Tuần khủng hoảng - Những điều kì diệu của bé (Wonder Week)

đăng bởi Tiên Tiên

Chắc hẳn ba mẹ đều có nghe nói đến thuật ngữ tuần khủng hoảng - the wonder weeks và hình dung rằng: À! nó là những thời kì bão tố đây, con quấy khóc đây và mong muốn nó trôi qua thật nhanh.

Nhưng ba mẹ có biết rằng, quãng thời gian này thực sự mang đến những điều kì diệu, không chỉ cho con mà còn cho bản thân những ông bố, bà mẹ chúng ta. 

Để biết kiên nhẫn và thấu hiểu hơn về các kỳ wonder weeks và đồng hành cùng con yêu trải nghiệm khoảng thời gian này, mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua những thông tin khoa học bên dưới đây.

 

 

Tuần khủng hoảng là gì?

The wonder weeks là đề tài nghiên cứu và khái niệm được đưa ra bởi hai nhà khoa học nổi tiếng Hetty Van De Rijt và Frans Plooij trong cuốn sách cùng tên của họ.

Cuốn sách đã trở thành sách bán chạy nhất của The New York Times trong nhiều năm và là cẩm nang gối đầu giường của hàng triệu bậc phụ huynh lo lắng đến mất ăn, mất ngủ vì con bỗng nhiên “đổi tính.”

Tuần khủng hoảng là những giai đoạn xuất hiện các bước nhảy vọt về kỹ năng và trí tuệ của bé yêu (trẻ sơ sinh) trong 2 năm đầu đời. Và sự khủng hoảng (hay còn gọi là bão) là sự khởi đầu để bé học hỏi kĩ năng hoặc chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Trong giai đoạn này, bé sẽ có những biểu hiện cực kì "khó ở" được gọi là thời điểm giông bão (stormy days) như quấy khóc vô cớ, biếng ăn sinh lý, chất lượng giấc ngủ giảm sút mạnh mẽ, trẻ bám mẹ... khiến cho nếp sinh hoạt của bé và gia đình gần như bị đảo lộn hoàn toàn. 

>> Mời mẹ tìm hiểu thêm: THE WONDER WEEK - Thời kỳ khó ở của trẻ

tuần khủng hoảng của trẻ

The wonder weeks - thời kỳ khủng hoảng khiến trẻ cáu gắt khó chịu

Các chuyên gia tóm gọn giai đoạn này bằng từ khóa 3C: Clingy (bám mẹ/người thường xuyên chăm sóc bé) - Crankiness (Gắt gỏng, bực bội) - Crying (Khóc quấy).

Các biểu hiện giông bão này của bé sẽ kết thúc sau khi bé hoàn thành việc học một hoặc nhiều kĩ năng mới.

Bé trở lại với nhịp sinh hoạt cũ (trước khi có tuần khủng hoảng) hoặc chuyển hẳn sang một nếp sinh hoạt mới phù hợp, bé vui vẻ và hoạt bát hơn, bé ngủ và ăn cũng tốt hơn, những ngày này được gọi là những ngày nắng đẹp.  

Thời điểm bé học lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói... là những thời điểm bé sẽ rơi vào giai đoạn Tuần khủng hoảng.

Cách tính wonder week

Tính tuần khủng hoảng thế nào cho đúng? Wonder week tính theo ngày dự sinh hay thực sinh? Mời mẹ theo dõi tiếp bài viết dưới này.

Theo lý thuyết, các bé dù sinh đủ tuần tuổi (từ 37 tuần trở lên) hay trẻ sinh non (dưới 37 tuần tuổi) đều có thể dễ dàng tính tuần khủng hoảng dựa theo tuổi hiệu chỉnh, tức là theo ngày dự sinh.

Ví dụ một em bé sinh non lúc 35 tuần, khi bé được 10 tuần tuổi, thì bé mới bước vào tuần khủng hoảng 5 (week 5) vì theo ngày dự sinh, bé mới được 5 tuần tuổi.

Tuy nhiên, cách tính này vẫn có những trường hợp ngoại lệ làm thay đổi thời gian của tuần khủng hoảng. Đó là khi các kỹ năng của bé đến sớm hoặc muộn hơn so với độ tuổi, khi đó tuần khủng hoảng cũng đến sớm hoặc muộn hơn so với dự đoán của mẹ.

Do đó, lời khuyên cho mẹ là mẹ nên dựa vào những biểu hiện "khó ở" của bé cũng như các kỹ năng bé đang luyện tập để xác định tuần khủng hoảng thì chính xác hơn.

Vì vậy, hãy kiểm tra các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe của con như trẻ mọc răng, trẻ bị sốt hoặc con đau bụng.... để xác định được con bạn có đang trong tuần khủng hoảng hay không nhé!

Ba mẹ hãy lưu ý rằng thường các tuần khủng hoảng có thể trùng với giai đoạn cần chuyển đổi nếp sinh hoạt cho bé, vì khi não bộ và cơ thể phát triển hơn thì khả năng thức và tích trữ năng lượng của bé cũng tốt hơn, nên nhiều bé sẽ có biểu hiện cần chuyển đổi nếp sinh hoạt như từ bú 3h/cữ thành 3.5h/cữ, thay vì chỉ thức được tối đa 60 phút là phải đi ngủ thì có thể thức được từ 75-90 phút mới đi ngủ.

Sau mỗi tuần khủng hoảng, bé lại đạt được một hoặc nhiều kĩ năng mới cũng như có những tiến bộ vượt bậc về nhận thức, giác quan, não bộ. 

Với những bé đã theo POH Easy OnePOH Easy Two thì tuần khủng hoảng trôi qua nhẹ nhàng hơn vì bé được sinh hoạt khoa học, được ăn no, ngủ đủ nên sự khó chịu, cáu gắt dịu đi rất nhiều. 

 

Wonder week đến sớm?

Phải làm sao khi wonder week đến sớm chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Thậm chí nhiều mẹ còn không biết điều này, hoang mang không biết vì sao con mới chỉ nắng đẹp được 2-3 ngày rồi tiếp tục chán ăn, ăn ít, ngủ đêm kém, quấy khóc...

Ví dụ: Wonder week đến sớm là khi theo dự báo tuần khủng hoảng 12 bắt đầu từ khi con được 11,5 tuần nhưng vừa qua ww8 được ít ngày, khi bé mới được 9.5-10 tuần, vừa năng đẹp được ít hôm là đã thấy con quấy khóc, chán ăn, kém ngủ trở lại. Tương tự với các wonder week khác. 

Tuy nhiên, mẹ cũng cần mừng là ít nhất con cũng có vài ngày nắng đẹp, dù ít ỏi. Bởi có những bé giữa hai tuần khủng hoảng không xuất hiện ngày nắng đẹp nào mà tuần khủng này nối tiếp khủng hoảng kia liên miên nối tiếp nhau.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?

Trẻ sơ sinh có bao nhiêu tuần khủng hoảng?

Trong hai năm đầu đời, bé yêu của bạn sẽ trải qua 10 kì phát triển kỹ năng tinh thần, đa số các bé sẽ bước vào giai đoạn bão tố đỉnh điểm ở các tuần sau: 5-8-12-19-26-37-46-55-64-75. 

Các mốc 5-8-12-19-26-37-46-55-64-75 chỉ là các mốc bão tố đỉnh điểm, tức là bé đã có biểu hiện khó ở từ trước đó 1-2 tuần, thậm chí là từ 1 tháng trước đó.

Tuần khủng hoảng kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia, tùy vào từng bé mà thời gian wonder weeks có thể kéo dài từ 1 đến 6 tuần, cá biệt có những bé lên đến 8 tuần. Tuy nhiên, do mỗi bé mỗi khác nên thời gian bé khó ở cũng khác nhau.

Vậy cụ thể là wonder week 12 kéo dài bao lâu? Thực tế ww12 có thể kéo dài từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 14 hoặc từ 11,5 tuần đến 12,5 tuần hoặc ít hơn tùy thuộc vào từng em bé.

Hoặc, với mốc 19 tuần là mốc tuần khủng hoảng đỉnh điểm, nhưng bé đã có biểu hiện bão tố từ tuần thứ 14 và có thể kéo dài sang đến tuần 20, thậm chí 21 mới xuất hiện nắng đẹp. 

Một lưu ý nữa là ở giai đoạn tuần tuổi từ 5-8 là giai đoạn bé vừa rơi vào tuần khủng hoảng, vừa là lúc hormone của cả mẹ và bé thay đổi. Thời điểm này bé có thể cáu gắt đỉnh điểm xuyên suốt từ khoảng tuần thứ 4, sang đến tuần thứ 9. Bé có thể sẽ nôn trớ, đầy hơi, đánh rắm rất nhiều bên cạnh các biểu hiện khủng hoảng khác. 

Có những bé trải qua tuần khủng hoảng rất nhẹ nhàng, đến nỗi mẹ còn cảm giác như con mình không có tuần khủng hoảng. Nhưng có nhiều bé thì cho mẹ trải qua đủ cung bậc cảm xúc đầy giông bão ngay từ những tuần khủng hoảng đầu tiên.

Ngoài ra, trên thực tế, khi các bé yêu ngày một khôn lớn, não bộ phát triển hơn và số kỹ năng cần luyện tập gia tăng thì cường độ và độ dài của tuần khủng hoảng cũng tăng lên.

Vậy nên trong tuần khủng hoảng, cách tốt nhất mẹ cần làm là chuẩn bị sẵn tâm lý vững chắc để chấp nhận sự quấy khóc hoặc đọc tiếp phần hỗ trợ bé phát triển kỹ năng có ngay trong phần tiếp theo của bài viết này.

Lịch wonder week của bé 0 - 24 tháng tuổi chi tiết: Các mốc wonder weeks

Lịch khủng hoảng chung của trẻ 0 - 24 tháng tuổi

Lịch khủng hoảng chung của trẻ 0 - 24 tháng tuổi

Dưới này là lịch tuần khủng hoảng chi tiết cho bé 0-24 tháng, hoặc mẹ có thể tham khảo các app theo dõi tuần khủng hoảng trong bài viết App tuần khủng hoảng của bé.

Wonder Week bắt đầu từ tuần thứ mấy?

Trên lý thuyết tuần khủng hoảng đầu tiên có thể bắt đầu từ tuần thứ 5 (ww5). Nhưng thực tế, nhiều mẹ đã nhận biết được tuần khủng hoảng này ngay từ tuần thứ 3 rồi nha.

Các mốc wonder weeks:

1. Wonder week ở 5 tuần tuổi 

Cơn bão số 1 (ww5) đến khi trẻ bắt đầu có sự phát triển về giác quan. Sau khi đầy tháng, các mẹ rỉ tai nhau rằng trẻ sẽ quấy hơn bình thường. Sự trao đổi chất của trẻ phát triển và đặc biệt mạnh mẽ vào tuần tuổi thứ 5.

Sau cơn bão này trẻ sẽ quan sát mọi thứ chăm chú hơn và muốn được chạm vào mọi vật. Trẻ cũng nở nụ cười đầu tiên và nhạy cảm hơn với mùi hương, đặc biệt là mùi hương của mẹ. 

2. Wonder week 8 tuần tuổi (tuần khủng hoảng 8)

Cơn bão số 2 (ww8) đến khi con được 7 tuần rưỡi đến 9 tuần tuổi. Kỹ năng con học được sau wonder week này là kiểm soát được đầu, giữ đầu ổn định hơn. Con cũng biết quay đầu về phía âm thanh, tỏ ra thích thú với đồ chơi và bắt đầu khám phá cơ thể mình. Em bé cũng bắt đầu biết làm ra những âm thanh gầm gừ nhỏ.

3. Wonder week 12 tuần tuổi (tuần khủng hoảng 12)

Đây chính là cơn bão đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên của trẻ. Mẹ sẽ khá vất vả vì những ngày con bỏ ăn hoặc những đêm không ngủ vì trẻ quấy khóc

Sau wonder week 12, trẻ sẽ học được những kĩ năng vận động thô và sự phát triển giác quan đáng kể. Con sẽ biết lẫy, lật sấp và lật ngửa, ngóc đầu lên. Trẻ cũng nghe những âm thanh với cao độ khác nhau và cười nhiều hơn.

4. Wonder week ở 19 tuần tuổi

Nhiều mẹ nhầm lẫn giữa tuần khủng hoảng 19 này với tuần khủng hoảng 15 bởi vì tuần khủng hoảng 19 này có thể xuất hiện ngay từ khi bé mới có 15 tuần.

Sau wonder week 19 trẻ sẽ biết đưa tay vào miệng mút và cầm nắm đồ vật trong tầm với nhét vào miệng. Trẻ cũng đã nhận ra và nhìn theo bố mẹ. Khi bú no trẻ biết tự đẩy núm ti ra.

5. Wonder week ở 26 tuần tuổi

Sau tuần khủng hoảng 26, bé sẽ học được kỹ năng cầm nắm chặt, nhổm người, ngồi dậy, xác định khoảng cách và bắt đầu cười to, la hét.

Các biểu hiện ở tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh tuy khiến ba mẹ mệt mỏi vì sự thay đổi bất thường của con, nhưng khi thấy bé phát triển về kỹ năng cũng như nhận thức, ba mẹ sẽ vui vẻ, mọi mệt mỏi cũng sẽ biến mất.

6. Wonder week ở 37 tuần tuổi

Wonder week 37 là chìa khóa để trẻ học cách phân loại và chia các nhóm đồ vật dựa trên những điều khác nhau. Sau khi bão số 6 này đi qua, mẹ sẽ nhận thấy trẻ có dấu hiệu hiểu một số từ, biết bắt chước người khác, thể hiện tâm trạng của mình.

Trẻ cũng thích chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo. Trẻ bắt đầu tập một kỹ năng vận động thô quan trọng: kỹ năng bò.

7. Wonder week ở 46 tuần tuổi

Ww 46 này có thể coi là tuần khủng hoảng của bé 1 tuổi. Bởi chỉ ít tuần nữa thôi con sẽ bước sang tuổi thứ hai của mình.

Sau wonder week 46 trẻ sẽ bắt đầu hiểu về khái niệm trình tự. Con sẽ bắt đầu nói những từ đơn giản và trả lời các câu hỏi ngắn. Trẻ cũng có khả năng chỉ vào đồ vật mình muốn và chơi trò xếp chồng.

 

 

8. Wonder week ở 55 tuần tuổi

Các biểu hiện “khó chiều” ở tuần khủng hoảng 55 biến mất, bé sẽ học được kỹ năng đi chập chững hoặc đi vũng, thích vẽ, cầm những đồ vật đưa ra xa, tự cởi hoặc mặc quần áo.

9. Wonder week ở 64 tuần tuổi

Tại ww64, bé đã lớn lên đáng kể, con bắt đầu biết pha trò, làm nũng và còn biết nịnh mẹ nữa đó. Trẻ lúc này đã biết bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.

10. Wonder week 75

Kết thúc wonder week 75, trẻ đã gần 20 tháng tuổi. Con đã đi vững và có thể chạy nhảy tốt. Trẻ đã biết xâu chuỗi các sự kiện và thay đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh

Cảm xúc của trẻ cũng có nhiều biến đổi. Con xuất hiện cảm giác đồng cảm và giảm bớt sự ích kỷ. Kỹ năng ngôn ngữ của con cũng không ngừng phát triển. 

Mách mẹ Cách vượt qua tuần khủng hoảng hiệu quả

Ba mẹ hãy nhớ rằng khi con bước vào tuần khủng hoảng, dù cảm giác bão tố vây quanh khiến chúng ta vô cùng mệt mỏi và lo lắng, nhưng vì đây là sự phát triển bình thường của con trẻ, nên ba mẹ hãy mừng cho con khi bắt đầu bước vào giai đoạn này. Và sau giông bão là trời hửng nắng, con sẽ nhanh nhẹn và “lớn khôn” hơn rất nhiều. 

Do đó, tuần khủng hoảng không phải là bệnh mà có cách trị khỏi, chúng ta chỉ có thể hỗ trợ con phần nào để tuần khủng hoảng trôi qua nhẹ nhàng hơn với bé mà thôi.

Ba mẹ có thể thử những cách sau đây để giúp con vượt khủng hoảng một cách nhẹ nhàng nhất :

  • Nếu thấy con có dấu hiệu chuyển đổi nếp sinh hoạt thì cha mẹ có thể chuyển sang nếp mới cho con (Đặc biệt là các bậc phụ huynh áp dụng EASY) như giãn cữ, tăng kích cỡ núm bình, kéo dài thời gian thức ban ngày và trước khi ngủ đêm, cắt đi 1 giấc ngày, cai bú đêm. Với các bé theo EASY tuần khủng hoảng sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn bởi EASY giúp con giảm bớt sự quấy khóc về ăn, ngủ, chỉ còn lại sự quấy khóc bởi sự phát triển kỹ năng nên bớt được rất nhiều lần.
  • Nếu bé ngủ quá ít vào ban ngày, hãy cho bé đi ngủ sớm vào ban đêm, bé có thể ngủ sớm nhất lúc 17h30 hoặc 17h45.
  • Không ép con ăn, hãy đợi đến khi con đòi ăn thì mới cho con ăn. Hãy bình tĩnh, đừng sốt ruột, em bé nào cũng trải qua ít nhất một kỳ biếng ăn sinh lý trong 20 tháng đầu đời và nhiều kỳ biếng ăn sinh lý trong các tháng còn lại.
  • Quan tâm đến con nhiều hơn, không vì thấy con quấy khóc nhiều mà mắng con, thấu hiểu sự khó chịu với con.
  • Khi con quấy khóc, hãy cho con ra ngoài chơi, chơi những hoạt động mà con thích nhất để con quên đi cảm giác khó chịu.
  • Cuối cùng là học cách chịu đựng tiếng khóc của con. Nhiều mẹ con hơi khóc một tí là đã chạy vội lại dỗ dành, ôm ấp và làm trò nhằm đánh lạc hướng để con nín khóc. Nhưng thực ra, mẹ nên để con được khóc, được giải tỏa nỗi ấm ức trong người.
  • Ngoài ra, còn một cách rất hiệu quả nữa đó là HỖ TRỢ BÉ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG. Vì tuần khủng hoảng là CÁC TUẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ TINH THẦN mà.

Tuần khủng hoảng sẽ qua đi khi bé thành thạo các kỹ năng mình muốn học như lẫy, bò, đứng, đi… và hàng nghìn kỹ năng khác. Có những kỹ năng dù rất nhỏ, mẹ không thể nhìn thấy nhưng con vẫn ngày đêm miệt mài 'học tập' và đương nhiên, vẫn quấy kinh hoàng... Chưa kể con có thể học nhiều kỹ năng cùng lúc.

Bắt đầu từ bài học tổng quan về wonder weeks - tuần khủng hoảng, POH Acti sẽ giúp ba mẹ biết trước bé sắp học kỹ năng gì? Cách nhận biết tuần khủng hoảng như thế nào?...

Tiếp theo, mẹ được hướng dẫn cách giúp bé bình tĩnh hơn. Mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì các phương pháp này giúp bé “hợp tác” hơn rất nhiều.

Cuối cùng ba mẹ được hướng dẫn chi tiết các hoạt động và trò chơi giúp bé hoàn thiện kỹ năng. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, POH Acti đều đưa ra các hoạt động khác nhau giúp con nhanh chóng học được kỹ năng mình cần. Từ đó giúp tuần khủng hoảng nhanh kết thúc.

Tất cả các bước thực hành chi tiết theo ngày đã được app POH thiết kế riêng cho từng bé. Đồng thời có sự tư vấn chuyên sâu 1-1 của giảng viên giúp các tuần khủng hoảng thực sự là những tuần nhảy vọt về kỹ năng và não bộ. Giúp bé phát triển toàn diện giác quan, vận động và ngôn ngữ, cá nhân, nhận thức, cảm xúc xã hội...  hiệu quả và vượt trội.

Để tham gia POH Acti, mẹ tham khảo tại https://poh.vn/acti nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo