Bệnh viêm vùng chậu (PID) và khả năng sinh sản

đăng bởi Tiên Tiên

Bệnh viêm vùng chậu là gì?

Bệnh viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease - PID) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. May mắn là bệnh  này dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh. 

Viêm vùng chậu thường gây ra những cơn đau ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu

Nhưng điều quan trọng là phải chẩn đoán PID vì nếu không được điều trị sẽ nguy hiểm, nó có thể gây ra sẹo và tổn thương ống dẫn trứng và các mô khác gần đó, áp xe vùng chậu và dẫn đến các vấn đề về sinh sản.

Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu 

Mẹ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ bị khó chịu nhẹ. Nhưng hãy để ý các dấu hiệu:

  • Đau bụng hoặc xương chậu (thường ở cả hai bên)
  • Đau sâu trong xương chậu khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như chảy nhiều máu, chảy máu sau khi quan hệ hoặc chảy máu bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Dịch tiết âm đạo màu vàng, xanh hoặc có mùi lạ

PID nếu không được điều trị sẽ kéo dài và có nhiều khả năng gây ra hậu quả cho sức khỏe lâu dài. Vì vậy, nếu có các triệu chứng trên, hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhiễm trùng PID nghiêm trọng có thể dẫn đến đau, sốt, buồn nôn và nôn mửa, điều này có thể ngày càng nặng hơn.

Nếu mẹ thấy những triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy tìm tư vấn y tế ngay lập tức vì mẹ có thể cần phải nhập viện để điều trị.

Liệu viêm vùng chậu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

PID được điều trị càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh về sinh sản càng thấp. Hầu hết phụ nữ được điều trị bệnh PID không có vấn đề gì trong việc thụ thai hoặc mang thai trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu mẹ bị viêm nặng hoặc không được điều trị, mẹ sẽ bị tổn thương ống dẫn trứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đặc biệt, các đợt tái viêm PID có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sinh sản.

Người ta ước tính rằng cứ 10 phụ nữ mắc bệnh PID thì có một người có vấn đề về khả năng sinh sản. Điều đáng buồn là các tổn thương ống dẫn trứng do hậu quả của PID cũng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng hãy nhớ rằng hầu hết phụ nữ mắc bệnh PID đều có thể thụ thai mà không gặp khó khăn gì.

Nguyên nhân gây viêm vùng chậu?

PID hầu như luôn do vi khuẩn gây ra, thường là do nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI). Nhiễm trùng sẽ lan qua cổ tử cung và lây nhiễm vào phần còn lại của tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Chlamydia và lậu là những bệnh tình dục thường liên quan nhất đến viêm vùng chậu. Có tới 3/10 phụ nữ mắc bệnh chlamydia và có tới 5/10 người mắc bệnh lậu sẽ tiếp tục phát triển thành PID. 

Viêm vùng chậu do vi khuẩn gây ra và thường liên quan đến các bệnh tình dục

Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra và điều trị các bệnh này nếu nghi ngờ mình mắc các bệnh trên.

Nguy cơ mắc viêm vùng chậu sẽ tăng nếu:

  • Quan hệ tình dục mà không có bao cao su
  • Mẹ dưới 25 tuổi, vì chlamydia là phổ biến ở những người trẻ tuổi
  • Lần đầu tiên quan hệ tình dục khi còn rất trẻ
  • Quan hệ với người lạ
  • Có nhiều bạn tình
  • Vợ hoặc chồng có tiền sử bệnh tình dục

Trong những trường hợp hiếm hoi, một số phương pháp y tế cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh PID, nguy cơ cao hơn nếu mẹ bị sảy thai, sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC), một loại tia X nhất định dùng để chụp buồng tử cung và vòi trứng (hysterosalpingogram) hoặc hỗ trợ điều trị thụ thai.

Do các quy trình này đều có rủi ro nhỏ cho phép vi khuẩn đi qua cổ tử cung nên sẽ gây nhiễm trùng.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu?

Không có bất kì bài kiểm tra đơn lẻ nào. Thay vào đó, nếu bác sĩ nghĩ rằng mẹ bị viêm vùng chậu thì sẽ hỏi về các triệu chứng và đề nghị mẹ kiểm tra thể chất.

Bác sĩ sẽ muốn kiểm tra vùng bụng cũng như bên trong âm đạo để kiểm tra các dấu hiệu của viêm vùng chậu. Bài kiểm tra vùng chậu có thể không thoải mái, đặc biệt là khi mẹ bị viêm vùng chậu, nhưng nó sẽ kết thúc trong vòng vài phút thôi.

Bác sĩ cũng sẽ đề nghị lấy dịch từ âm đạo và cổ tử cung bằng tăm bông để xác định các bệnh tình dục có thể có như chlamydia và lậu. Nếu bị một trong hai bệnh này thì khả năng liên quan đến PID rất cao. Mẹ cũng có thể được làm một số xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ đề nghị và giới thiệu mẹ đến một phòng khám sức khỏe tình dục để kiểm tra và xét nghiệm vì ở đó có thể cung cấp một dịch vụ toàn diện hơn.

Nếu các xét nghiệm này không được chẩn đoán rõ ràng, mẹ có thể được giới thiệu đến một chuyên gia tại bệnh viện để kiểm tra thêm, bao gồm:

  • Quét cộng hưởng từ (MRI)
  • Quét siêu âm, sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo
  • Lấy một mẫu mô từ niêm mạc tử cung để xét nghiệm (sinh thiết)
  • Nội soi ổ bụng - thủ thuật đưa một chiếc camera siêu nhỏ qua một vết cắt nhỏ trên bụng khi được gây mê toàn thân ( nội soi lỗ khóa)

Bệnh viêm vùng chậu được điều trị như thế nào?

Nếu phát hiện đủ sớm thì PID có thể được điều trị bằng một đợt kháng sinh đơn giản. Bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ nên dùng thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu.

Nếu bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn mẹ đang bị viêm vùng chậu thì bác sĩ vẫn sẽ cung cấp cho thuốc kháng sinh để đảm bảo an toàn.

Ngay cả một chút chậm trễ trong việc điều trị cũng có thể có nguy cơ làm hỏng ống dẫn trứng, buồng trứng và sức khỏe về lâu dài. Cả hai vợ chồng sẽ cần phải dùng thuốc kháng sinh, để đảm bảo rằng không gây tái nhiễm cho nhau.

Bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp hai hoặc ba loại kháng sinh khác nhau, để đảm bảo rằng bất kỳ sự nhiễm trùng do vi khuẩn nào gây ra chứng viêm vùng chậu của mẹ đều được điều trị.

Hãy chắc chắn hoàn thành quá trình uống kháng sinh để giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.

Để ngăn ngừa tái nhiễm, mẹ không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai đã hoàn thành quá trình điều trị, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn. Nếu quan hệ, hãy sử dụng bao cao su.

Bác sĩ sẽ muốn tái khám trong vòng một vài ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, để đảm bảo rằng việc điều trị đang có hiệu quả và theo đúng tiến trình. Mẹ sẽ được đề nghị kiểm tra lại một vài tuần sau đó để xác nhận rằng tình trạng nhiễm trùng đã hoàn toàn hết.

Nếu bị nhiễm trùng nặng, mẹ sẽ cần phải nhập viện và mẹ cũng có thể cần phải vào bệnh viện nếu bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra ,hoặc mẹ đang mang thai, hoặc mẹ uống thuốc kháng sinh mà không đỡ.

Nếu nhập viện, mẹ sẽ được truyền kháng sinh nhỏ giọt vào cánh tay (kháng sinh tiêm tĩnh mạch). Thông thường bệnh nhân sẽ cần phải tiếp tục điều trị trong ít nhất 24 giờ sau khi các triệu chứng đã được cải thiện, và sau đó cũng uống một viên thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng có thể dẫn đến áp xe trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ đề nghị làm một phẫu thuật nhỏ để dẫn lưu dịch và thảo luận với mẹ về các lựa chọn và giúp mẹ chọn cách điều trị tốt nhất.

Phương pháp hỗ trợ sinh sản nào sẽ phù hợp nếu bị bệnh viêm vùng chậu?

Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc mang thai sau khi mắc bệnh PID, bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến một chuyên gia phụ sản để làm một cuộc kiểm tra nhỏ gọi là xét nghiệm nội soi với chất phản quang.

Mẹ sẽ được gây mê toàn thân, vì vậy mẹ sẽ ngủ trong suốt quá trình. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ngay dưới rốn để chèn một chiếc kính hiển vi nhỏ.

Bằng cách tiêm chất dịch cản quang màu vào ống dẫn trứng, bác sĩ sẽ kiểm tra được có tắc nghẽn và các vấn đề khác không.

Nếu tìm thấy vấn đề, mẹ có hai lựa chọn điều trị:

Khả năng thành công của mỗi phương pháp phụ thuộc vào từng trường hợp. Chuyên gia phụ sản sẽ làm việc với mẹ để tìm ra lựa chọn tốt nhất.

Nếu chọn phẫu thuật ống dẫn trứng, mẹ có khoảng 25% cơ hội thụ thai trong khoảng một năm. Hầu hết phụ nữ có thai từ 12 tháng đến 14 tháng sau khi làm phẫu thuật. Nếu bệnh PID nhẹ, mẹ thậm chí có thể có thai sớm hơn.

Mẹ vẫn có thể thụ thai sau thời gian này. Tuy nhiên, nếu chưa thụ thai sau 12 đến 18 tháng sau phẫu thuật, chuyên gia phụ sản sẽ khuyên mẹ thử thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguồn:Babycentre

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti