Các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con bằng phương pháp hiến tặng ty thể

đăng bởi

Một cặp vợ chồng hiếm muộn ở Ukraine vừa chào đón đứa con đầu lòng bằng một quy trình IVF thử nghiệm được gọi là hiến tặng ty thể.

Bác sĩ Valery Zukin, Giám đốc Phòng khám Sinh sản Nadiya ở Kiev, đã tuyên bố rằng có hai phụ nữ đã mang thai vào tháng 10 năm ngoái sau khi sử dụng một kỹ thuật ty thể được gọi là truyền nhân non (PT) được thực hiện tại phòng khám, từ đó dẫn đến sự ra đời của một bé gái vào ngày 1/5 vừa qua.

Kỹ thuật này bao gồm việc thụ tinh hai quả trứng (một từ mẹ và một từ người hiến) với tinh trùng của người cha và chuyển nhân từ phôi của người mẹ sang phôi của người hiến. Phôi mới được tạo ra lấy ADN nhân từ cha mẹ, nhưng ADN ty thể lại được thừa hưởng từ người hiến.

Hiến tặng ty thể đem đến cơ hội làm cha làm mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Hiến tặng ty thể đem đến cơ hội làm cha làm mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tin tức về sự chào đời của bé gái đã thu hút nhiều chú ý về việc tạo ra một đứa trẻ với vật liệu di truyền từ ba người: mẹ, cha và người hiến tặng. Tuy nhiên nó chủ yếu được sử dụng như một biện pháp giải quyết những khó khăn trong việc thụ thai, thay vì ngăn chặn sự di truyền các bệnh ty thể có thể dẫn tới tử vong.

Mặc dù việc hiến tặng ty thể, bao gồm cả kỹ thuật được sử dụng ở Ukraine, được cấp giấy phép bởi Cơ quan quản lý Thụ tinh nhân tạo và Phôi thai (HFEA) ở Anh, nhưng nó chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ty thể nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ Zukin giải thích rằng mẹ của đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng sinh sản khác thường, do đó kỹ thuật này được sử dụng như một biện pháp để ngăn chặn sự ngừng phát triển của phôi đã thụ tinh thành công.

 

 

Phát biểu trên BBC World Service's Newshour, Sandy Starr của Tổ chức Progress Educational Trust, Nhà xuất bản BioNews cho biết không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy kỹ thuật này sẽ hoạt động trong những trường hợp như trên: “Có rất ít bằng chứng cho thấy nó sẽ giải quyết hiệu quả việc ngừng phát triển của phôi.

Hiến tặng ty thể liên quan đến các rủi ro đã được đánh giá kỹ lưỡng ở Anh, nhưng những đánh giá đó chỉ liên quan đến các bệnh nhân đang cố gắng tránh truyền bệnh ty thể, và trên cơ sở đó mọi người đã quyết định rằng chỉ sử dụng phương pháp này trong những trường hợp cụ thể với hoàn cảnh đã được quy định.

Chúng ta hiện vẫn chưa tìm ra được câu trả lời rằng liệu có nên đối mặt với những rủi ro liên quan đến kỹ thuật điều trị sinh sản thử nghiệm này hay không”.

Mặc dù Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên hợp pháp cho phép hiến tặng ty thể, nhưng HFEA vẫn chưa cấp giấy phép thực hiện kỹ thuật này cho bệnh nhân. Dù vậy dự kiến ​​các thủ tục đầu tiên sẽ có thể được thực hiện ở Anh vào cuối năm nay.

HFEA đã tiến hành một loạt các đánh giá kiểm tra sự an toàn và hiệu quả của liệu pháp hiến tặng ty thể với lần cuối cùng vào tháng 12, khi nó được phê duyệt là “thận trọng trong sử dụng lâm sàng” ở Anh.

Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về sự kế thừa trong tương lai của ty thể được hiến tặng. Lori Knowles, Trợ lý Giáo sư tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Alberta, Canada, phát biểu với CNN News rằng việc đứa trẻ sinh ra ở Ukraine là một bé gái đã đặt ra mối lo ngại rằng ty thể được hiến tặng có thể sẽ được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Cô nói: “Tôi nghĩ rằng thực sự đáng chú ý khi đó là một bé gái bởi vì chúng ta đều biết chắc chắn rằng cô bé sẽ truyền ADN ty thể của mình thông qua dòng giống bên ngoại. Đây luôn là một điều đáng lưu tâm”.

Starr nghĩ rằng những rủi ro này có thể được cho phép khi đối mặt với bệnh truyền nhiễm ty thể có khả năng gây tử vong, nhưng trường hợp này lại không rõ ràng trong phạm vi các vấn đề sinh sản nói chung.

Giáo sư Adam Balen, Chủ tịch Hiệp hội sinh sản Anh, cũng đưa ra quan ngại về bản chất của kỹ thuật thử nghiệm truyền nhân non. “Chúng tôi sẽ rất thận trọng về việc áp dụng phương pháp trên để cải thiện kết quả thụ tinh ống nghiệm”, ông nói.

Thực tế, bé gái này không phải là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra sau khi sử dụng các kỹ thuật hiến tặng ty thể hiện đại. Năm ngoái, Tiến sĩ John Zhang, người sáng lập Trung tâm sinh sản New Hope ở New York, Mỹ, đã báo cáo về sự ra đời của một em bé được thụ thai sau khi hiến tặng ty thể bằng kỹ thuật can thiệp vào phôi (MRT).

Kỹ thuật này khác với truyền nhân non ở chỗ vật liệu hạt nhân từ trứng chưa thụ tinh của người mẹ sẽ được đặt vào trứng đã loại bỏ nhân của một người hiến tặng khỏe mạnh.

Trong trường hợp này, người mẹ có nguy cơ truyền qua ty thể bị lỗi. Sự ra đời này đã thu hút nhiều tranh cãi kể từ khi thủ tục được thực hiện ở Mexico, nơi mà không có luật liên bang nào quy định về việc hỗ trợ sinh sản, và do đó không có hạn chế khi sử dụng các kỹ thuật hiến tặng ty thể.

Hiện tượng em bé “3 bố mẹ” cũng không phải là mới. Vào những năm cuối 1990 đầu năm 2000, một số ít trẻ em ở Mỹ đã chào đời với vật liệu di truyền từ ba bố mẹ, sau khi sử dụng một kỹ thuật gọi là chuyển tế bào chất.

Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ngăn chặn việc sử dụng kỹ thuật này trong bối cảnh xuất hiện các báo cáo về sự di truyền bất thường ở một số trẻ em được thụ thai theo cách đó.

Nguồn: ivf.net

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti