Trẻ sơ sinh bị sốt

đăng bởi

 

Thân nhiệt của trẻ bị cao, có nên lo lắng không?

Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé! Nếu con yêu được hơn sáu tháng tuổi và thân nhiệt tăng nhẹ, sẽ tốt hơn khi để cơn sốt tự biến mất ba mẹ ạ.

Sốt sẽ đáng lo hơn nếu em bé dưới sáu tháng tuổi. Việc thân nhiệt trẻ nhỏ bị tăng cao là điều khá bất thường, vì vậy đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng có điều gì đó không ổn.

Trẻ sơ sinh bị sốt 38 độ phải làm sao (1)

Trẻ sơ sinh bị sốt 38 độ phải làm sao?

Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Con dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên.
  • Con từ 3-6 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 39 độ C trở lên.

Có thể đo nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế, nhưng nếu con lớn hơn sáu tháng tuổi thì nhiệt độ của bé không phải lúc nào cũng cho thấy đúng tình hình. Khi đó, bản năng làm mẹ mới thực sự quan trọng, và hãy đưa trẻ đi khám nếu cảm thấy con có vẻ không ổn nhé ba mẹ.

Điều gì gây ra sốt?

Con bạn bị sốt vì đang phải đối phó với bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh tật khác. Nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bé chống lại chúng.

Đôi khi, có thể không rõ ràng tại sao con yêu lại bị sốt, nhưng các nguyên nhân phổ biến gây sốt bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp (RTI). RTI do nhiễm trùng mũi, cổ họng, đường thở hoặc phổi gây nên. RTI bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm thanh khí phế quản và ho gà. Trong viêm thanh khí phế quản và ho gà, sốt thường phát triển trước khi ho.
  • Cúm.
  • Viêm tai giữa.
  • Một loại virus gây phát ban, chẳng hạn như sốt phát ban và thủy đậu.
  • Viêm amiđan. Nguyên nhân là do nhiễm virus, nhưng đôi khi nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra.
  • Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu (UTI).

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng hay sau khi chủng ngừa là khá phổ biến. Bác sĩ hoặc y tá sẽ cho ba mẹ lời khuyên về những điều cần chú ý sau khi con đã được tiêm chủng.

Ngoài ra, các mẹ có thể đã nghe nói về việc trẻ sơ sinh bị sốt mọc răng. Tuy nhiên, mặc dù mọc răng có thể khiến bé khó chịu, nhưng nó không gây sốt hay đau bụng đâu nhé.

 

 

Làm thế nào để biết nếu trẻ bị sốt?

Các mẹ thường có thể biết con bị sốt hay không chỉ bằng cách chạm vào bé, da con sẽ mang đến cảm giác nóng hơn bình thường.

Bạn có thể sờ trán bé, còn nếu trẻ dưới ba tháng tuổi thì hãy sờ bụng hoặc lưng bé. Con bạn cũng có thể đỏ ửng hai bên má, cảm thấy khó chịu hoặc đổ mồ hôi.

Nếu cha mẹ nghĩ trẻ bị sốt, tốt nhất nên kiểm tra bằng cách đo cặp nhiệt độ.

Nhiệt độ cơ thể bình thường là từ 36 độ C đến 37 độ C, nhưng có thể sẽ thay đổi một vài điểm độ giữa các em bé khác nhau. Nếu thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường, điều đó có nghĩa là con đang bị sốt đấy.

Đo nhiệt độ cho bé ở đâu là chính xác?

Ba mẹ không cần phải mua một chiếc cặp nhiệt độ đắt tiền bởi hầu hết các loại nhiệt kế đều dễ sử dụng và có hướng dẫn rõ ràng.

Một cái cặp nhiệt độ điện tử có lẽ là cái tốt nhất nên có trong hộp sơ cứu của bạn. Nhét nhiệt kế vào nách của bé, đặt cánh tay con giữ vào bên cạnh, nhiệt kế sẽ phát ra tiếng bíp khi đã đo xong.

Nhiệt kế đo tai có thể rất chính xác và chỉ mất một giây để sử dụng, nhưng chúng lại khá đắt và sẽ thật khó để đo chính xác với một em bé có lỗ tai nhỏ đang ngọ nguậy vì khó chịu đúng không nào.

Nhiệt kế dán trán ít chính xác hơn vì chúng chỉ hiển thị nhiệt độ của da bé chứ không phải cơ thể bé, vậy nên tốt nhất là cha mẹ không nên sử dụng nó nhé.

Làm thế nào để điều trị cơn sốt cho trẻ?

Cha mẹ có thể điều trị cơn sốt cho trẻ tại nhà. Dưới đây là một số cách để giữ cho con thoải mái:

  • Cho bé uống nhiều nước để đảm bảo con không bị mất nước. Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, hoặc sữa bột với nước đun sôi để nguội.
  • Nếu con bạn đã đủ lớn để ăn dặm, đừng lo lắng nếu bé không muốn ăn trong ngày đầu tiên bị sốt nhé. Sau ngày đầu tiên, hãy thu hút trẻ bằng những món ăn vặt nhẹ để giúp con giữ năng lượng.
  • Con yêu sẽ cần nghỉ ngơi khi bé ốm, vì vậy hãy giúp bé thư giãn và ngủ nhiều một chút. Hãy đọc những câu chuyện con thích và chơi những trò chơi thật nhẹ nhàng.
  • Mặc quần áo cho con thoải mái nhất có thể và không nên đội mũ cho bé. Đừng nên quấn bé quá chặt, khăn trải giường và chăn nhẹ sẽ tốt hơn một chiếc chăn dày vì bạn có thể bỏ bớt ra khi cần thiết.
  • Thường xuyên để ý kiểm tra tình trạng của bé khi ngủ buổi đêm.
  • Không gửi con cho người trông trẻ hoặc đưa con đến nhà trẻ cho đến khi bé khỏe hơn.

Trẻ sơ sinh uống nước nhiều có tốt không?

Chỉ cho bé uống thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen cho trẻ sơ sinh nếu con có vẻ rất khó chịu hoặc lừ đừ:

  • Ba mẹ có thể cho trẻ từ hai tháng tuổi trở lên uống Paracetamol nếu bé chào đời sau 37 tuần và nặng hơn 4kg.
  • Ba mẹ có thể cho bé uống Ibuprofen nếu bé được ba tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg.

Nếu bé được hai tháng hoặc ba tháng tuổi, các mẹ có thể cho con uống hai liều, mỗi liều cách nhau bốn giờ. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thuốc nếu cảm thấy con cần uống nhiều hơn.

Tốt nhất là cha mẹ nên làm theo các hướng dẫn về liều lượng trên gói thuốc và không nên cho uống Paracetamol và Ibuprofen cùng một lúc.

Nếu đã cho con uống một loại trước đó và cho tới thời điểm cần uống liều tiếp theo con dường như vẫn không hề khỏe hơn thì ba mẹ có thể thử loại khác thay thế.

Các mẹ có thể đã nghe nói rằng Paracetamol làm cho trẻ bị thở khò khè hoặc hen suyễn. Hãy yên tâm vì không có bằng chứng nào cho thấy điều đó, Paracetamol vẫn an toàn cho trẻ miễn là mẹ cho bé uống đúng liều.

Làm thế nào để biết nếu trẻ bị sốt nghiêm trọng?

Nếu em bé bị sốt cùng với các triệu chứng khác, đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm:

  • Con dưới hai tháng tuổi và không muốn bú. Điều này bao gồm cả việc cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình.
  • Con đặc biệt buồn ngủ hoặc uể oải.
  • Bé thở hổn hển, tạo ra tiếng khò khè khi thở hoặc bị khó thở.
  • Em bé bị thóp đầu (phần mềm trên đỉnh đầu bị lõm), cùng với các triệu chứng khác, bao gồm khô môi, khóc không có nước mắt và đi tiểu ít hơn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu rằng con đang bị mất nước.
  • Trẻ bị nổi ban hoặc có nhiều đốm màu tía trông giống như vết thâm tím trên da (không có hiện tượng này trước khi con bị bệnh).

Một số bệnh nhiễm trùng mặc dù hiếm nhưng vẫn có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được điều trị đúng lúc, bao gồm:

  • Viêm màng não (nhiễm trùng ở màng bao quanh não và tủy sống).
  • Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu).
  • Viêm phổi.

Hãy tin vào bản năng làm cha mẹ của bạn nhé. Nếu cảm thấy băn khoăn về sức khỏe của con, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ và y tế. Tốt nhất là đặc biệt thận trọng nếu em bé dưới sáu tháng tuổi, cơn sốt ở trẻ nhỏ sẽ bất thường và có thể nghiêm trọng hơn đấy.

 

 

Sốt co giật là gì?

Sốt co giật là những cơn co giật hoặc động kinh đôi khi xảy ra do thân nhiệt của trẻ tăng cao. Động kinh thường chỉ ảnh hưởng đến em bé trên sáu tháng và trẻ em dưới năm tuổi.

Co giật trông có vẻ rất đáng sợ nhưng chúng hiếm khi nguy hiểm. Mặc dù co giật có thể xảy ra trong nhiều năm, nhưng chúng thường chỉ kéo dài trong khoảng từ ba đến sáu phút.

Hãy đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất nếu:

  • Con bị co giật do sốt lần đầu tiên.
  • Đây không phải là lần đầu tiên bé bị co giật, nhưng cơn co giật kéo dài quá năm phút.

Nếu em bé nhà bạn trước đây được chẩn đoán là bị sốt co giật, ba mẹ có thể không cần trợ giúp khẩn cấp. Dù vậy cha mẹ vẫn nên gọi cho bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để được tư vấn nhé.

Khi trẻ đang bị lên cơn co giật, đừng kiềm chế con bằng bất kỳ cách nào. Chỉ cần dùng tay hoặc thứ gì đó mềm mại để giữ đầu bé và tạo khoảng trống xung quanh. Nếu không thể, các mẹ có thể đưa bé đến một không gian an toàn khác.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo