Nhau tiền đạo nhóm 3
Hỏi
Xin chào các bác sĩ bệnh viện, em mang thai được 31 tuần 3 ngày… được chẩn đoán là nhau tiền đạo loại 3, nang buồng trứng 2 bên loại 2, em bé tới thời điểm này nặng 2.05kg, em vừa chích Dexamethason (dexamethason phosphat 4 mg/1ml,tb-tm(i.m-i.v)) 4 mũi, mội mũi cách nhau 12h, liên tục trong 2 ngày, mỗi lần chích 1.5 ống…theo em được biết là thuốc này có tác dụng hỗ trợ phổi cho em bé trong trường hợp sinh non phải không ạ?
Và em được chỉ định uống thêm 2 viên Spasmaverine mỗi ngày. Em không biết với bệnh án của em như vậy thì bác sĩ thường chỉ định sinh mổ ở tuần thứ mấy? Gây tê hay gây mê?
Hiện tại sau khi tiêm về em bé của em đạp ít lại trong ngày tiêm, nhưng vẫn trên 100 lần trong 1 giờ…vì mỗi ngày em có theo dõi 3 mốc thời gian cử động của thai sáng, trưa, tối…nhưng nay có thêm hiện tượng em bé gò 1 cục, trước đây không có.
Em muốn hỏi có phải do em có biểu hiện sinh non nên em bé mới gò đúng không ạ? Khi có sự cố ra huyết thì em cần thời gian bao lâu để di chuyển đến bệnh viện… do em ở Gò Vấp, nên di chuyển lên bệnh viện đi taxi khoảng 20-30 phút thì có kịp không?
Vì em sợ bệnh của mình nguy hiểm nên định ghé Từ Dũ cho mẹ tròn con vuông? Nếp phải chỉ định mổ trước khi ra huyết thì tuần thứ mấy có thể mổ được, để em bé có thể phát triển khỏe mạnh?
Mong sự hồi âm của các bác sĩ. Kết quả siêu âm màu gần nhất của em là ĐKLĐ 80mmm, CDXD 60, DKNB 88, CVB 293mm, ĐMR 0.6s/d 2.5 Dm na giữa r 0.7 (bt>0.7)s/d 3.6 (bt>3).
Lượng nước ối bình thường, vị trí nhau bám: mặt sau nhóm 3, bộ dưới bánh nhau qua lỗ trong CTC độ trưởng thành 2, ước lượng cân nặng 2050g.
Mẹ u nang buồng trứng 2 bên loại II 28x25 phải, 28 x 26 mm trái. Khối echo kém (kết quả này em siêu âm ở tuần 23 vì tuần 32 siêu âm bác sĩ nói em bé che mặt 2 cái nang nên nhìn không rõ nữa).
Nhau tiền đạo và cách điều trị nhau tiền đạo là gì?
Trả lời
Bạn Ngọc Liễu thân mến,
Thai bạn 31 tuần 3 ngày, nhau tiền đạo loại 3. Với nhau tiền đạo thì có nguy cơ ra huyết âm đạo và phải mổ lấy thai. Nếu phải chấm dứt thai kỳ sớm (bất cứ khi nào mẹ có ra huyết âm đạo nhiều) thì con non tháng khó nuôi sống.
Vì thế cần chích thuốc hỗ trợ phổi thai nhi (dùng betamethasone 12mg/ 1 liều x 2 liều, tiêm bắp cách nhau 24 giờ; hoặc dùng dexamethasone phosphate 4mg/1ml, tiêm bắp mỗi lần 6mg tức 1,5 ống x 4 lần cách nhau 12 giờ như em đã dùng).
Nếu không ra huyết âm đạo, em được chỉ định mổ khi thai ≥ 37 tuần. Nếu ra huyết âm đạo nhiều em được mổ cấp cứu vào thời điểm ra huyết, bất kể tuổi thai.
Gò tử cung từng cơn, khoảng 4 cơn gò gây đau trong 20 phút hoặc 8 cơn gò trong 60 phút và có sự tiến triển cổ tử cung. Khi có cơn gò tử cung như vậy em sẽ bị ra huyết âm đạo vì có nhau tiền đạo, lúc này thì lo sợ tình trạng xuất huyết ồ ạt do chuyển dạ sinh non ở thai phụ có nhau tiền đạo.
Trường hợp của em có lẽ em bé độn qua độn do xoay trở người hơn là gò tử cung, như thế thì không đáng lo. Tuy nhiên, em cần nằm nghỉ và theo dõi thêm.
Kết quả siêu âm thai nhi như vậy là tương ứng với tuổi thai.
Tùy vào mức độ ra huyết mà ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con nhiều hay ít, nếu ra huyết ồ ạt thì có khi nằm tại bệnh viện vẫn có thể nguy hiểm, nếu ra huyết ít một thì cả ngày vẫn chưa ảnh hưởng gì đáng kể.
Vì vậy, không thể định thời gian ra huyết để nói lên sự ảnh hưởng đến mẹ và con. Tốt nhất là ở nơi nào gần bệnh viện để có thể đến nhanh nhất nếu có ra huyết.
Vì tình trạng quá tải của bệnh viện nên các thai phụ có nhau tiền đạo nhưng không ra huyết và thai dưới 36 tuần vẫn chưa cần thiết nhập viện. Khi vào mổ, sẽ quan sát rõ ràng hai buồng trứng, lúc đó sẽ có hướng xử trí thích hợp
Khoa Sản C - BV Từ Dũ
Mời mẹ xem thêm:
---
Mổ đẻ nhau tiền đạo
Hỏi
Chào bác sĩ!
Em năm nay 36 tuổi, đang mang thai được 5 tháng rưỡi. Theo kết quả siêu âm nói "Một phần bánh nhau bám sát trong lỗ tử cung". Bác sĩ nói em bị nhau tiền đạo, và phải sinh mổ.
Em đọc trên mạng nói rất nguy hiểm và bị sinh non. Cho em hỏi mấy tháng thì em có thể sinh mổ được hay đợi đến lúc bị ra máu mới đi mổ. Hay là em phải nhập viện trước để theo dõi, và nếu nhập viện trước thì phải nhập viện trước bao lâu trước khi mổ.
Vì em sợ đợi đến lúc ra máu mới đi tới bệnh viện thì sợ rất nguy hiểm. Nhà em tới Từ Dũ cũng mất 2 tiếng đồng hồ. Xin bác sĩ cho em lời khuyên để được mẹ tròn con vuông.
Và cho em hỏi thêm về chi phí mổ dịch vụ và nằm phòng dịch vụ 2 người, (em có thẻ bảo hiểm y tế ở bệnh viện Gia Định). Nếu tới khám và nhập việc theo dõi thì có được tính bảo hiểm như trường hợp vào cấp cứu không ạ? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bị nhau tiền đạo phải sinh mổ?
Trả lời
Chào bạn
Nhau tiền đạo thường được xác nhận khi thai khoảng sau 28 tuần trở lên, trong thời gian từ nay đến 28 tuần bạn chỉ cần kiêng quan hệ vợ chồng, không làm việc nặng, tránh trượt té để tránh ra huyết lúc này.
Hy vọng càng về sau vị trí bánh nhau của bạn có thể thay đổi theo hướng tích cực, bạn chỉ thuộc nhóm nhau bám thấp thôi). Khám thai định kỳ mỗi tháng và siêu âm kiểm tra vị trí bánh nhau. Không phải trường hợp nào cũng mổ cả. Đương nhiên khi ra huyết âm đạo thì phải nhập viện ngay rồi bạn ạ.
K. Chăm sóc trước sinh
---
Nhau bám thấp
Hỏi
Chào bác sĩ! Em hiện mang thai ở tuần 30, đi khám ở Từ Dũ tuần thứ 30 có chỉ số như sau: ngôi thai: mông, nhịp tim: 135 lần/phút, ĐKLĐ: 76mm, CDXĐ: 55mm, ĐKNB: 84mm, CVB: 272mm, cân nặng 1570g, vị trí nhau: bên (P) nhóm 3, bờ dưới bánh nhau bám cách lỗ trong cổ tử cung 14 mm, độ trưởng thành: 2, kết luận: nhau tiền đạo type I - II.
Cho em hỏi các chỉ số trên con em có phát triển bình thường không? Trường hợp ngôi mông và nhau tiền đạo như vậy em có gặp nguy hiểm không ạ? Có phải sinh non không?
Em bị động thai từ lúc có thai đến giờ và ở tuần thứ 23 em đi khám bác sĩ ở từ dũ cũng nói em bị nhau tiền đạo che lấp hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung. Xin bác sĩ tư vấn thêm em rất lo lắng. Cám ơn bác sĩ.
Nhau bám thấp tuần 30
Trả lời
Chào bạn,
Thai của bạn ngôi mông và nhau bám thấp thôi, chỉ là dạng nhẹ nhất của nhau tiền đạo, cứ yên tâm dưỡng thai và khám thai định kỳ thôi bạn ạ.
Thân mến,
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
---
Nhau tiền đạo trung tâm (rau tiền đạo trung tâm)
Nhau tiền đạo trung tâm có nguy hiểm không?
Hỏi
Thưa bác sĩ, em ở Tây Ninh 35 tuổi đang mang thai tuần thứ 23 và được chẩn đoán là bị nhau tiền đạo trung tâm và em muốn sinh ở bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ cho em biết bị nhau tiền đạo trung tâm nguy hiểm đến mức nào và khi nào xuống bệnh viện Từ Dũ để theo dõi thì được?
Trả lời
Chào em,
Nhau tiền đạo trung tâm được chẩn đoán ở tuổi thai 23 tuần chưa phải là dấu hiệu tuyệt đối. Tuy nhiên, em cần chú ý chế độ vận động và sinh hoạt nhẹ nhàng, hạn chế đi lại và làm việc nặng.
Nếu không có ra máu âm đạo, em có thể tái khám thai định kỳ 1 tháng sau. Tùy theo tình trạng thai và sức khỏe mẹ, bác sĩ khám thai sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Thân mến,
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
---
Nhau tiền đạo 34 tuần
Hỏi
Xin chào bác sĩ, em năm nay 40 tuổi, có thai được 34 tuần, mấy lần trước khám ở Từ Dũ ở tuần 13 và 16 qua siêu âm bác sĩ ghi: bờ dưới bánh nhau nằm trong lỗ tử cung.
Đến tuần 24, 29, và 31, em đi khám ở trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em ở Đồng Nai thì ghi nhau tiền đạo trung tâm, em rất lo, vì 2 lần trước em sinh thường, lần này bác sĩ bảo em phải sinh mổ và nói nếu ra huyết phải đi bệnh viện ngay, qua tìm hiểu em được biết nếu nhau tiền đạo thì từ tuần thứ 30 phải chích mũi chống co bóp tử cung nhưng em thì không được bác sĩ ở Đồng Nai chích.
Ngày 22 tháng 8 này là thai em được 35 tuần, em muốn lên Từ Dũ khám có được không, và khi lên khám em có được chích thuốc giảm co tử cung không, hiện nay em chưa ra huyết, và em khám bảo hiểm y tế có được không hay phải khám dịch vụ?
Xin bác sĩ giúp em với.
Trả lời
Chào em
Em có thể đến khám tại phòng khám thai bệnh viện. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé lúc khám, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp cho từng thai phụ. Nhau tiền đạo không ra huyết có thể được tư vấn về chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý chứ không nhất thiết phải tiêm thuốc gì cả.
Em có thể khám diện BHYT hoặc dịch vụ theo yêu cầu. Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên sâu nên khi đến khám BHYT em cần có Giấy Giới thiệu của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
---
Nhau tiền đạo và cách giải quyết
Hỏi
Kính gửi các bác sĩ! Thật may mắn là bệnh viện đã có 1 diễn đàn mở để mọi người có thể hỏi những thắc mắc của mình, nhà em có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bác sĩ.
Vợ em đã 2 lần liên tiếp bị nhau bám thấp và bám trung tâm. Rất khó khăn mới giữ được cháu tháng thứ 7 và mổ sinh được 1.2kg. Trộm vía mặc dù hơi còi và hay ốm vặt nhưng bé Tom cũng phát triển tốt (3.5 tuổi được 14kg rùi ạ).
Lần 2 sau khi mổ lần 1 được 3.5 năm nhà em mới sinh tiếp-mẹ lại bị nhau bám giữa tử cung. Bác sĩ cho em hỏi có phương pháp nào để hạn chế bị hiện tượng nhau bám thấp & bám trung tâm không ạ? Đi kiểm tra thì tử cung mẹ bình thường.
Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Trân trọng!
Trả lời
Chào Thiệp,
Nhau bám giữa tử cung là vị trí nhau bám bình thường mà bạn. Các vị trí nhau bám không phụ thuộc ý muốn của chúng ta.
Tuy nhiên người ta thấy là nhau tiền đạo (bao gồm nhau bám thấp và nhau tiền đạo trung tâm và bán trung tâm) có thể gặp ở người có tiền sử nạo hút thai nhiều lần, sinh nhiều lần, sảy thai nhiều lần, đa thai, suy dinh dưỡng, mẹ có nhân xơ tử cung,..
Muốn tránh nhau tiền đạo chỉ có thể can thiệp trên chuyện nạo hút thai và đừng sinh nhiều quá, còn lại thực sự là nhờ yếu tố may mắn mà thôi.
Thân mến,
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Mời mẹ xem thêm:
Ngoài ra, để tìm giải đáp cho những thắc mắc của mình về những vấn đề thường gặp trong thai kỳ, Ba Mẹ đọc thêm ở chuyên mục Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời của POH nhé!
---
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.
Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----