải thiện vấn đề này?

Tiền sử gia đình

  • Hãy liệt kê tất cả tình trạng sức khỏe có liên quan đến các thành viên trong gia đình của cả bố và mẹ, bao gồm sức khỏe tinh thần và thể chất, động kinh, khuyết tật và các vấn đề nhận thức

Mang thai, chuyển dạ và sinh nở

  • Mô tả quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở của mẹ.

Thời kỳ sơ sinh

  • Phản ứng ban đầu của bố mẹ với em bé khi em bé được sinh ra là gì?
  • Tình trạng của em bé sơ sinh? Tình trạng đó ảnh hưởng đến phản ứng của mẹ với em bé như thế nào?

Sức khỏe của em bé

  • Liệt kê thông tin về sự phát triển của em bé, những trường hợp khuyết tật, bệnh tật và phương pháp điều trị, hoạt động, tai nạn, tiêm chủng... nếu có liên quan, bao gồm cả các phản ứng của mẹ.

Sự xa cách với bé

  • Mẹ có thường xuyên để em bé cho người khác chăm sóc không?
  • Những dịch vụ chăm sóc trẻ em mà mẹ sử dụng (bao gồm cả trông trẻ)?
  • Em bé phản ứng như thế nào khi mẹ để em bé cho người khác chăm sóc?
  • Mẹ cảm thấy thế nào khi để em bé cho người khác chăm sóc?

Ăn / Các hành động dùng miệng

  • Mô tả những gì bé ăn và ăn như thế nào.
  • Mô tả bất kỳ hành động bằng miệng nào khác mà em bé thực hiện (mút ngón tay cái, sử dụng núm vú giả, đồ chơi bằng miệng hoặc các đồ vật khác, cắn, v.v.) và phản ứng của mẹ

Ngủ

  • Em bé có vấn đề gì về giấc ngủ không? Mô tả vấn đề.
  • Mô tả thời gian ngủ / thức giấc điển hình của em bé (bao gồm cả ngủ trưa).

Hoạt động và phát triển vận động

  • Mô tả các kỹ năng vận động thô và tinh của em bé (cách bé di chuyển, nắm lấy đồ đạc, v.v.). Mẹ có nhận thấy điều gì bất thường trong lĩnh vực này không?
  • Mẹ có lo lắng về các kỹ năng vận động của em bé không? Tại sao?

Kỹ năng xã hội và môi trường

  • Em bé có thể tự làm những gì?
  • Em bé có thể làm theo hướng dẫn đơn giản không?
  • Em bé phản ứng như thế nào trong những lần gia đình đi chơi và có người lạ?
  • Em bé có tham gia vào bất kỳ nhóm xã hội nào bên ngoài (nhà trẻ, nhóm chơi, v.v.) không?

Phản ứng

  • Mô tả cách em bé phản ứng với sự khó chịu, thất vọng hoặc đau khổ khác.

Ngôn ngữ và giao tiếp

  • Mô tả khả năng ngôn ngữ của em bé (nếu bé dưới một tuổi, bao gồm tất cả âm thanh và từ bé tạo ra; nếu bé lớn hơn, bao gồm mức độ từ vựng của bé và liệu bé có sử dụng kết hợp từ, câu hoàn chỉnh và / hoặc đại từ như bạn kia, anh, chị…)
  • Mẹ làm thế nào để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của em bé (đọc sách, trò chuyện, hát, v.v.)?
  • Nếu em bé chưa nói chuyện, làm thế nào để bé truyền đạt mong muốn của mình?

Đồ chơi và cách chơi

  • Đồ chơi yêu thích của em bé là gì và bé chơi với chúng như thế nào?
  • Em bé của mẹ có món đồ chơi yêu thích nào không?
  • Em bé có tự chơi không?
  • Em bé có chơi với những em bé khác không?
  • Em bé có sử dụng trí tưởng tượng của mình khi chơi không?

Cảm xúc và tâm trạng

  • Mô tả phạm vi cảm xúc của em bé (thoải mái, khó chịu, vui mừng, giận dữ, trìu mến, sợ hãi, ghen ghét, trầm cảm / buồn bã) và cách bé thể hiện những cảm xúc đó.
  • Điều gì có khả năng làm em bé buồn?
  • Điều gì làm cho em bé cảm thấy tốt hơn?

Sợ hãi và lo lắng

  • Em bé sợ điều gì?
  • Em bé không sợ điều gì?
  • Em bé có bao giờ sợ hãi khi làm điều gì đó nguy hiểm không?
  • Em bé có bao giờ có vẻ nhạy cảm khác thường với âm thanh, ánh sáng, kết cấu hoặc thay đổi nào đó trong thói quen không?
  • Làm thế nào để mẹ - và em bé - xử lý những lo lắng của mình?

Hành vi hung hăng

  • Em bé có cư xử hung hăng với mẹ, anh chị em, bạn chơi của mình, hoặc người khác không? Nếu có thì bằng cách nào?
  • Mẹ phản ứng như thế nào?
  • Em bé có bao giờ tự làm tổn thương mình không?
  • Nếu có, em bé làm như thế nào?
  • Em bé có thể tự đứng lên khi bị người khác xô ngã không?

Mối quan hệ với người khác

  • Mô tả mối quan hệ của em bé với mẹ và các thành viên khác trong gia đình
  • Em bé có sự thiên vị cho bố hoặc mẹ không?
  • Nếu có, là bố hay mẹ?
  • Em bé có sự thiên vị cho một anh chị em cụ thể nào không?
  • Đó là ai?
  • Em bé phản ứng như thế nào với các thành viên trong gia đình, bạn bè của gia đình và người lạ? Em bé có thân thiện với mọi người, bao gồm tất cả những người lạ không?

Thông tin khác

Bác sĩ hoặc chuyên gia có thể đặt câu hỏi thêm về sự tương tác trong gia đình, áp lực gia đình và hướng dẫn về sinh cá nhân cho trẻ.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo