Trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động của trẻ từ 0-6 tuổi (Test Denver II)

đăng bởi Tiên Tiên

POH xin gửi tới ba mẹ một số thông tin tổng quan nhất về bài test Denver II, được áp dụng để xây dựng khóa học POH Acti - Phát triển giác quan, vận động và ngôn ngữ cho con yêu.

 

 

Lịch sử hình thành

Test Denver II (Denver Developmental Screening Test) còn được gọi là “Trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động của trẻ từ 0-6 tuổi” được xây dựng bởi nhóm tác giả là  William K. Pranken Burg, Josian B. Doss và Alma W. Fandal thuộc Trung tâm Y học Denver (Colorado, Hoa Kỳ) (Ngô Công Hoàn, 1997).

Năm 1967, bài test được áp dụng lần đầu tiên bởi các chuyên gia sức khỏe nhằm phát hiện các vấn đề về phát triển ở trẻ nhỏ với 105 tiêu chí (items). Tới năm 1990, bài test hoàn thiện hơn với 125 items và được chuẩn hóa trên 20 quốc gia, áp dụng cho hơn 50 triệu trẻ em trên thế giới.

Hội đồng trẻ em khuyết tật - Viện Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ đã đưa Denver II vào danh sách bổ sung các công cụ sàng lọc. Tại Việt Nam, bài test được chuẩn hóa cho phù hợp với sự phát triển của trẻ em Việt Nam và được Bệnh viện Nhi Trung Ương sử dụng. 

Bài test Denver II phù hợp với các phòng khám nhi, khoa nhi các bệnh viện và trong các chương trình giáo dục từ sớm cho trẻ. 

Tổng quan về bài test

Denver II được sử dụng cho trẻ em từ 0-6 tuổi, đánh giá biểu hiện của trẻ trong các items phù hợp với lứa tuổi. Bài test giúp sàng lọc các vấn đề có thể xảy ra với sự phát triển của trẻ, được thiết kế để so sánh biểu hiện của một em bé với sự biểu hiện bình thường của trẻ trong cùng độ tuổi.

Biểu mẫu test gồm 125 items, đánh giá trên 4 lĩnh vực: 

  • Cá nhân - Xã hội (Tương tác với mọi người và chú ý đến nhu cầu cá nhân)
  • Vận động tinh tế - Thích ứng (Các hoạt động sử dụng nhóm cơ nhỏ, kết hợp tay - mắt, thao tác với các vật nhỏ, giải quyết tình huống...)
  • Ngôn ngữ (Khả năng nghe, hiểu và sử dụng ngôn ngữ)
  • Vận động thô (Các hoạt động sử dụng nhóm cơ lớn trên cơ thể như ngồi, bò, đi đứng, nhảy...)

Bài test cho phép người đánh giá có cái nhìn chủ quan về các hành vi của trẻ thông qua việc chuẩn hóa biểu hiện của trẻ qua từng độ tuổi. Ba mẹ cần lưu ý, test Denver II không phải là bài test IQ hay công cụ chẩn đoán.

Giá trị của bài test

Denver II cung cấp kết quả lâm sàng về sự phát triển toàn diện của trẻ và những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ chậm phát triển tiềm ẩn.

Bài test phản ánh tương quan sự phát triển của trẻ so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên nó không dự báo cho sự phát triển sau này của trẻ.

 

 

Dụng cụ thực hiện bài test

  • Quả cầu len màu đỏ
  • Nho khô hoặc bim bim hình tròn
  • Xúc xắc hoặc trống có tay cầm nhỏ
  • Các khối gỗ màu sắc
  • Bình thủy tinh trắng nhỏ
  • Một chiếc chuông nhỏ
  • Một quả bóng tennis
  • Bút chì màu đỏ
  • Bình uống nước bằng nhựa
  • Cốc nhựa có tay cầm
  • Giấy trắng
  • Bộ dụng cụ test
  • Sử dụng bàn ghế (có người trông chừng trẻ)
  • Nếu trẻ dưới 1 tuổi sẽ cần chăn hoặc đệm lót

Lưu ý:

  • Những dụng cụ khác dùng để thay thế có thể làm giảm độ chính xác trong việc so sánh biểu hiện của trẻ với các items.
  • Trẻ cần được trông coi cẩn thận để tránh bị nghẹn hoặc chấn thương khi kiểm tra

Form bài test

Trục dọc bên trái biểu thị 4 lĩnh vực: Cá nhân - Xã hội, Vận động tinh tế - Thích ứng, Ngôn ngữ và Vận động thô.

Trục ngang bên trên và bên dưới biểu thị độ tuổi của trẻ. Ở độ tuổi dưới 2 tuổi, mỗi vạch biểu thị 1 tháng tuổi. Sau 2 tuổi, mỗi vạch biểu thị 3 tháng tuổi.

Cách tính tuổi của trẻ: 

Ví dụ: Em bé sinh ngày 20/8/2018 và tham gia test vào ngày 17/10/2019 thì tuổi của bé sẽ tính như sau:

Giả sử tuổi của bé là X năm; Y tháng; Z ngày, ta có:

X = 2019 - 2018 = 1

Y = (10 -1) - 8 = 1

Z = (17 + 30) - 20 = 27

Như vậy tuổi của em bé là: 1 tuổi 1 tháng 27 ngày.

Đối với các bé sinh non (sinh trước 37 tuần), ba mẹ sẽ lấy kết quả trừ đi số ngày bé sinh non so với ngày dự sinh để tính tuổi thực của bé.

 Mẹ xem chi tiết tại đây:

Tiến hành kiểm tra

Bài test nên được thực hiện khi có mặt ba mẹ của trẻ. Hãy để trẻ và ba mẹ thật sự thoải mái để có kết quả chính xác nhất.

Loại bỏ các đồ vật có thể gây cản trở vận động của trẻ. Trẻ nhỏ có thể ngồi trên đùi ba mẹ, trẻ lớn hơn có thể tự ngồi và đặt tay lên bàn, khuỷu tay ngang mặt bàn. Trẻ sơ sinh sẽ được đặt xuống sàn (có đệm lót) để kiểm tra.

Ba mẹ lưu ý rằng bài kiểm tra chỉ đánh giá sự phát triển hiện tại của con, trẻ không nhất thiết phải vượt qua tất cả các tiêu chí đó. Chuẩn bị các hoạt động thích hợp cho trẻ trong khi hỏi ba mẹ một số câu hỏi.

Những tiêu chí dễ thực hiện và yêu cầu vận động ít sẽ được tiến hành trước. Sau đó đến các tiêu chí vận động tinh tế - thích ứng (không yêu cầu trẻ nói). Tiếp theo là ngôn ngữ và cuối cùng là các kỹ năng vận động thô yêu cầu sự tư tin và tốn nhiều năng lượng của trẻ.

Chỉ để trẻ tiếp xúc với các đồ vật cần thiết cho hoạt động đang thực hiện. Với những em bé sơ sinh, các dụng cụ có thể đặt xung quanh vị trí bé nằm để test lần lượt theo thứ tự từ trái qua phải.

Cần kiểm tra bao nhiêu items trong một lần test?

Điều này tùy thuộc vào số tuổi và khả năng của trẻ.

Bước 1: Với mỗi lĩnh vực, người tiến hành sẽ kiểm tra ít nhất 3 items gần nhất phía bên tay trái của đường tuổi. Áp dụng với tất cả các items mà đường tuổi đi qua.

Bước 2: Nếu trẻ không thể làm được một trong những items ở bước 1 (không làm được, không muốn làm hoặc không thể làm), người tiến hành sẽ kiểm tra thêm các items ở phía bên trái cho đến khi trẻ thực hiện được 3 items liên tiếp.

  • P (Pass-child ) = Đạt (trẻ thực hiện được hoạt động đó, hoặc bố mẹ xác nhận trẻ có thể thực hiện được)
  • F (Fail-child ) = Không đạt (trẻ không đạt được hoạt động đó, hoặc bố mẹ xác nhận trẻ không thể thực hiện được)
  • N O (No Opportunity) = Chưa có cơ hội thực hiện (trẻ chưa thực hiện hoạt động đó vì những hạn chế khách quan)
  • R (Refusal) = Từ chối thực hiện (trẻ từ chối thực hiện hoạt động, có thể hạn chế tình trạng này bằng cách tương tác với trẻ nhẹ nhàng và bảo con thực hiện chứ đừng yêu cầu. Tình trạng từ chối sẽ khó để tính điểm.

Bước 3: Tiếp tục tiến hành kiểm tra 3 items phía bên phải gần nhất với đường tuổi cho đến khi bé không thực hiện được 3 items liên tiếp.

Bé nên có 3 lần thử thực hiện một tiêu chí trước khi kết luận là con không làm được. Người kiểm tra cũng nên xác nhận với ba mẹ rằng kết quả phù hợp với biểu hiện của con, đề phòng trường hợp con mệt, ốm, đói hoặc cáu giận...

Nếu trẻ không hợp tác, ba mẹ nên hẹn kiểm tra vào ngày khác.

 

 

Tiêu chí đánh giá trẻ

Dấu hiệu vượt trội

Nếu trẻ vượt qua ít nhất một items hoàn toàn nằm về phía bên phải của đường tuổi, trẻ sẽ được đánh giá vượt trội ở lĩnh vực đó. Điều này có nghĩa rằng con thực hiện được item mà hầu hết các bé trong độ tuổi này sẽ không thực hiện được cho đến khi lớn hơn. Tuy nhiên, bé đạt được một số items vượt trội không có nghĩa là kết quả của con sẽ hoàn toàn vượt trội.

Dấu hiệu bình thường

Trẻ không nhất thiết phải vượt qua các tiêu chí ở bên phải. Nếu trẻ làm được các tiêu chí mà đường tuổi đi qua sẽ thể hiện sự phát triển của con là bình thường.

Dấu hiệu nguy cơ

Nếu đường tuổi của trẻ nằm ở khoảng 75 -90% nhưng trẻ không đạt hoặc từ chối thực hiện thì trẻ có nguy cơ chậm phát triển.

Dấu hiệu chậm phát triển

Chậm phát triển được xác định khi trẻ không đạt hoặc từ chối thực hiện các tiêu chí nằm hoàn toàn ở bên trái của đường tuổi. Điều này có nghĩa là trẻ không thực hiện được hoạt động mà 90% các bé cùng độ tuổi có thể thực hiện được.

Các tiêu chí không có cơ hội thực hiện sẽ không được đưa vào kết quả đánh giá

Kết quả bài test

Bình thường: Không có dấu hiệu chậm phát triển và nhiều nhất một dấu hiệu nguy cơ

Nghi ngờ: Có hai dấu hiệu nguy cơ trở lên hoặc một dấu hiệu chậm phát triển trở lên. Trẻ sẽ được kiểm tra lại sau 1 đến 2 tuần.

Chậm phát triển: Có ít nhất 2 dấu hiệu chậm phát triển ở ít nhất 2 lĩnh vực được kiểm tra

Không thể kết luận: Bé từ chối thực hiện hơn một tiêu chí nằm hoàn toàn bên phải của đường tuổi hoặc đường tuổi đi qua khu vực 75-90% của tiêu chí đó.

Các yếu tố cần xem xét lại kết quả:

  • Sau khi kiểm tra lại, kết quả là nghi ngờ hoặc không thể kết luận
  • Số tiêu chí cho kết quả là dấu hiệu nguy cơ và chậm phát triển
  • Lịch sử kiểm tra, khám sức khỏe
  • Những nguồn thông tin có thể xem xét

Tuy nhiên, để trẻ được thực hiện bài test Denver II, hầu hết ba mẹ sẽ cảm thấy khó khăn để hiểu, thực hiện và đánh giá sự phát triển của con tại nhà. Hiểu được điều đó, POH đã phát triển hệ thống bài test chi tiết cho con yêu qua từng tháng (đối với trẻ 0-12 tháng tuổi) dựa trên cơ sở bài test Denver II. Đây là giải pháp giúp mẹ hiểu con và theo sát từng bước phát triển của con yêu.

Mời ba mẹ tham gia đánh giá sự phát triển của con yêu tại: https://poh.vn/danh-gia-su-phat-trien-cua-tre-qua-tung-thang-tuoi-0-12-thang

Nguồn tham khảo: Developmental Screening test (Denver II - Overview), Dr.Azad A Haleen AL.Mezori - DCH, FIBMS lecturer, University Of Duhok, Faculty of Medical Science, School of Medicine - Pediatrics Department, 2015

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo