Trẻ biết lẫy sớm

đăng bởi

 

Trẻ mấy tháng biết lẫy?

Đâu đó trong khoảng từ 8-12 tuần, một số bé có thể thành công trong việc lẫy sớm, đặc biệt là ở các bé thường xuyên được gia đình cho tập nằm sấp từ sơ sinh.

Lẫy tưởng chừng như là một mốc phát triển đầu tiên và đầy phấn khích với mọi gia đình, thì cũng là nguyên nhân quấy rối giấc ngủ và đẩy lịch trình ngày đêm của bé vào tình trạng hỗn loạn: ngủ ngắn, đêm dậy nhiều, khó ngủ lại, ăn vặt hoặc thậm chí không chịu ăn.

Mời ba mẹ tham khảo thêm: Lẫy nhiều có tốt không? Có nên cho trẻ lẫy sớm?

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ và có thể lẫy

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ và có thể lẫy?

Nhiều mẹ than phiền và tìm mọi cách để con không lẫy được, nhiều cha mẹ khác thì lại coi việc học lẫy của bé như một rắc rối bất đắc dĩ và cầu cứu tôi để triệt tiêu sự cố này.

Các mẹ thân mến, hãy hiểu rằng đây là một bước phát triển đột phá của con và là một điều tất yếu mà chúng ta không thể tránh khỏi được. Từ chỗ chị nằm một chỗ, không nhìn xa quá khỏi tầm mắt 40cm thì đến nay có đã có khả năng điều chỉnh cơ cổ khỏe khoắn và giữ được đầu mình ngẩng cao được lâu hơn.

Cơ bắp tay và bắp chân cũng đủ khỏe đến nhoài sang một bên và từ đó lật sấp/ngửa lại. Đây là kĩ năng sống còn của con đấy các mẹ ạ (nên nhớ, với nhiều loài động vật, con con sinh ra đã có thể biết bò, biết đi và tự tìm đến ti mẹ.

Con người không thế, và con người cần thời gian cũng như sự trợ giúp từ mẹ để con có thể tìm đến nguồn dinh dưỡng này). Việc con có khả năng di động xa hơn là một sự tiến hóa, đưa con đến gần hơn đến sự phát triển hoàn thiện.

 

 

Đương nhiên, ở giai đoạn phát triển kỹ năng này, thường diễn ra ở WW8 hoặc WW12 hoặc WW19, con luyện tập kĩ năng này nhiều nhất là vào lúc ngủ, khi mọi sự phân tán khác như ánh sáng – âm thanh đã đóng lại, toàn bộ tâm trí tinh thần con là dành để luyện tập bản năng động vật này (Đọc thêm về khoa học giấc ngủ - giấc REM).

Khi con chuyển sang giấc ngủ nông, con thấy mình đã lẫy, đang ở một vị trí quen thuộc: đương nhiên con sẽ tỉnh giấc và sẽ khóc.

Vào ban ngày của những ngày tiếp sau, khi con đã thành thạo vài lần lẫy trong đêm, con sẽ miệt mài học lẫy thậm chí quên ăn, bỏ ăn hoặc không đủ tập trung để bú. Kèm với việc ngủ kém, ăn kém là tín hiệu báo động cho không ít bậc cha mẹ!

Hãy bình tĩnh các bố mẹ ơi.

Để giảm bớt "cường độ hủy diệt” nơ ron thần kinh cho người lớn trong những giai đoạn chuyển giao này, cha mẹ hãy cân nhắc một số điều sau:

Bài tập lẫy cho trẻ sơ sinh

Bài tập lẫy cho trẻ sơ sinh

  • Hãy cho con học lẫy ngược lại (tummy time) khi con THỨC. Nhiều mẹ áp dụng hoạt động tummy time (cho con nằm sấp khi con thức, giúp con học cách nhấc đầu lên cao, luyện cơ cổ) từ khi mới chỉ 2-3 tuần tuổi. Vì thế khi đến thời điểm con biết lẫy thì hoạt động này cực kì có ý nghĩa với con.

Ví dụ bé đang học lẫy từ nằm ngửa sang nằm sấp, thì trong thời gian thức chơi của con, cha mẹ hãy đặt con nằm sấp và giúp bé học kĩ năng lật ngửa lại. Đây là một lưu ý cực quan trọng đối với các trẻ học lẫy, để bé có khả năng lấy ngược lại tránh nguy hiểm ngạt thở khi con lẫy sấp trong giấc ngủ.

  • Hạn chế cho con ăn đêm vào những lần dậy không phải từ nguyên nhân đói. Khi bé tỉnh dậy do thay đổi tư thế, chứ không phải do đói, hãy đặt con ngủ lại mà không cần cho con ăn. Đồng thời quan sát lượng ăn ban ngày của bé để có sự điều chỉnh kịp thời.
  • Tăng thời gian thức ở mỗi cữ cho bé, và hạn chế tối đa việc sinh hoạt thừa giấc ngủ ngày. Thừa giấc ngủ ngày là nguyên nhân sâu xa của việc thất bại trong sinh hoạt easy. Khi bé sinh hoạt nhiều hơn 3 giấc ngày, bé sẽ ngủ ngắn ở tất cả các giấc, dậy đêm nhiều và khó có thể có giấc ngủ nhịp nhàng, bé sẽ bị mệt nhiều và do đó ăn không hiệu quả cả ngày và đêm.
  • Nhiều bậc cha mẹ lợi dụng thời gian bé quấy nhiều và dù có làm gì thì con cũng không ăn nhiều hơn như tín hiệu để giảm ăn đêm, bỏ ăn đêm, và giãn cữ ăn vào ban ngày. Tín hiệu thành công là khi con chấp nhận ăn vào ban ngày lượng ổn định và đNhiều cha mẹ dùng thời gian con ăn ít sinh lí này để tăng tốc độ chảy của núm bình, con học cách ăn với tốc độ nhanh hơn và do đó dù thời gian ti ít hơn, con vẫn có thể nạp được một lượng dinh dưỡng tương đối.
  • Tuyệt đối không ép bé ăn trong thời gian biếng ăn sinh lí, vì đây chính là lúc tinh thần của bé đang choáng ngợp với kĩ năng mới, việc ép bé thực hiện thêm một ”nhiệm vụ” ăn có thể làm bé quá tải. Với bé, ăn cũng là lao động đấy các mẹ ạ.

 

 

Việc ép ăn khi bé mỏng manh yếu đuối trước kĩ năng sống khác không chỉ gây sức ép và mệt mỏi cho mẹ và bé mà còn là nguồn cội của chứng sợ ăn, ợ nóng, trào ngược vô cùng đau đớn và khó chữa trong tương lại do không được cho ăn đúng nhu cầu từ bé.

Hãy bình tĩnh, giai đoạn này tuy khó khăn nhưng cũng sẽ qua và sau đó bé sẽ ăn bù. Khi bé ăn bù, hãy lưu ý bổ sung lượng ăn thêm cho bé vào mỗi bình.

Nếu có thể, từ 8 hoặc 12 tuần, hãy chuyển dần sang EASY 4H để giảm bớt tác động tiêu cực của giai đoạn học lẫy này.

Hachun - Admin POH

 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo