Bình tĩnh xử lý khi mang thai 17 tuần bị ra máu đỏ tươi

đăng bởi Hoài Anh

Ngoại trừ máu báo thai, ra máu trong các giai đoạn khác trong thai kỳ đều là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu mẹ mang thai 17 tuần bị ra máu đỏ tươi, cần xem qua ngay một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này và cách xử trí kịp thời giúp giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi dưới đây!

Tình trạng bầu 17 tuần bị ra máu

Ra máu đỏ tươi ở tuần thai thứ 17 là hiện tượng máu xuất hiện ở âm đạo. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc nâu đậm, không đông hoặc dạng cục, ít hoặc nhiều tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết. Mang thai 17 tuần bị ra máu dù ít hay nhiều đều khiến mẹ bầu hoang mang và lo lắng. 

Mang thai 17 tuần bị ra máu khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng

Bầu 17 tuần tương đương với mang thai 4 tháng và đã bước sang tháng thứ 5. Điều này nghĩa là thai nhi đã khá lớn và ở trong giai đoạn ổn định. Thông thường bà bầu sẽ không cảm thấy đau hay xuất huyết ở giai đoạn này. Nếu mẹ phát hiện bị ra máu, đó sẽ là một dấu hiệu bất thường cần đặc biệt chú ý. 

Nguyên nhân khiến mẹ bầu 17 tuần bị ra máu đỏ tươi

Nếu mang thai 17 tuần ra máu nhưng không đau bụng, tình trạng của mẹ có thể không quá nguy hiểm. Một số nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết như vậy là do:

  • Nhau tiền đạo: Nhau thai bám thấp ở cổ tử cung có thể gây ra hiện tượng bầu 4 tháng ra máu đỏ tươi. Máu thường ra từng đợt và không kèm theo đau bụng dữ dội.
  • Polyp cổ tử cung: Các khối polyp phát triển trong cổ tử cung khi bị kích thích có thể gây chảy máu nhẹ. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây ra tình trạng mẹ bầu ra máu.
  • Viêm nhiễm âm đạo hoặc cổ tử cung: Viêm nhiễm nhẹ ở âm đạo có thể làm tổn thương niêm mạc và dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường. Máu thường ra ít và có màu đỏ tươi.
  • Tổn thương do vận động mạnh hoặc quan hệ tình dục: Ở tuần thai thứ 17, cổ tử cung trở nên nhạy cảm hơn. Việc quan hệ tình dục với tư thế không tốt hoặc hoạt động mạnh cũng có thể gây ra ra máu nhẹ mà không đau bụng.
  • Dọa sảy thai nhẹ: Mặc dù không đau bụng, việc mẹ ra máu cũng có khả năng là dấu hiệu của dọa sảy. 

Nếu gặp tình trạng bầu 17 tuần bị ra máu, dù không đau bụng, mẹ bầu vẫn nên nghỉ ngơi và đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhằm loại trừ các vấn đề nguy hiểm.

Nhưng nếu mẹ bầu bị ra máu kèm theo đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội ở tuần này cần đặc biệt lưu ý. Bởi đây có thể là cảnh báo của các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự sống của em bé như:

  • Dọa sảy thai: Dọa sảy xảy ra khi thai nhi có nguy cơ bong khỏi thành tử cung. Biểu hiện là ra máu đỏ tươi hoặc nâu kèm theo đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.
  • Nhau bong non: Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi thai nhi chào đời gây chảy máu đột ngột, máu đỏ tươi, ra nhiều kèm đau bụng, căng cứng tử cung. Nhau bong non rất nguy hiểm và có thể gây mất máu nghiêm trọng, đe dọa tính mạng mẹ và bé.
  • Mạch máu tiền đạo: Nếu mạch máu của dây rốn nằm sai vị trí, vắt qua cổ tử cung thì khi cổ tử cung mở hoặc có tác động mạnh, mạch máu có thể vỡ gây chảy máu, đe dọa đến tính mạng của thai nhi (tình trạng này khá hiếm gặp)
  • Co thắt tử cung: Ra máu ít nhưng lại kèm theo đau bụng âm ỉ và các cơn co nhẹ. Tử cung co bóp mạnh do căng thẳng hoặc làm việc quá sức, di chuyển nhiều cũng có thể dẫn đến ra máu.
  • Sinh non: Ở tháng thứ 4, mẹ có nguy cơ sinh non nếu ra máu đỏ tươi kèm theo đau bụng dưới dữ dội, co thắt tử cung thành từng cơn, có thể kèm theo dịch nhầy hoặc vỡ ối. Sinh non ở tháng này gần như chắc chắn không giữ được bé.
  • Thai chết lưu: Khi thai nhi ngừng phát triển trong bụng mẹ, có thể xuất hiện máu có màu nâu đen hoặc đỏ tươi, kèm theo các triệu chứng như mất cảm giác thai máy, bụng không còn lớn lên, đau bụng nhẹ hoặc âm ỉ.
  • Nhiễm trùng tử cung hoặc âm đạo: Dấu hiệu rõ ràng là ra máu, dịch có mùi hôi kèm cảm giác khó chịu ở vùng kín, đau bụng âm ỉ. Nhiễm trùng khi mang thai cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.ư
  • Ung thư cổ tử cung: Trong một số ít trường hợp, chảy máu bất thường khi mang thai có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm và tầm soát kịp thời để loại trừ nguy cơ này.

Bầu 17 tuần bị ra máu kèm đau bụng âm ỉ, đau dữ dội là dấu hiệu nguy hiểm

Trường hợp ở tuần thai 17 mẹ ra máu nhiều và không ngừng, đau bụng dữ dội, co thắt tử cung kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng cần đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu thai nhi không còn đạp hoặc cử động yếu, tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Cần làm gì khi mang thai 17 tuần bị ra máu đỏ tươi?

Ra máu trong thai kỳ rất có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đầu tiên, hãy dừng mọi hoạt động, nằm nghỉ trên giường ở tư thế nghiêng trái để giảm áp lực lên tử cung. Tuyệt đối không vận động mạnh, không đi lại nhiều cho đến khi thai nhi ổn định.

Cố gắng quan sát lượng máu ra ít hay nhiều, màu sắc máu (đỏ tươi hay nâu sẫm), có lẫn dịch nhầy hoặc cục máu đông hay không. Nếu vẫn tiếp tục ra máu, mẹ có thể dùng băng vệ sinh và tiếp tục quan sát.

Theo dõi các triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ, co thắt tử cung, chóng mặt hoặc thai nhi ít cử động. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cầm máu hoặc thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bởi dùng thuốc sẽ làm giảm triệu chứng khiến bác sĩ khó chuẩn đoán chính xác, và có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 4 có kèm đau bụng hay không đau bụng thì mẹ vẫn nên tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai, xét nghiệm máu và kiểm tra cổ tử cung để chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng xử lý phù hợp.

Mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi phát hiện bị ra máu ở tuần thai 17

Khi đã biết nguyên nhân cụ thể, cần phối hợp với bác sĩ để điều trị triệt để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ và thai nhi.

Sau thời gian bị xuất huyết mẹ cần nghỉ ngơi hoàn toàn nếu có dấu hiệu dọa sảy thai. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Khi tình trạng ra máu đã chấm dứt, mẹ bầu không nên chủ quan mà vẫn cần theo dõi sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề và biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa ra máu khi mang thai

Để hạn chế nguy cơ ra máu trong thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thăm khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường như nhau tiền đạo, viêm nhiễm hoặc dọa sảy thai.
  • Tránh vận động mạnh và làm việc quá sức, hạn chế mang vác đồ nặng, leo cầu thang nhiều lần.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt trong những tháng giữa và cuối thai kỳ.
  • Nên hạn chế sinh hoạt vợ chồng khi có dấu hiệu bất thường
  • Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin và protein để tăng cường sức khỏe thai kỳ.
  • Uống đủ nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón – một trong những nguyên nhân gây áp lực lên tử cung.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc thư giãn. Tâm lý ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ co bóp tử cung và các biến chứng khác.

Ra máu đỏ tươi khi mang thai 17 tuần là dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng nếu xử lý đúng cách và kịp thời, mẹ bầu và thai nhi sẽ an toàn. Hãy giữ bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ ra máu khi mang thai. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời. 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti