The wonder week - Thời kỳ khó ở của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Rất nhiều mẹ đã biết đến “Wonder week” hay “tuần khủng hoảng”. Vậy mẹ đã hiểu rõ về những cơn “khủng hoảng” bất thường này của trẻ chưa? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây để biết cách “đối mặt với bão khủng hoảng” mỗi tuần wonder week mẹ nhé!

 

 

1. Wonder week là gì?

Wonder week (ww) là các tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của bé. Trong những tuần này trẻ sẽ có bước phát triển nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Và sự khủng hoảng (hay còn gọi là bão) là khởi đầu để bé học hỏi các kỹ năng hoặc chuẩn bị cho bước phát triển mới. 

>> Tuần khủng hoảng - Tuần của những điều kì diệu

tuan-khung-hoang-the-wonder-weekThe wonder week - thời kỳ khủng hoảng khiến trẻ cáu gắt, khó chịu

Trong thời gian khủng hoảng, trẻ thường có những biểu hiện khác lạ và tâm trạng buồn bực, có thể dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, cáu gắt, khó chịu, bám mẹ và khiến lịch sinh hoạt trở nên lộn xộn.

Hết giai đoạn khủng hoảng, trẻ sẽ học được kỹ năng mới hoặc nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Lúc này mọi thứ dần trở lại bình thường, trẻ sẽ dễ tính trở lại và ăn ngủ ngoan như bình thường.

Ví dụ:

Bé A 2.5 tháng tuổi, bé đang tập lẫy, cả tuần bé chẳng ăn chẳng ngủ, chỉ mải lẫy, tập chưa được thì khóc ré lên đòi mẹ, thỉnh thoảng bé lại cáu kỉnh. 10 ngày sau bé lẫy được thành thạo, bé lại vui vẻ, ăn ngủ như bình thường.

Khoảng thời gian từ 2.5 tháng đến 3 tháng tuổi chính là tuần "bão tố", còn thời gian 3 tháng tuổi được gọi là tuần "nắng đẹp" , hai thời gian này gộp lại thành "Tuần phát triển kỹ năng và tinh thần". Như vậy có thể dự đoán rằng khi bé học lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói thì bé sẽ rơi vào WW.

Theo sách, có 10 kỳ ww rải rác trong 2 năm đầu đời của các bé, trong mỗi kỳ ww sẽ có 2 giai đoạn: STORM (BÃO TỐ) và SUNNY (NẮNG ĐẸP). Nhưng nhiều em bé có thêm một kỳ ww thứ 11 vào thời gian học kỹ năng nói dài. 

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Wonder week tính theo ngày nào?

 

 

2. Các biểu hiện chung của trẻ trong wonder week

Tùy vào từng thời kỳ wonder week mà con sẽ có biểu hiện khác nhau. Các bé cũng sẽ bước vào wonder week của mình với các biểu hiện khác nhau. Dưới đây chỉ là những dấu hiệu thường xuất hiện của các bạn bé. Có bé sẽ có tất cả các biểu hiện này, có bé chỉ có một vài biểu hiện dưới đây:

  • Quấy khóc cả ngày.
  • Đang ngủ ngon dậy khóc, càng dỗ càng khóc to và dường như không có cách gì để bé dừng khóc. (Trước đó ngủ rất thẳng giấc và ngủ sâu).
  • Chán ăn, bỏ ăn, ăn ít (trước đó đang ăn rất tốt).
  • Đòi bế cả ngày, bám mẹ nhiều hơn.
  • Nhút nhát hơn, sợ người lạ.
  • Tỏ ra ghen tị.
  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, đang vui có thể ngay lập tức khóc, đang khóc vui luôn.
  • Mút tay nhiều, thích ôm ấp 1 món đồ quen thuộc nhiều hơn.

Đối với các bé lớn (trên 1 tuổi), có thể có nhiều hành động “trở lại tuổi thơ”, ví dụ như đã biết đi tự dưng lại thích bò, đã biết xúc lại bỏ xúc đòi bốc tay, đã cai sữa tự dưng lại ra mò ti đòi bú.

3. Bảng thời gian wonder week của trẻ 0-24 tháng tuổi - Các mốc wonder week

Bảng thời gian wonder week của trẻ 0-24 tháng tuổiLịch khủng hoảng chung của trẻ 0-24 tháng tuổi

Các mốc wonder week cụ thể theo tuần tuổi

Wonder week 1: Trong khoảng từ 4 ½ tuần – 5 ½ tuần

Cơn bão số 1 (ww5) đến khi trẻ bắt đầu có sự phát triển về giác quan. Sau khi đầy tháng, các mẹ rỉ tai nhau rằng trẻ sẽ quấy khó hơn bình thường. Sự trao đổi chất của trẻ bắt đầu phát triển và đặc biệt mạnh mẽ vào tuần tuổi thứ 5.

Sau cơn bão này trẻ sẽ quan sát mọi vật chăm chú hơn và muốn được chạm vào mọi vật. Trẻ cũng nở nụ cười đầu tiên và nhạy cảm hơn với mùi hương, đặc biệt là mùi hương của mẹ.

Wonder week 2: Trong khoảng 7 ½ tuần – 9 tuần

Cơn bão số 2 (ww8) đến vào khoảng 7 tuần rưỡi đến 9 tuần tuổi. Kỹ năng trẻ học được sau ww này là kiểm soát đầu, giữ đầu ổn định hơn. Trẻ cũng biết quay đầu về phía âm thanh, tỏ ra thích thú với đồ chơi và bắt đầu khám phá cơ thể mình. Em bé cũng bắt đầu biết làm ra những âm thanh gầm gửi nhỏ. 

Wonder week 3: Trong khoảng 11 ½ -12 ½ tuần

Đây chính là cơn bão đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên của trẻ. Mẹ sẽ khá vất vả với những này con bỏ ăn hoặc những đêm không ngủ vì con quấy khóc.

Sau ww12 này, trẻ sẽ học được những kỹ năng vận động thô và sự phát triển giác quan đáng kể. Con sẽ biết lẫy, lật sấp và lật ngửa, ngóc đầu lên. Trẻ cũng nghe những âm thanh với cao độ khác nhau và cười nhiều hơn. 

Wonder week 4: Trong khoảng 14 ½ -19 ½ tuần

Sau ww19 này trẻ sẽ biết cách đưa tay vào miệng mút và cầm nắm đồ vật trong tầm với nhét vào miệng. Trẻ cũng đã nhận ra và nhìn theo bố mẹ. Khi bú no trẻ biết tự đẩy núm ti ra.

Wonder week 5:  Trong khoảng 22 ½ -26 ½ tuần

Cơn bão số 5 (ww26) đến là lúc trẻ học kỹ năng cầm nắm, ngồi dậy và nhổm người. Đồng thời kỹ năng xác định khoảng cách được phát triển. Con đã bắt đầu biết hét và cười rất tươi.

Wonder week 6:  Trong khoảng 33 ½ -37 ½ tuần

WW thứ 6 (ww37 tuần tuổi) là chìa khóa để trẻ học cách phân loại và chia nhóm các đồ vật dựa trên những điều khác nhau. Sau khi bão số 6 này đi qua, mẹ sẽ nhận thấy trẻ có dấu hiệu hiểu một số từ, biết bắt chước người khác, thể hiện tâm trạng của mình. Trẻ cũng thích chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo. Trẻ bắt đầu tập một kỹ năng vận động thô quan trọng: kỹ năng bò.

Wonder week 7:  Trong khoảng 41 ½ -46 ½ tuần

Sau ww46 tuần, trẻ bắt đầu hiểu khái niệm trình tự. Con sẽ bắt đầu nói những từ đơn và trả lời câu hỏi ngắn. Trẻ cũng có khả năng chỉ vào đồ vật mình muốn và chơi xếp chồng đồ vật.

Wonder week 8: Trong khoảng 50 ½ -54 ½ tuần

Sau cơn bão số 8 (ww55) trẻ sẽ phát triển kỹ năng đi vịn hoặc có trẻ đã đi vững. Con thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ và tự mặc hoặc cởi quần áo.

Wonder week 9:  Trong khoảng 59 ½ -61 ½ tuần

Tại ww64 Bé đã lớn lên đáng kể. Con bắt đầu biết pha trò, làm nũng với mẹ và còn nịnh mẹ nữa đó. Trẻ lúc này đã biết bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.

Wonder week 10: Trong khoảng 70 ½ – ½ 76 tuần

Kết thúc ww75 trẻ đã gần 20 tháng tuổi. Con đã đi vững và có thể chạy nhảy tốt. Trẻ đã biết xâu chuỗi các sự kiện và thay đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh. 

Cảm xúc của trẻ cũng có nhiều biến đổi. Con xuất hiện cảm giác đồng cảm và giảm bớt sự ích kỷ. Kỹ năng ngôn ngữ của con cũng không ngừng phát triển.

Bảng mô tả lịch các kỳ wonder week chỉ mang tính chất tham khảo vì không phải bé nào cũng đúng giống lịch. Các mẹ dựa chủ yếu vào biểu hiện của bé rồi mới đối chiếu với lịch để xem con có khả năng rơi vào kỳ wonder week không. Nhiều bé có thể rơi vào ww sớm hoặc trễ hơn so với lịch.

Lưu ý: Nhiều em bé không thể hiện ra kỹ năng vượt trội nào sau bão, mẹ chỉ nhận thấy con ngoan hơn và quay lại nhịp sinh hoạt bình thường. Việc các bé có học được kỹ năng sau ww hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc em bé có được tạo điều kiện để phát huy hay không. Thực ra có nhiều trường hợp các con học được kỹ năng từ ww đầu nhưng phải đến ww2 hoặc ww3 mới thể hiện. Ba mẹ không nên lo lắng vì điều này!

 

 

4. Tại sao thời kỳ phát triển wonder week trẻ lại khó chịu?

Mẹ có thắc mắc tại sao thời kỳ phát triển mà trẻ lại khó chịu vậy? Thật ra lý do rất đơn giản.

Ví dụ như khi bạn đang tập trung vào một điều gì đó như xem một bộ phim hay cấn hay một cuốn tiểu thuyết sướt mướt bạn sẽ cảm thấy thế nào? Chắc hẳn mẹ sẽ muốn nhanh chóng theo dõi hết để biết được kết quả của câu chuyện là như thế nào? Thâm chí ham mê tới bỏ ăn bỏ ngủ. Lúc đó nếu có ai làm phiền chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là bực mình cáu gắt đúng không nào?

Em bé của mẹ cũng vậy. Thời kỳ bão tố là lúc bé đang chăm chỉ học và luyện tập kỹ năng mới. Bé sẽ rất tập trung chăm trú, cần mẫn và kiên trì để học được “tuyệt chiêu” mới.

Thế nên bé bỏ ăn bỏ ngủ để luyện, đang đêm ngủ ngon tỉnh giấc nhớ ra chưa luyện xong kỹ năng buồn quá...khóc...Luyện mãi mà chưa được thì trẻ giận dỗi, bực bội và trở nên cáu gắt. Lúc đó nếu ba mẹ và những người chăm sóc không hiểu con lại lao vào la hét, quát mắng hoặc ngồi ép ăn ép bú ép ngủ vì lo.

Tệ hơn là đưa bé đi bác sĩ để biết con bị làm sao. Những việc làm đó lại vô tình cản trở quá trình tập luyện kỹ năng của trẻ.

Và tất nhiên khi luyện mãi không được, con sẽ buồn và cảm thấy thất vọng. Con cần một nơi để nương tựa vào, để chia sẻ, động viên và khích lệ con. Và người con tin tưởng nhất chính là MẸ. Đó là lý do vì sao trẻ nhõng nhẽo, bám mẹ vào những ngày bão.

5. Ba mẹ nên làm gì ở tuần wonder week?

Lý thuyết thì rất nhiều nhưng kinh nghiệm kinh điển nhất là cứ để con làm những gì mình muốn chứ đừng can thiệp quá sâu hoặc xen vào quá trình luyện kỹ năng của con.

  • Đang ngủ dậy khóc: Hãy để cho con được khó, khóc cho đã đi, rồi mẹ hãy lại gần vỗ về bé. Mẹ có đến ngay khi con khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì.
  • Chán ăn, ăn ít, lười bú: Hết kỳ ww các bé sẽ ăn bù. Ba mẹ không cần quá lo lắng
  • Nhõng nhẽo, ăn vạ: Mẹ cứ để bạn bé được khóc
  • Về cơ bản ba mẹ không can thiệp sâu nhưng cũng có vài mẹo nho nhỏ:
  • Đầu tiên là nên cho các bạn bé đi ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 - 45 phút.
  • Cắt đi 1 giấc ngày (áp dụng với tuần 12 - 26 hoặc 37 - 55 hoặc 64). Vì trong những giai đoạn này trẻ muốn cắt ngủ ngày, tức là giảm số lượng và thời gian các giấc ngủ ban ngày lại. Vậy nên ba mẹ cứ chiều theo nhu cầu của con.
  • KHÔNG ÉP CON ĂN, đừng biến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ chỉ cần đợi đến lúc con ĐÓI con ĐÒI thì mẹ cho ăn là được.
  • Quan tâm con nhiều hơn, cùng chơi các trò chơi để luyện tập các kĩ năng con đang học.
  • Khi bé quấy khóc, mẹ có thể giúp bé quên đi sự khó chịu bằng cách cho bé thực hiện hoạt động bé thích nhất, mát xa cho bé, cho bé đi ra ngoài chơi, nghịch nước.
  • Cho đi chơi, cho hoạt động càng nhiều càng tốt. Những trò chơi sẽ giúp trẻ quên buồn bực. Trong khi đó hoạt động nhiều sẽ làm trẻ “mệt”, và khi mệt quá con sẽ lăn ra ngủ say, không có sức dậy để gào thét và nhõng nhẽo.
  • Học cách chịu đựng tiếng khóc của con. Nhiều mẹ con hơi khóc một tẹo là đã chạy lại vội vã dỗ dành, ôm ấp và làm đủ trò để con không khóc. Nhưng thực ra mẹ nên để con được khóc, được giải tỏa sự khó chịu, bức xúc và ấm ức trong người. 
  • Cuối cùng là cách hiệu quả nhất, đó là HỖ TRỢ BÉ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TINH THẦN. Vì tuần khủng hoảng là tuần phát triển kỹ năng tinh thần của trẻ mà.

Với POH Acti, mẹ có thể "đi trước đón đầu" các giai đoạn phát triển kỹ năng của trẻ, xem sắp tới giai đoạn này con đang chuẩn bị học kỹ năng gì? Con có đang chuẩn bị cho giai đoạn 'nhạy cảm' với lẫy, hay bò, hay muốn ngồi, hay tập đi... hay không?

Sau đó POH Acti sẽ đưa ra bài thực hành chi tiết cho từng bé, từ đó giúp bé hoàn thiện kỹ năng trẻ muốn học nhang chóng, giúp tuần khủng hoảng sớm kết thúc. Từ đó tuần khủng hoảng sẽ chính xác là tuần phát triển nhảy vọt về kỹ năng và não bộ. 

Giúp con vượt tuần khủng hoảng trong quá trình khám phá thế giới này cùng POH Acti ba mẹ nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo