Bầu ít nghén có sao không? Nghén ít có ảnh hưởng tới thai nhi không?

đăng bởi Hoài Anh

Mẹ đã xác nhận mình mang thai nhưng lại không cảm nhận được các triệu chứng nghén như các bà bầu khác? Điều này khiến mẹ lo lắng không biết mang bầu nghén ít có sao không? Có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Thực tế, các biểu hiện nghén ở mỗi mẹ bầu khác nhau, và mang thai nghén ít hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng lo ngại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, lợi ích, và cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu ít nghén nhé!

Nghén bầu và hiện tượng nghén ít khi mang thai

Nghén là tình trạng rất phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, thường xảy ra từ tuần thai thứ 4 đến tuần thứ 12. Nghén bầu biểu hiện qua cảm giác buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, thậm chí nhạy cảm với các mùi vị thông thường. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ để bảo vệ thai nhi khỏi các chất độc hại.

Dấu hiệu mang thai không nghén đó là mẹ không cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi

Vậy nghén ít là như thế nào?

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều gặp các dấu hiệu nghén nặng. Và biểu hiện nghén ở các mẹ rất khác nhau. Một số mẹ bầu chỉ nghén nhẹ hoặc với biểu hiện nghén rất dễ chịu như nghén ngủ, nghén thèm ăn… Thậm chí có mẹ không hề có biểu hiện gì của việc nghén bầu. Giai đoạn này, cơ thể mẹ cũng chưa xuất hiện sự thay đổi rõ ràng của thai kỳ.

Các nguyên nhân dẫn đến bầu ít nghén

Vì sao có người nghén nặng, có người lại nghén ít? Điều này phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố chính: nội tiết tố và cơ địa của mẹ bầu.

Sự thay đổi nội tiết tố

Trong thai kỳ, hormone hCG (human chorionic gonadotropin) và progesterone tăng cao để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Ở một số mẹ bầu, mức độ tăng hormone tăng nhiều dẫn đến phản ứng cơ thể mạnh hơn. Mẹ dễ cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi. 

Ngược lại, nếu sự thay đổi nội tiết tố diễn ra ổn định và nồng độ hormone chỉ tăng nhẹ, tình trạng nghén sẽ ít hơn hoặc không đáng kể. Nếu cơ thể mẹ không quá nhạy cảm với sự thay đổi của hormone, mẹ sẽ có thai kỳ dễ chịu và không nghén. 

Sức khỏe cơ thể mẹ

Cơ địa của mẹ bầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ nghén. Nhiều mẹ bầu có sức khoẻ tốt thường trải qua giai đoạn nghén dễ chịu hơn. Ngược lại, những mẹ bầu yếu hoặc có các vấn đề về sức khỏe sẽ dễ bị “cơn nghén nặng” hành hạ. 

Yếu tố di truyền

Di truyền cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá tình trạng nghén của bà bầu. Nếu mẹ hoặc chị em ruột của người mẹ nghén ít khi mang thai, khả năng cao mẹ cũng sẽ mang thai nhưng không có dấu hiệu gì hoặc chỉ nghén rất nhẹ.

Ảnh hưởng từ môi trường và lối sống

Căng thẳng, thiếu ngủ, hoặc chế độ ăn uống không cân bằng cũng có thể làm tăng mức độ nghén. Vì lúc này cơ thể mẹ yếu hơn, hệ thần kinh chịu sự ức chế nên mẫn cảm hơn với thay đổi của cơ thể. Mẹ bầu có lối sống lành mạnh và tinh thần thoải mái thường sẽ nghén nhẹ hơn.

Mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái giúp giảm nhẹ cơn nghén 

Sự khác biệt giữa các lần mang thai

Ở cùng một người mẹ, mỗi lần mang thai tình trạng nghén cũng sẽ khác nhau. Hormone, tuổi tác, và điều kiện sức khỏe tại thời điểm mang thai đều ảnh hưởng đến mức độ nghén của mẹ bầu.

Thông thường, mang thai lần đầu mẹ sẽ vất vả hơn cả. Những lần mang thai sau, cơ thể đã phần nào quen với sự thay đổi nên những phản ứng nghén sẽ nhẹ nhàng hơn. 

Dù nghén nặng hay nhẹ, điều quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi định kỳ để đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh.

Lợi ích của việc ít nghén khi mang bầu

Mẹ bầu ít nghén thường cảm thấy thoải mái hơn vì không phải đối mặt với những cơn buồn nôn kéo dài hay mệt mỏi do hormone thai kỳ thay đổi. Điều này giúp mẹ vẫn duy trì được công việc hàng ngày và có thể tự chăm sóc bản thân trong suốt thai kỳ.

Một lợi thế cho các mẹ bầu nghén ít đó là có thể ăn uống ngon miệng hơn. Điều này đảm bảo thai nhi nhận đủ các dưỡng chất cần thiết như protein, canxi, sắt, và vitamin để phát triển toàn diện. 

Bầu ít nghén giúp mẹ đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ

Giữ được sức khoẻ tốt đồng nghĩa với việc mẹ bầu có thể giữ được tinh thần thoải mái và đủ sức thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ. Những hoạt động này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất cho thai nhi phát triển tối ưu.

Đây sẽ là những lợi ích rất lớn so với các mẹ bầu nghén nặng đó các mẹ à.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti