Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

đăng bởi Nguyễn Khải

PMS là gì?

Thông thường, chị em phụ nữ có thể nhận biết kỳ kinh nguyệt của mình nhờ những thay đổi nhỏ trong thể chất và cảm xúc. 

Nhưng với PMS, các biểu hiện tiền kinh nguyệt trở nên khó đối phó hơn. Thuật ngữ PMS bao gồm một loạt các triệu chứng tiêu cực về thể chất và cảm xúc có thể xảy ra hàng tháng ngay trước chu kỳ kinh nguyệt. 

Tiền kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Hơn 9/10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã phải trải qua một số dạng PMS, thường ảnh hưởng nhất trong khoảng từ cuối độ tuổi 20 đến đầu 40. Khoảng 1/20 phụ nữ bị PMS nghiêm trọng, có thể khiến công việc và cuộc sống gia đình trở nên rất khó khăn. 

PMS có thể xuất hiện khi những thay đổi lớn diễn ra trong mức độ hormone của người phụ nữ. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể bắt đầu ngay ở tuổi dậy thì, sau khi bạn có con hoặc khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai. 

PMS có xu hướng di truyền, mặc dù các triệu chứng xuất hiện đối với cơ thể bạn có thể khác so với mẹ và chị gái.

Nguyên nhân gây ra PMS?

Nguyên nhân chính xác của PMS hiện vẫn chưa được tìm ra. Tuy vậy, nó rõ ràng được liên kết với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, điều này có nghĩa là hormone rất có thể là một phần của nguyên nhân. 

Một khả năng cao là do cơ thể và não trở nên quá nhạy cảm với mức độ bình thường của hormone progesterone và oestradiol (một loại estrogen). 

Cũng có thể có một mối liên hệ với các hóa chất (chất dẫn truyền thần kinh) trong cơ thể thường giúp điều chỉnh tâm trạng, tình trạng mệt mỏi và các thói quen ngủ nghỉ. 

Bạn có nhiều khả năng bị PMS hơn nếu có chỉ số BMI cao và không có xu hướng tập thể dục đều đặn. 

Nếu sử dụng phương pháp ngừa thai nội tiết tố thì PMS cũng ít có khả năng ảnh hưởng hơn. Bởi vậy, ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng PMS, và là một thói quen tốt nếu bạn đang muốn có em bé đấy.

Các triệu chứng của PMS là gì?

Nhiều triệu chứng có liên quan đến PMS, điều này có thể gây khó khăn cho việc phân biệt nó với các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, chẳ

Các triệu chứng PMS có thể được chia thành ba nhóm: tâm lý, thể chất và hành vi. 

Tâm lý:

  • tâm trạng lâng lâng
  • cảm giác lo lắng
  • cảm thấy buồn bã, xúc động hoặc mất kiểm soát
  • muốn khóc
  • phiền muộn
  • hay quên và kém tập trung
  • cảm giác cáu kỉnh hoặc tức giận
  • thay đổi các thói quen khi đi ngủ, sự ham muốn tình dục và sự thèm ăn

Thể chất:

  • đau đầu
  • cơ thể giữ nước và cảm giác đầy hơi
  • tăng cân
  • ngực mềm
  • đau bụng và khó chịu
  • bệnh tiêu chảy
  • đau lưng và đau khớp
  • buồn nôn
  • mụn trứng cá
  • các căn bệnh mãn tính như động kinh, hen suyễn và đau nửa đầu có thể trở nên tồi tệ hơn

Hành vi:

  • nhận thức không gian kém hơn
  • khó có thể suy nghĩ cẩn thận và kỹ càng
  • hung hăng, hiếu chiến
  • dễ gặp rủi ro và các tai nạn hơn

Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt thường bắt đầu một thời gian sau khi rụng trứng, khi mức progesterone tăng. Một số phụ nữ có PMS trong cả hai tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, trong khi những người khác chỉ gặp phải khó khăn trong một vài ngày. 

Nhiều phụ nữ thậm chí nhận thấy rằng các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi đến gần thời điểm bắt đầu kinh nguyệt. 

Thông thường, các triệu chứng PMS sẽ giảm dần khi kỳ kinh bắt đầu, nhưng nhiều phụ nữ vẫn phải đối mặt với các triệu chứng PMS trong suốt chu kỳ của họ. 

Ngoài ra, PMS không chắc chắn sẽ xảy ra hàng tháng. Bạn cũng có thể thoát khỏi nó khoảng 1-2 tháng trước khi các triệu chứng quay trở lại. 

Nhiều chị em có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài, gây ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày.

Chị em có thể thấy rằng thật khó để đối phó với các triệu chứng PMS mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên thực tế cho thấy cứ 10 phụ nữ mắc PMS thì chỉ có 1 người phải nghỉ làm vì các triệu chứng của nó.

Đối với một vài phụ nữ, các triệu chứng PMS nghiêm trọng đến mức chúng có ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống và công việc của họ. Nếu bạn nằm trong nhóm này, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. 

Sự thay đổi tâm trạng có thể làm cho mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tác và con cái trở nên khó khăn hơn đấy. 

Ở mức tồi tệ nhất, PMS có thể khiến phụ nữ cảm thấy muốn tự tử. Loại PMS này xảy ra với các triệu chứng nghiêm trọng và chủ yếu là về cảm xúc hoặc hành vi, nó đôi khi được gọi là Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).

PMS được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ghi chú về các triệu chứng của mình trong hai hoặc ba tháng theo những khía cạnh như:

  • tâm trạng 
  • sự thay đổi trong khẩu vị
  • các vấn đề xảy ra với bụng hoặc ngực 
  • sự tiết dịch âm đạo
  • tác động của PMS đến cuộc sống và công việc

Điều này sẽ giúp bác sĩ có một cái nhìn chung về các triệu chứng cùng cách thức và thời điểm bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đối phó với PMS như thế nào?

Chị em nên nắm bắt được cách PMS ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, đồng nghiệp và bạn bè của mình. Hãy sử dụng nhật ký PMS để xác định các triệu chứng và thời điểm chúng bắt đầu. 

Bạn có thể cảm thấy rằng mình có khả năng kiểm soát PMS tốt hơn nếu có thể dự đoán thời điểm các triệu chứng xuất hiện đấy. 

Một khi đã hiểu rõ hơn về PMS, hãy tâm sự cùng những người thân thiết nhất để họ có thể bắt đầu hiểu được tác động của nó đối với bạn. 

Bên cạnh đó, cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt là thay đổi lối sống giúp cải thiện sức khỏe nói chung và có thể giúp đối phó với PMS:

  • Có các bữa ăn nhỏ, đều đặn, cứ sau 2-3 giờ với nhiều carbohydrate phức tạp. Carbs phức tạp bao gồm chuối, bánh mì nguyên hạt, khoai tây và các loại rau củ khác, gạo nâu và mì ống nguyên hạt.
  • Tập thể dục thường xuyên. Đặt mục tiêu từ 3-5 lần tập thể dục nhanh mỗi tuần (mỗi lần 30’). Bơi lội, đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh sẽ là những phương pháp tập lý tưởng đấy.
  • Nếu bạn đang hút thuốc thì hãy bỏ thuốc đi nhé.
  • Cắt giảm bớt lượng rượu bia nạp vào cơ thể.
  • Đảm bảo thói quen đi ngủ đều đặn.
  • Giảm căng thẳng bằng Yoga, Pilates và các bài tập giãn cơ khác. Tập thể dục thường luôn luôn hữu ích vì nó có thể giúp cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra, chúng ta còn có một vài lời khuyên khác, mặc dù chúng có ít bằng chứng hơn trong việc đối phó với PMS:

  • Giảm lượng thức ăn mặn nếu đầy hơi là vấn đề chính của bạn.
  • Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa đau đầu và mệt mỏi.
  • ·Các loại thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như phô mai, sữa hoặc đậu nành có thể cải thiện các triệu chứng về thể chất và tâm lý.
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin B6 (pyridoxine), chẳng hạn như chuối, khoai tây, đậu Hà Lan và thịt gà.

Có phương pháp điều trị nào cho PMS không?

Phương pháp điều trị bằng thuốc cho PMS vẫn luôn có sẵn, tuy nhiên nếu bạn đang muốn có con thì có nhiều loại thuốc sẽ không phù hợp. Dù vậy, thuốc tránh thai kết hợp có thể là một giải pháp tốt. 

Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bạn chất bổ sung vitamin B6 thường xuyên. 

Các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol, hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen thường giúp giảm đau. 

Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng tốt nhất không nên dùng NSAID trước và trong khi mang thai nhé.

Chị em nên xin tư vấn của bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào muốn sử dung.

Serotonin là một hóa chất trong não giúp kiểm soát sự thay đổi tâm trạng và sự buồn bã. Quá nhạy cảm với quá trình gia tăng progesterone khi sắp đến kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm mức serotonin của phụ nữ. 

Ngoài ra, có một lý thuyết cho rằng axit amin tryptophan thiết yếu có thể làm tăng mức serotonin trong não. Tryptophan được tìm thấy trong tự nhiên ở nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại hạt thường được ưa chuộng trong các bữa ăn nhẹ. 

Bên cạnh đó, các liệu pháp trò chuyện, như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể giải quyết tình trạng trầm cảm và lo lắng nữa đấy.

Có phương pháp điều trị thay thế nào hiệu quả không?

Không có nhiều bằng chứng cho thấy các biện pháp bổ sung sẽ giúp cải thiện PMS. Tuy nhiên, một số phụ nữ cho rằng việc sử dụng dầu hoa anh thảo, Chasteberry (Vitex – Cây trinh nữ) hoặc nghệ tây có tác dụng đối với họ. 

Mặc dù vậy, chúng vẫn mang đến nhiều ý kiến trái chiều do chưa có bằng chứng xác thực. Bởi thế, các chuyên gia không khuyến nghị sử dụng các biện pháp thay thế cho đến khi tìm hiểu kỹ về chúng, đặc biệt là do một số loại có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác.

PMS nghiêm trọng cùng với bệnh trầm cảm thì sao?

PMS hoặc PMDD (Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt) nặng có thể ảnh hưởng đến một số ít phụ nữ. Thay đổi tâm trạng khiến họ trở nên bạo lực hơn, trầm cảm và hung hăng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. 

Nếu bị PMS hoặc PMDD nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử một loại thuốc gọi là SSRI (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc). 

Có nhiều loại và nhãn hiệu SSRI khác nhau. Một số loại hiệu quả được dùng để đối phó với PMS là citalopram (ví dụ Cipramil), escitalopram (ví dụ Cipralex), sertraline (ví dụ Zoloft) và fluoxetine (Prozac). 

Tuy nhiên, hãy chắc chắn chia sẻ với bác sĩ nếu bạn đang cố gắng có em bé nhé, vì uống Prozac trong thai kỳ sớm có khả năng làm tăng nhẹ nguy cơ trẻ bị dị tật tim bẩm sinh. Hiện chúng ta vẫn chưa biết rõ điều này có áp dụng đối với các loại thuốc SSRI khác hay không.

Bác sĩ cũng nên giải thích cẩn thận những ưu và nhược điểm của việc sử dụng SSRI hay bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Nếu đang sử dụng SSRI cho PMS thì họ còn có thể giúp bạn ngừng sử dụng nó một cách an toàn, do các triệu chứng PMS sẽ biến mất nếu bạn có thai.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/

---

Nguồn: Babycenter.