Ngày nay, nhiều phụ nữ chọn sinh con muộn hơn, khi họ đã tạo dựng được các mối quan hệ và sự nghiệp. Nhưng mẹ có thể chờ bao lâu, và có những bất lợi gì khi lấy chồng và sinh con muộn?
Độ tuổi là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở phụ nữ
Đã có một số nghiên cứu được tiến hành để cung cấp cho các mẹ tất cả thông tin cần thiết.
Độ tuổi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?
Tuổi tác sẽ tạo ra sự khác biệt đối với cơ hội mang thai, nhưng có lẽ không nhiều như các chị em nghĩ. Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần, và vẫn cao trong suốt khoảng thời gian 30 tuổi.
Trong số các cặp vợ chồng đang cố gắng sinh con (quan hệ tình dục không biện pháp ít nhất hai lần một tuần), tỷ lệ phụ nữ mang thai trong vòng một năm, dựa trên độ tuổi sinh sản, được thống kê chính xác là:
- 19 đến 26: 92%
- 27 đến 29: 87%
- 30 đến 34: 86%
- 35 đến 39: 82%
Chưa có dữ liệu chính xác cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên khi họ cố gắng để thụ thai. Tuy nhiên, trong số các cặp vợ chồng không có nhu cầu nhưng cũng không sử dụng biện pháp bảo vệ, tỷ lệ phụ nữ mang thai trong vòng một năm là xấp xỉ:
- 20 đến 24: 47%
- 25 đến 29: 45%
- 30 đến 34: 41%
- 35 đến 39: 34%
- 40 đến 44: 20%
- trên 45: 4%
Nói chung, trong số các cặp vợ chồng cố gắng thụ thai trong khoảng năm đầu tiên nhưng không thành công, một nửa sẽ có tin vui vào năm sau. Vì vậy, ngay cả khi ở độ tuổi 30, mẹ vẫn có cơ hội mang thai khá cao trong vòng vài năm.
Bởi vì hầu hết các cặp vợ chồng thường thụ thai sau một khoảng thời gian nên mẹ chỉ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ gia đình nếu không thụ thai sau một năm quan hệ tình dục thường xuyên (hai đến ba lần một tuần).
Tuy nhiên, nếu mẹ trên 35 tuổi và không có kết quả sau vài tháng thử, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể kiểm tra nếu có bất kỳ vấn đề gì và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu có vấn đề với khả năng sinh sản mà mẹ có thể được giúp đỡ bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ thụ thai thì tốt nhất nên áp dụng càng sớm càng tốt. Điều này là do tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) giảm khi mẹ già đi. Trung bình, tỷ lệ điều trị IVF thành công là:
- 29% đối với phụ nữ dưới 35 tuổi
- 23% đối với phụ nữ từ 35 đến 37 tuổi
- 15% đối với phụ nữ từ 38 đến 39 tuổi
- 9% đối với phụ nữ từ 40 đến 42 tuổi
- 3% đối với phụ nữ từ 43 đến 44 tuổi
- 2% đối với phụ nữ trên 44 tuổi
Hãy nhớ rằng tuổi tác chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai. Sức khỏe nói chung và các hoạt động tình dục, tuổi tác của bạn đời, và tần suất quan hệ cũng đóng vai trò quan trọng.
Ngoài ra còn có một số yếu tố về lối sống ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI), chế độ ăn uống và có hút thuốc hay không. Vì vậy, ở bất kể tuổi nào, có rất nhiều điều vợ chồng có thể làm để tăng cơ hội thụ thai.
Nguy cơ biến chứng thai kỳ có tăng khi mẹ ở tuổi 35 không?
Mặc dù mẹ vẫn có cơ hội thụ thai khá cao ở độ tuổi 30, nhưng nguy cơ biến chứng thai kỳ lại tỉ lệ thuận với tuổi tác. Điều này không có nghĩa là mẹ hoàn toàn bị biến chứng thai kỳ mà chỉ là nguy cơ cao hơn so với khi thụ thai ở độ tuổi trẻ hơn.
Các biến chứng thường gặp hơn ở các bà mẹ lớn tuổi bao gồm:
- Vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao và tiền sản giật
- Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, chẳng hạn như thời gian chuyển dạ lâu hơn, sinh nở bằng hỗ trợ hút hoặc sinh mổ
- Sinh đôi hoặc sinh ba, làm tăng nguy cơ biến chứng nhất định khác
- Sinh con có vấn đề bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Down
Đáng buồn thay, sảy thai và thai chết lưu cũng phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
Tuy nhiên hãy cố gắng đừng để những điều này ngăn cản ý định có con. Nếu mẹ có nguy cơ biến chứng cao, mẹ sẽ được chăm sóc thêm để hỗ trợ xử lý rủi ro và mang thai khỏe mạnh.
Khả năng sinh sản của nam giới có suy giảm theo tuổi tác?
Câu trả lời là có. Mặc dù đàn ông có thể duy trì khả năng sinh sản lâu hơn phụ nữ - tầm 50 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, khả năng sinh sản của nam giới cũng giảm dần theo tuổi tác. Và khi đàn ông lớn tuổi thụ tinh, chất lượng tinh trùng thay đổi do tuổi tác cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc các vấn đề sức khỏe cho em bé.
Vì sao khả năng sinh sản sụt giảm rất nhanh chóng?
Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nữ là:
- Vấn đề rụng trứng
- Tổn thương ống dẫn trứng
Vấn đề rụng trứng có thể xảy ra khi mẹ già đi vì số lượng trứng trong buồng trứng (dự trữ buồng trứng) sụt giảm theo tuổi. Càng có ít trứng chất lượng tốt, mẹ càng khó có thai nhi khỏe mạnh.
Càng lớn tuổi cơ hội thụ thai sẽ giảm do mẹ có ít trứng khỏe mạnh hơn
Khoảng 1% phụ nữ ngừng rụng trứng trước tuổi 40 (suy buồng trứng sớm). Tổn thương ống dẫn trứng có thể do tiền phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc một tình trạng khác như lạc nội mạc tử cung.
Mẹ càng lớn tuổi thì càng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ví dụ, nhiễm khuẩn chlamydia không được điều trị có thể phát triển thành bệnh viêm vùng chậu, làm tắc nghẽn ống dẫn trứng.
Các tình trạng liên quan đến tuổi tác khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung, có thể làm cho ống dẫn trứng dày lên bởi mô sẹo. Nếu mẹ bị lạc nội mạc tử cung thì tình trạng có thể xấu đi theo thời gian. Tổn thương ống dẫn trứng cũng có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
- U xơ thường gặp hơn ở phụ nữ trên 30 tuổi và có thể gây ra vấn đề sinh sản ở một số phụ nữ.
Hãy nhớ rằng thừa cân có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Giảm cân có thể giúp mẹ thụ thai nếu gặp vấn đề rụng trứng bởi hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS).
Tại sao phụ nữ lớn tuổi thường sinh đôi nhiều hơn?
Trung bình, cứ 65 ca mang thai ở Anh thì có một ca mang