24h đầu tiên – Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

đăng bởi

Trải qua 9 tháng 10 ngày và vừa chào đời, thật khó để các bé thích nghi ngay với cuộc sống bên ngoài tử cung. Bé cũng khá mệt mỏi vì phải nỗ lực để ra đời với bố mẹ. Vậy nên đừng lạ lẫm khi bé yêu ngủ khá nhiều. Bên cạnh việc ăn uống thì bé cần ngủ rất nhiều để có thể phát triển tốt nhất.

 

 

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ trong bao lâu?

Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều, sau những nỗ lực bước ra ngoài thế giới cũng như thích nghi với cuộc sống mới. Bé con đang phát triển mạnh mẽ và sẽ cần ngủ nhiều để thúc đẩy phát triển thêm.

Em bé có thể ngủ tới 18 tiếng một ngày. Tuy bé ngủ nhiều nhưng thật không may là nó lại không đồng nghĩa với việc các mẹ cũng sẽ được ngủ nhiều, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên này.

luyện ngủ

Em bé mới chào đời cần ngủ nhiều để phát triển tốt nhất

Trẻ sơ sinh sẽ không ngủ liên tục quá 3 giờ và sẽ thức dậy để ăn vì dạ dày con nhỏ xíu và chỉ có kích thước bằng một viên bi, nghĩa là bé tiêu hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng và mau đói. Vì vậy, bé sẽ thức dậy thường xuyên để nạp năng lượng.

Trẻ sơ sinh tin tưởng và phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu, và bé không có khái niệm về ngày - đêm.

Vì trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều vào ban ngày như ban đêm, chị em sẽ sớm phải làm quen với thời gian biểu mới, lộn xộn hơn. Cố gắng ngủ trưa một chút để hồi sức.

 

 

Trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều có sao không?

Người lớn chỉ cần ngủ 8 tiếng một ngày là đủ, thế nhưng với trẻ sơ sinh thì cần tới 14-18 tiếng trong suốt 24 giờ đó các mẹ ạ. 18 tiếng nghe có vẻ nhiều thế nhưng đây là con số bình thường với những em bé mới ra đời.

Bé yêu mới chào đời với cái dạ dày nhỏ xíu vậy nên bé sẽ thường xuyên thức dậy để nạp năng lượng, sau đó lại nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ. Việc mới ra đời khiến cho bé không phân biệt rõ ngày và đêm. Thế nên bé sẽ cứ thức dậy và ngủ tiếp không phân biệt ngày đêm.

Những đêm không ngủ thức canh con sẽ không kéo dài mãi, thế nhưng mẹ có thể nhờ bố hoặc người thân phụ giúp để có sức khỏe hơn trong những ngày đầu khó khăn này. Mẹ nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào để lấy lại năng lượng chăm sóc bé yêu nhanh nhất nhé.

Nếu như mẹ tập tự ngủ cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt thì bé sẽ có thể ngủ đủ và không bị căng thẳng. Có rất nhiều mẹo để tập ngủ cho trẻ sơ sinh.

Sau đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo:

Bảng thời gian thức ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng

Thời gian ngủ của em bé từ 0 đến 48 tháng

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít?

Nếu như trẻ sơ sinh ngủ ít thì là một vấn đề khá cần lo lắng đó mẹ ạ. Mẹ cần tìm ra lý do vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít rồi cải thiện giúp bé ngủ nhiều hơn. Những lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ ít đó là:

  • Do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài khi mới ra thế giới bên ngoài tử cung.
  • Trẻ bị kích động bởi tiếng ồn
  • Trẻ bị đói do bú không đủ hay nhu cầu bú bắt đầu tăng mà mẹ không biết.
  • Trẻ bị đầy hơi. Mẹ nên tham khảo Hướng dẫn chi tiết 3 cách vỗ ợ hơi hiệu quả để bé không bị đau bụng do nuốt phải hơi trong quá trình bú mút
  • Bé chưa có lịch sinh hoạt phù hợp dẫn đến lẫn lộn ngày đêm. Mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt cũng như giúp con phân biệt ngày đêm ngay từ sớm tại khóa học POH Easy One (0-19 tuần): Giúp con ăn no, ngủ đủ
  • Trẻ có vấn đề nào về sức khỏe như đau bụng, viêm đường hô hấp hay trào ngược dạ dày thực quản… khiến cho trẻ khó ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào?

Có lẽ các mẹ sẽ phải làm quen với cách bé ngủ. Đừng lo lắng nếu bé phát ra những tiếng động lạ. Hô hấp của bé đã dần quen với không khí trong nhà. Và mũi bé có thể như đang bị cúm nhưng có lẽ bé chỉ đang thở bằng mũi như bình thường.

Một thói quen khác là thở theo đợt. Em bé có thể thở nhanh, dừng lại vài giây và sau đó bắt đầu thở lại. Mặc dù điều này là bình thường nhưng sẽ hơi đáng sợ một chút. Đừng lo lắng. Nếu quá lo lắng, hãy gọi điện cho nữ hộ sinh/bác sĩ để được nhận lời khuyên hữu ích nhất.

Về mặt tích cực, trẻ sơ sinh có khả năng ngủ gần như mọi nơi. Các mẹ có thể thấy em bé ngủ ngon lành trên ghế ô tô trên đường từ bệnh viện về nhà. Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải được đặt vào xe đẩy hoặc cũi để ngủ.

Bé sẽ ngủ gật trong khi được ôm trong vòng tay mẹ vô cùng bình yên và hạnh phúc. Các mẹ đôi lúc cũng có thể thấy em bé được ru ngủ bởi tiếng máy giặt hoặc máy rửa chén đĩa. Tuy nhiên mẹ cần giữ con ngủ trong môi trường an toàn.

Trẻ sơ sinh cảm thấy yên tâm khi được quấn trong chăn hoặc tã vì cảm giác được bao bọc này giống như trong tử cung. Quấn tã cũng có nghĩa là bé ít có khả năng tự thức dậy khi tay hoặc chân bị giật, đó là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh.

Em bé sẽ dành nhiều thời gian cho giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM), đây là một giấc ngủ nhẹ, dễ bị xáo trộn, thậm chí bé có thể ngủ với đôi mắt hơi mở trong khi não đang bận rộn phát triển.

Giống như tất cả những đứa trẻ sơ sinh khác, bé con cũng sẽ có một thời gian dài phát triển sau khi sinh, trong thời gian đó não của bé phát triển rất nhanh.

Nhìn bề ngoài thì có vẻ như không có gì nhiều xảy ra trong khi ngủ, nhưng bên trong cơ thể bé thì lại có nhiều thay đổi quan trọng đang diễn ra!

Làm thế nào cho trẻ ngủ sâu giấc?

An toàn ngủ cho bé sơ sinh như thế nào

Quấn bé giúp đem đến giấc ngủ ngon cho con yêu

Để có chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh tốt hơn, mẹ đừng quên một số mẹo khiến trẻ ngủ ngon sau đây:

  • Em bé sẽ cảm thấy ngủ ngon và an toàn khi được quấn trong chăn hay quấn tã vì bé đã quen với môi trường trong tử cung bao bọc suốt 9 tháng 10 ngày.
  • Mẹ có thể vỗ về nhẹ nhàng hoặc cho bé nghe các tiếng ồn trắng nhẹ dịu để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Buổi tối, mẹ hãy đặt bé trong nôi cùng phòng với bố mẹ để dễ dàng trông coi.
  • Đừng đặt bé trên xe hay sofa mà không có sự giám sát của người lớn dù cho bé đang ngủ.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp để bé ngủ là khoảng 20 độ C và không nên có quá nhiều ánh sáng.

Lưu ý khi luyện ngủ cho trẻ sơ sinh

Có khá nhiều cách để luyện ngủ cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể lưu ý một số cách thức một số điều như:

  • Không nên bế bé, đung đưa và đi quanh nhà, điều này càng khiến cho bé bị kích thích, căng thẳng và không chịu ngủ.
  • Thói quen hát ru hay vỗ về để bé ngủ nên hạn chế vì sẽ tạo thói quen có hát ru hay có vỗ về bé mới chịu ngủ. Nếu như người khác trông bé, người hát ru không phải mẹ, có thể bé sẽ không chịu ngủ.
  • Khi mẹ vừa đứng vừa cho bé ti thì làn sữa ấm, bầu ngực êm, khiến cho bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vậy nên nếu chưa muốn cho bé ngủ, mẹ có thể suy nghĩ đến phương án cho bé nằm ti.

Xem tất tần tật về hướng dẫn tự ngủ tại: Khuyến khích bé sơ sinh tự ngủ, làm sao cho đúng?

 

 

Trẻ sơ sinh nên ngủ ở đâu?

Khi màn đêm buông xuống và mẹ đã sẵn sàng đi ngủ, các mẹ hãy cho bé ở cùng phòng với mình. Đặt bé trong cũi hoặc nôi cạnh giường là dễ dàng nhất.

Nếu cảm thấy mình có thể bị ngủ thiếp đi khi cho bé ăn vào ban đêm, hãy đảm bảo mẹ đã thực hiện tất cả các bước để đảm bảo an toàn cho bé.

Giữ nhiệt độ phòng ngủ từ 16 đến 20 độ C. Nhiệt độ quá nóng có liên quan đến việc tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), còn được gọi là "những cái chết trong nôi".

Đặt trẻ nằm thẳng với đôi chân đặt ở cuối nôi để bé không thể lách xuống dưới giường. Em bé thích được quấn tã vì nó cho bé cảm giác được giấu an toàn trong bụng mẹ. Các mẹ có thể đắp một chiếc chăn mỏng nhưng không cao hơn vai của con.

Cho dù bé ngủ ở đâu hay khi nào, hãy luôn đặt bé nằm ngửa. Không bao giờ để bé một mình trên sofa hoặc trên giường. Giữ nôi hoặc cũi thông thoáng và đừng để quá nhiều chăn gối để tránh nguy cơ bị đột tử SIDS.

Đừng sử dụng đệm lót nôi hoặc cũi vì không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy đệm lót có thể ngăn ngừa được tai nạn. Ngược lại, những chiếc đệm này có thể giữ nhiệt bên trong cũi và em bé có thể trèo lên hoặc làm rối lung tung khi bé lớn hơn một chút.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đệm lót cũng có thể gây ra siết cổ hoặc nghẹt thở và không được khuyến khích sử dụng vì lý do này.

Chị em cảm thấy kiệt sức có phải là điều bình thường hay không?

Hãy yên tâm rằng những đêm không ngủ này sẽ không kéo dài mãi nếu như em bé không có lịch sinh hoạt phù hợp. 

Tuy nhiên, vẫn có hàng chục nghìn mẹ quay trở lại thời con gái và có thời gian ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm bằng cách tham gia POH Easy One (0-19 tuần): Giúp con ăn no, ngủ đủ. Mẹ đăng ký ngay để sớm có thời gian dành cho bản thân nhé!

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo