Mọc răng là một giai đoạn phát triển dài của cả mẹ và bé. Trên thực tế, hành trình từ nụ cười đầy nướu ngộ nghĩnh đến khi có đủ hai hàm răng của trẻ có thể kéo dài tới ba năm.
Mục lục
Cách giảm đau khi bé mọc răng là gì?
Mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?
Khi nào trẻ mọc chiếc răng đầu tiên?
Khi nào trẻ mọc răng?
Thời điểm chiếc răng đầu tiên mọc lên có thể sẽ khác nhau giữa các bé. Một số bé khi chào đời đã có một chiếc răng, một số em bé khác mọc răng khi được 3 tháng. Thậm chí có những em bé mãi đến một tuổi mới nhú chiếc răng đầu tiên.
Trung bình, trẻ thường bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi
Chiếc răng đầu tiên thường là răng cửa hàm dưới. Chiếc răng mọc cuối cùng của bé là răng hàm lớn thứ hai (răng số 7), thường mọc khi bé được 30 tháng. Đến khi con được hai tuổi rưỡi, con sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Trẻ mọc răng có đau không?
Sự xuất hiện chiếc răng đầu tiên của con sẽ không mấy vui vẻ cho cả mẹ và bé. Con có thể bị đau và chảy nước dãi khá nhiều trong một hoặc hai tháng trước khi chiếc răng xuất hiện. Mẹ sẽ phải thường xuyên thức dậy đêm để vỗ về con cho đến khi con qua giai đoạn khó chịu này.
Con sẽ bắt đầu muốn cắn để giảm cảm giác đau. Mẹ hãy đưa cho con thứ gì đó sạch và an toàn để cắn hoặc chà nhẹ nướu bằng ngón tay sạch để giúp làm dịu cơn đau.
Nướu của con cũng có thể bị viêm trong giai đoạn mọc răng. Điều này có thể khiến má con đỏ và sưng. Một số bé bị tiêu chảy khiến mẹ vô cùng lo lắng.
Nhưng mọc răng không phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Nếu trẻ có dấu hiệu bị ốm, nhiều khi do con bị cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc đau bụng. Nếu quá lo lắng mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Đối với một số bé thì giai đoạn mọc răng lại không gây nhiều đau đớn. Tuần trước con vẫn còn cười lộ ra toàn lợi thì tuần này mẹ đã thấy con cười ngộ nghĩnh với một chiếc răng. Răng con vẫn mọc như bình thương mà trẻ không cảm thất quá khó chịu.
Mẹ nhớ lưu lại những khoảnh khắc bé có chiếc răng đầu tiên bằng cách chụp thật nhiều ảnh và ghi chú ngày bé mọc răng trong cuốn nhật ký chăm con. Con sẽ mọc từng chiếc răng một. Lần lượt sẽ là hai răng cửa hàm dưới, hai răng cửa hàm trên, răng cửa bên, răng hàm đầu tiên, răng nanh, răng hàm thứ 2.
Sự phát triển của răng là do di truyền. Vì vậy nếu mẹ mọc răng sớm có khả năng con cũng sẽ mọc răng sớm.
Cách giảm đau khi bé mọc răng
Mẹ không thể làm bất cứ điều gì để giúp răng của con mọc lên nhanh hơn đâu. Nhưng mẹ có thể ở bên cạnh và an ủi bé nếu mọc răng làm con đau bằng những cách sau:
- Cho con một thứ gì đó mát để nhai: Chẳng hạn như vòng mọc răng ướp lạnh hoặc một khoanh cà rốt gọt vỏ đặt trong tủ lạnh. Nhưng mẹ cần trông chừng trẻ cẩn thận nếu con đang nhai bất cứ thứ gì tránh trường hợp con bị hóc.
- Gel mọc răng: Nếu con lớn hơn bốn tháng tuổi, mẹ có thể bôi gel mọc răng không đường mua ở hiệu thuốc lên nướu cho con. Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả của các loại gel mọc răng cho trẻ nhỏ. Ba mẹ nên cân nhắc trước khi dùng và nhớ làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
- Nhai đồ mát lạnh: Nếu con lớn hơn sáu tháng, con có thể giúp con giảm đau bằng cách ăn các thực phẩm mát (nhưng không quá lạnh) như táo xay hoặc sữa chua để tủ lạnh. Tốt nhất không nên cho con bánh quy hoặc đồ ngọt khi đang mọc răng vì chúng có chứa đường có thể làm hỏng răng của trẻ.
- Thuốc giảm đau cho trẻ nhỏ: Nếu con đau quá, mẹ có thể cho con uống đúng liều paracetamol hoặc ibuprofen không đường. Chỉ cho trẻ uống thuốc nếu con đủ ba tháng tuổi trở lên. Mẹ chú ý làm theo đúng hướng dẫn và liều lượng trên gói. Nếu không chắc chắn mẹ phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Cần vô cùng cẩn thận khi cho trẻ sơ sinh dùng thuốc.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Mọc răng có thể khiến con chảy nước dãi rất nhiều khiến cằm bé khó chịu. Để cằm của bé đỡ đau nhức. mẹ hãy thoa một ít kem dưỡng ẩm cho con.
- Không dùng các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng: Một số cha mẹ tin rằng vi lượng đồng căn hoặc các loại bột mọc răng bằng thảo dược mua ở hiệu thuốc có tác dụng cho bé trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng y tế nào công nhận điều này. Đừng bao giờ mua bột hoặc gel mọc răng trên các trang trực tuyến mà không có giấy phép. Chúng có thể gây nguy hiểm cho con.
Nếu con sốt cao hoặc sốt lâu không giảm, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ phát hiện được các lí do khác khiến trẻ bị sốt như nhiễm trùng tai chẳng hạn.
Mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?
Khi răng của con đã mọc, mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cho con. Tốt nhất là bắt đầu đánh răng cho con ngay khi răng của con bắt đầu mọc.
Đánh răng thường xuyên giúp con bảo vệ hàm răng của mình
Khi trẻ đã mọc răng, mẹ không nên để trẻ đu ngủ bằng cách ti bình hoặc vừa bú vừa ngủ trên ti mẹ. Nếu răng của trẻ tiếp xúc với sữa vào ban đêm sẽ có nguy cơ sâu răng.
Hình thành thói quen đánh răng trước khi đi ngủ cho trẻ. Cho trẻ quan sát và hướng dẫn cách chải răng đúng. Mẹ nên chọn dùng loại bàn chải đánh răng mềm cho con và chỉ dùng một ít kem đánh răng thôi nhé.
Kem đánh răng em bé tốt nhất?
Với trẻ dưới ba tuổi mẹ nên chọn một loại kem đánh răng có ít fluoride. Fluoride co công dụng giúp ngăn ngừa sâu răng.
Di chuyển bàn chải đánh răng theo chuyển động nhỏ, tròn. Mẹ phải lấy hết các mảng thức ăn còn bám trên răng trẻ, nhẹ nhàng làm sạch cả bề mặt răng và chân nướu. Nếu trẻ tỏ ra không thích mùi vị kem đánh răng, mẹ có thể thử mua loại khác.
Nếu như con đã ăn đồ ngọt mẹ nên để con ăn thêm đồ ăn có tính kiềm để trung hòa axit, ví dụ như phô mai. Sau khi ăn khoảng một tiếng mẹ hãy chải răng cho con nhé.
Khi chiếc răng đầu tiên của con đã mọc, trẻ cần được đưa đến nha sĩ khám định kỳ. Điều này cũng giúp trẻ hình thành thói quen kiểm tra răng miệng thường xuyên.
Với các trẻ được 6 tháng tuổi nếu răng trẻ cần được bảo vệ hơn nữa để tránh sâu răng, nha sĩ sẽ cho mẹ vecni florua để bôi lên răng.
Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Một số em bé đến một tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên. Vì vậy mẹ hãy cố gắng đừng lo lắng nếu con vẫn đang phát triển bình thường.
Nếu đến 12 tháng tuổi mà con vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của giai đoạn mọc răng mẹ hãy đưa trẻ đi khám.
Mẹ cũng nên chú ý em bé được sinh non có thể bắt đầu mọc răng muộn hơn một chút so với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ mấy tuổi thay răng?
Những chiếc răng sữa của trẻ có tuổi thọ nhiều năm đó mẹ ạ! Răng sữa của con sẽ không rụng cho đến khi răng vĩnh viễn sẵn sàng mọc. Khoảng sáu đến bảy tuổi trẻ sẽ thay răng. Và những chiếc răng sữa sẽ nhưỡng chỗ cho răng vĩnh viễn.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo