Những lưu ý để tránh sảy thai

đăng bởi

 

Trong thai kỳ, không ai muốn nhắc đến hai từ sảy thai vì đây chính là nỗi sợ và gây đau đớn cho người làm mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng tránh được hiện tượng không may mắn này. Khảo sát cho thấy có tới 98% các ca sảy thai xảy ra trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Sảy thai và cách phòng tránh là một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Sảy thai và cách phòng tránh là một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Vậy làm thế nào để phòng tránh sảy thai trong 3 tháng đầu, và phòng tránh sảy thai liên tiếp đối với một số các mẹ bầu gặp phải trường hợp này.

Hãy cùng POH tìm hiểu bài viết ngày hôm nay để có nhiều kiến thức bổ ích về hiện tượng sảy thai, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh để mẹ có một thai kỳ thật vui vẻ và hạnh phúc nhé.

Sảy thai là gì?

Sảy thai là hiện tượng kết thúc thai kỳ sớm, khi đó thai nhi không còn khả năng sống sót trong bụng mẹ và được đào thải ra khỏi cơ thể người mẹ.

Thông thường, hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở thời kỳ đầu của thai kỳ, khi đó nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu là tương đối cao hơn so với các giai đoạn khác. Chính vì vậy, các mẹ nên chú ý để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Sảy thai không chỉ là mất mát lớn về mặt tinh thần đối với những người làm cha làm mẹ mà còn khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người mẹ.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Hỏi đáp - Sảy thai và những vấn đề liên quan

 

Những nguyên nhân sảy thai phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai ở các mẹ bầu, trong đó bao gồm:

Rối loạn trong cơ thể người mẹ

Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là nguyên nhân gây sảy thai

Người mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể, tử cung bất thường, nhiễm trùng vùng kín, đa nang buồng trứng. Khi trứng hoặc tinh trùng bị lỗi, thì các nhiễm sắc thể không thể khớp với nhau theo đúng quy cách, dẫn đến hiện tượng kết thúc thai kỳ sớm hay còn gọi là sảy thai.

Độ tuổi mang thai

Nguy cơ sảy thai tỷ lệ thuận với độ tuổi của người mẹ. Theo đó việc mang thai ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ sảy thai sẽ càng lớn. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35, việc giữ được thai nhi cũng là điều khó khăn hơn các mẹ khác.

Có tiền sử sảy thai

Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai cũng sẽ dễ có nguy cơ sảy thai ở lần mang thai kế tiếp hơn những mẹ thông thường. Chính vì vậy, các mẹ ở trường hợp này nên đặc biệt chú ý đến việc phòng tránh sảy thai hơn.

Va chạm, sang chấn mạnh

Mẹ bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn khi gặp phải những sang chấn manh như ngã xe, ngã cầu thang, bị tai nạn giao thông,… hay hoạt động quá mạnh, lao động nặng nhọc. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sảy thai 3 tháng giữa hay gặp ở các mẹ.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý như mẹ bầu ăn uống thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con yêu, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, … có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.

Việc thiếu máu và thiếu axit folic là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai ở con yêu.

Cùng với canxi thì sắt và axit folic là những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết khi nào nên bổ sung các dưỡng chất trên và bổ sung như thế nào cho thích hợp. Hiểu được vấn đề đó, POH xin mời các mẹ hãy cùng tham khảo các bài viết Bổ sung canxi trong thai kỳ, Bổ sung sắt trong thai kỳBổ sung axit folic trong thai kỳ để có thêm những kiến thức thật bổ ích và giúp cho thai nhi phát triển một cách toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể gây sảy thai

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể gây sảy thai

Vậy ăn gì dễ sảy thai nhất? Các chuyên gia về dinh dưỡng thai kỳ và thực tết các chị em cho thấy việc ăn quá nhiều một số thực phẩm như: nha đam, lá ngải cứu, đu đủ xanh, gan động vật trong suốt thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu.

Thai nhi bị nhiễm độc

Nguyên nhân thai nhi bị nhiễm độc là do môi trường sống của mẹ bầu có nhiều chất độc hại và do thói quen sinh hoạt không khoa học của người mẹ.

Một môi trường với nhiều khói thuốc, các hóa chất độc hại và việc người mẹ hút thuốc hay uống nhiều chất có hại cho cơ thể như cafein, cocain cũng làm tăng nguy cơ sảy thai hơn.

Những dấu hiệu sảy thai

Thông qua những thay đổi phổ biến ở cơ thể mà người mẹ có thể nhận ra những dấu hiệu sảy thai một cách đơn giản. Những dấu hiệu này bao gồm:

- Mẹ mất đi cảm giác điển hình khi mang thai như ngực căng lên, ốm nghén, đi tiểu nhiều lần,…

- Chảy máu âm đạo một cách bất thường

- Xuất hiện nhiều dịch âm đạo và có mùi khó chịu

- Chuột rút nhẹ xảy ra thường xuyên

- Đau bụng dưới hoặc đau lưng.

- Cảm nhận những cơn co thắt ở xương chậu

Đau bụng dưới là dấu hiệu sảy thai mẹ nên chú ý

Đau bụng dưới là dấu hiệu sảy thai mẹ nên chú ý

Không phải tất cả các mẹ bầu đều gặp phải những dấu hiệu sảy thai trên, cũng có những trường hợp mẹ không hề có biểu hiện nào bất thường. Vì vậy việc siêu âm và khám thai định kỳ cũng giúp mẹ phát hiện tình trạng này sớm hơn.

Cách xử lý khi gặp dấu hiệu sảy thai

Khi gặp phải các dấu hiệu sảy thai trên, tốt hơn hết mẹ nên nhờ người nhà đưa đến các cơ sở y tế khám bệnh để được bác sỹ đưa ra lời khuyên hay kê đơn thuốc sớm nhất.

Khi việc sảy thai đã hoàn tất, mẹ không thể làm gì khác thì việc nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để lấy lại tinh thần và sức khỏe là điều cần thiết. Như vậy mẹ mới có thể chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.

Khi quá trình sảy thai chưa hoàn tất thì mẹ cần bổ sung tiền liệt tuyến tố_ loại hormone tạo ra sự co thắt để hoàn thành quá trình sổ nhau. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ và tìm mua để uống loại hormone này.

Trong trường hợp xảy thai khi thai nhi đã lớn, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng xuất huyết nhiều. Do đó, mẹ nên đến nhờ bác sỹ tiến hành sổ nhau càng sớm càng tốt.

Cách phòng tránh sảy thai

Hãy cùng POH tìm hiểu những cách phòng tránh sảy thai hiệu quả nhất dưới đây nhé:

Chế độ dinh dưỡng

Vậy mẹ bầu nên ăn gì để tránh sảy thai? Các mẹ đều biết chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và sự phát triển của con yêu. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ và nuôi dưỡng con yêu.

Bà bầu ăn gì để tránh sảy thai

Bà bầu ăn gì để tránh sảy thai?

Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin và axit folic_được coi là các loại thực phẩm giữ thai hiệu quả nhất.

Đồng thời, mẹ bầu không nên hút thuốc lá và tuyệt tránh xa các loại đồ uống chứa caffeine và cồn như rượu, bia, cà phê vì đây được coi là những tác nhân gây tình trạng sảy thai, thai nhi bị dị tật, …

Vận động hợp lý

Việc vận động hợp lý trong thai kỳ cũng là điều vô cùng quan trọng giúp mẹ duy trì thể trạng sức khỏe, và tinh thần thoải mái để con yêu được phát triển tốt nhất trong bụng mẹ.

Mẹ bầu có thể rủ chồng cùng đi dạo, đi bộ nhẹ nhàng hay chọn cho mình những bài tập yoga phù hợp, dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Mẹ cũng chú ý tránh việc vận động quá mạnh hay làm những công việc đòi hỏi nhiều thể lực. Tốt hơn hết những công việc nặng mẹ nên nhờ chồng và người thân làm giúp để mình có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi.

Duy trì tâm trạng thoải mái, thư giãn

Khó tránh khỏi những lo âu, suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền trong thai kỳ. Tuy nhiên đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ bị sảy thai tăng cao.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải cố gắng giảm thiểu những lo lắng, bất an trong thai kỳ, chọn cho mình những hoạt động giúp thư giãn như nghe nhạc, đi dạo,…

Mẹ bầu vui vẻ để con yêu phát triển tốt nhất

Mẹ bầu vui vẻ để con yêu phát triển tốt nhất

Khi gặp bất kỳ khó khăn gì, mẹ cũng nên tâm sự cùng chồng, bạn bè để cảm thấy thoải mái hơn. Các thành viên trong gia đình cũng nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và tâm trạng bà bầu trong thai kỳ hơn nữa.

Duy trì cân nặng hợp lý

Thực tế cho thấy việc tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể làm tăng cao nguy cơ sảy thai. Do đó, để ngừa nguy cơ này mẹ hãy chọn cho mình chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi sao cho dinh dưỡng đầy đủ để kiểm soát cân nặng một cách hợp lý nhé.

 

 

Tránh xoa bụng bầu quá nhiều

Xoa bụng quá nhiều đặc biệt ở giai đoạn 12 tuần đầu mang thai có thể gây nên những cơn co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị sảy thai hơn. Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, xoa bụng nhiều lại có thể khiến mẹ bị sinh non.

Do đó bà bầu chỉ nên xoa bụng thật nhẹ nhàng và không xoa nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, với người có tiền sử bị sảy thai thì nên tránh hoàn toàn hoạt động này.

Mặc trang phục phù hợp

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên chọn mặc những loại quần áo thoáng mái, vừa vặn, thoải mái. Mẹ không nên mặc quần áo quá chật, gây sức ép lên bụng bầu, đồng thời tránh đi giày cao gót trong thai kỳ vì những trang phục này sẽ khiến mẹ đi lại khó khăn hơn, nguy cơ sảy thai cũng cao hơn.

Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái trong thai kỳ

Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái trong thai kỳ

Khám thai định kỳ

Việc khám thai định kỳ giúp mẹ biết được sự phát triển của con yêu, con yêu có đang phát triển mạnh khỏe hay không và sớm phát hiện những triệu chứng bất thường gây sảy thai.

Chính vì vậy, mẹ nên khám thai định kỳ và hỏi ý kiến bác sỹ cho những lần hẹn tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về hiện tượng sảy thai, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh. POH hi vọng đem đến những kiến thức bổ ích cho các mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ thai nhi phát triển toàn diện.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti