Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

đăng bởi Nguyễn Khải

23-26 tuần tuổi là giai đoạn phát sinh nhiều bước ngoặt mới đối với mẹ và bé. Lúc này bé phải chịu nhiều đợt rấm rứt vì “cô tiên răng” ghé thăm. Mẹ thì sắp hết thời gian nghỉ sinh và chuẩn bị đi làm trở lại với tình trạng ngổn ngang bộn bề.

Bé cũng có thể đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Ăn dặm theo phương pháp nào? Bé có hợp tác hay không? Những truyền thuyết do bà nội, bà ngoại kể lại khiến cho bộ phim kinh dị “Ăn dặm là cả một cuộc chiến” bùng nổ công chiếu? 

Bởi vậy chẳng cần đến Wonder week 26 thì mọi chuyện đã đủ rối tung lên rồi. Mẹ hãy tìm hiểu tất tần tật về WW26, về nguồn cơn, về cách hỗ trợ để cùng con vượt qua giai đoạn bế tắc này sớm nhất có thể nhé.

 

 

1. Wonder week 26 là gì?

Wonder week 26 hay tuần khủng hoảng 26 là bước nhảy vọt thứ 5 trong quá trình phát triển về tinh thần mà mọi đứa trẻ đều trải qua trong hai mươi tháng đầu đời. 

Kỹ năng vận động, giao tiếp, giác quan của bé tiếp tục được củng cố và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu nhận thức được mối quan hệ giữa các vật xung quanh, giữa các âm thanh và cảm giác với nhau, giữa những bộ phận trong cơ thể… và phản ứng lại với những phát hiện mới mẻ này. 

Biểu hiện đặc trưng nhất của giai đoạn này là việc mẹ bám mẹ không rời và trở nên vô cùng nhặng xị khi mẹ chuẩn bị rời đi. Nhận thức được mối quan hệ giữa các vật về không gian cũng có nghĩa là bé nhận ra khoảng cách giữa mẹ và bé.

Việc khám phá ra mẹ có thể đi nhanh hơn và đi xa khỏi bé rất đáng sợ đối với bé trong khi bé chẳng thể làm gì để ngăn điều đó lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ bận rộn với bé hơn, nhiều vấn đề cần lưu ý hơn so với các giai đoạn trước đây.

Nếu nuôi con theo EASY thì hiện tại bé đã chuẩn bị lên lịch EASY 2-3-4 chuẩn.

Mời mẹ tham khảo thêm: Wonder week 37 tuần tuổi – Bé học cách phân loại

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Wonder week 26 đánh dấu cột mốc phát triển của trẻ

2. Wonder week 26 bắt đầu khi nào?

Wonder week 26 xảy đến vào khoảng tuần tuổi từ 23-26. Mẹ cần lưu ý cách tính tuổi của con theo tuần. Thời điểm bắt đầu tính wonder week cho bé là ngày dự sinh, không phải ngày bé chào đời. 

Ví dụ đơn giản như sau: Nếu bé dự sinh vào ngày 30/10 nhưng chào đời vào ngày 05/10 thì mẹ sẽ tính tuần tuổi cho bé từ ngày dự sinh là ngày 30/10.

>> Cách tính Wonder Week

3. Wonder week 26 biểu hiện như thế nào? 

Dưới đây là một số biểu hiện của tuần khủng hoảng 26:

  • Bé muốn ở bên mẹ mọi lúc
  • Bé quấy khóc nhiều hơn bình thường. Con có khi phản kháng những việc đã thành thói quen như: thay bỉm, mặc quần áo.
  • Bé khó ngủ, khóc đêm: hầu hết các bé đều khó ngủ hoặc thức dậy sớm hơn. Một số bé không muốn ngủ ngày. Một số bé không muốn ngủ đêm. Một số bé còn không muốn ngủ cả ngày lẫn đêm.
  • Con có thể gặp “ác mộng”: Con trăn trở  và giật mình trong giấc ngủ như đang gặp ác mộng vậy.
  • Bé ăn không ngon miệng: Cho dù bé có xu hướng đòi ngậm ti nhiều hơn nhưng mẹ có thể nhận thấy bé gần như không có nhu cầu ăn. Đôi khi bé bỏ bữa và nhất định không chịu ăn.
  • Bé tỏ ra xấu hổ khi tiếp xúc với người lạ: Thậm chí bé không chấp nhận bất cứ ai nhìn, nói chuyện hay chạm vào bé ngoài trừ mẹ!
  • mút ngón tay thường xuyên hơn.
  • Có những lúc bé chẳng buồn nhặng xị, nhõng nhẽo mà trầm hơn, kém hoạt bát hơn. Đôi khi mẹ bắt gặp bé nằm im nhìn lơ đãng vào khoảng không.

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Mẹ để ý những biểu hiện khi bé bước sang Wonder week 26 nhé!

4. Wonder week 26 kéo dài bao lâu?

Giống như các giai đoạn trước. Không có câu trả lời cố định cho việc bao lâu tuần khủng hoảng 26 mới kết thúc. Bởi vì mỗi em bé có tốc độ học kỹ năng mới khác nhau. Cho dù giai đoạn khó ở lần này có vẻ dài hơn nhiều so với trước đây nhưng có bé chỉ khó ở trong 1 tuần, có bé lại kéo dài tới 6 tuần đằng đẵng. 

Mẹ hãy kiên nhẫn một chút nhé. Nếu mẹ để ý quan sát, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra khoảng thời gian “khó ở” của bé đã kết thúc khi bé xuất hiện những kỹ năng mới như dưới đây nhé.

5. Sau tuần khủng hoảng 26 con phát triển kỹ năng gì mới?

Một số kỹ năng mới phát triển sau wonder week 26 của bé:

Mẹ không còn thoải mái mặc định là bé vẫn ở yên một chỗ nữa mà lúc này, dù biết trườn bò hay chưa thì bé cũng có xu hướng tìm cách dịch chuyển cơ thể. Bé nhận ra mối quan hệ giữa các vật về không gian, hay khoảng cách giữa chúng. Bé cũng nhận ra mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể để cùng điều phối hoạt động để tạo ra các kỹ năng vận động mới. Bé cũng có thể hiểu được mối liên hệ giữa hành động này với hành động kia như bấm công tắc thì đèn sẽ sáng, bấm điều khiển từ xa thì tivi sẽ phát ra âm thanh và hình ảnh…

Sau đây là một số biểu hiện mẹ có thể dễ dàng nhận thấy. Tuy vây, em bé của mẹ thích thú với kiểu quan hệ nào thì sẽ tập trung khám phá và luyện tập những kỹ năng đó. Vì vậy có thể mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện này và không có biểu hiện kia và các kỹ năng của bé sẽ xuất hiện và hoàn thành dần dần theo thời gian.

Kỹ năng vận động xuất hiện sau ww26: 

  • Trườn chéo chi thành thạo
  • Một số bé có thể lùi hoặc bò về phía trước
  • Có thể tự ngồi dậy khi đang nằm
  • Có thể tự đứng dậy
  • Bám và đi men
  • Bám và đẩy một chiếc hộp hoặc ghế ăn đi một đoạn
  • Có thể cầm đồ chơi bằng cả hai tay để khám phá
  • Cho đồ chơi vào hoặc lấy đồ chơi ra khỏi rô
  • Dốc ngược hộp hoặc rổ để đổ hết đồ chơi ra ngoài
  • Nhấc thảm lên để ngó phía bên dưới

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Bé phát triển những kỹ năng gì ở Wonder week 26?

Kỹ năng quan sát xuất hiện sau tuần khủng hoảng 26:

  • Quan sát hoạt động của người lớn
  • Thích thú quan sát hình ảnh các con vật trong sách tranh

Ngôn ngữ xuất hiện sau ww tuần 26:

  • Kết nối được hành động và lời nói đơn giản
  • Chăm chú lắng nghe mẹ giải thích, mô tả
  • Thích nghe tiếng các con vật khi xem sách tranh về chúng
  • Lắng nghe các âm thanh do mình tạo ra như lắc chuông, đập tay vào mặt phẳng

Khả năng nhận thức xuất hiện sau ww tuần 26:

  • Khám phá cơ thể của mình, thích thú khi được mẹ chỉ và gọi tên các bộ phận trên cơ thể
  • Bắt chước được một số điệu bộ và kết nối được với lời nói như vẫy tay chào tạm biệt, vỗ tay… khi được yêu cầu

Cảm xúc – Xã hội xuất hiện sau wonder week tuần 26:

  • Phản đối khi mẹ rời đi, lắc đầu khi không đồng ý

Phát triển cá nhân xuất hiện sau tuần khủng hoảng 26:

  • Chọn sách để xem, chọn đồ chơi để chơi

 

 

6. Trải nghiệm Wonder week 26 của mẹ

Bế tắc gần như là tâm trạng chủ đạo của mẹ khi bé vào ww26. Nhiều khi mẹ chỉ đơn giản là đi vào phòng vệ sinh thôi mà tình hình nghiêm trọng cứ như thể mẹ đi ra nước ngoài luôn rồi. Lúc này việc bám mẹ không chỉ là muốn mẹ chơi cùng, muốn mẹ chú ý nữa mà còn là sự cấp thiết kiểu như không có mẹ ở đó là cơ thể bé bật chế độ báo động nguy hiểm ở mức độ cao nhất vậy! 

Thậm chí có lúc bé khóc lóc vật vã chỉ để được ngồi trên đùi mẹ, ngay khi đạt được rồi bé lại trườn xuống để tiếp tục háo hức khám phá đồ chơi. Và mẹ thì còn một núi việc đang chờ. Mẹ cũng sắp hết thời gian nghỉ sinh mất rồi, mẹ còn bao nhiêu việc cần phải chuẩn bị. 

Cái đuôi nhỏ không chỉ bám mẹ ban ngày mà còn đeo trên người mẹ vào ban đêm và khóc lóc từ nỉ non rấm rứt đến vật vã không sao xoa dịu được. Mẹ trở nên căng thẳng và mệt mỏi tưởng như không có lúc nào trong ngày để giải tỏa áp lực, kéo chùng mọi thứ xuống một chút.

Tuần khủng hoảng 26 cũng cũng trùng thời gian bé bứt rứt vì mọc răng. Combo khủng hoảng tuần 26 – mọc răng lập tức trở thành nỗi ám ảnh khó quên.

Một số em bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Đây cũng là một bước ngoặt với cả mẹ và bé. Ăn dặm theo phương pháp nào, bé có hợp tác hay không và những truyền thuyết do bà nội, bà ngoại kể lại khiến cho bộ phim kinh dị “Ăn dặm là cả một cuộc chiến” bùng nổ công chiếu. Mẹ có thể tham khảo tất tần tật về ăn dặm tại: Ăn dặm và tất cả những kiến thức mẹ cần biết.

Khi mọi chuyện trở nên mất kiểm soát, mẹ chỉ cần nhớ rằng sau những ngày giông bão là những ngày nắng đẹp. Em bé sẽ không bé bỏng mãi và những khó chịu này là để con từng bước lớn lên. Cách duy nhất mẹ có thể làm bây giờ là tập trung hỗ trợ con hoàn thành kỹ năng mới.

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Trải nghiệm Wonder week 26 của mẹ như thế nào?

7. Mẹ nên làm gì khi nhận ra các dấu hiệu của Wonder week 26?

Mẹ giải quyết lo sợ xa cách

- Mẹ cần thực sự hiện diện bên con: Đây là lưu ý quan trọng nhất trong việc tương tác với trẻ. Mẹ có thể ở bên bé cả ngày lẫn đêm nhưng không đồng nghĩa với việc mẹ thực sự hiện diện bên bé. Chẳng hạn khi mẹ vừa chơi cùng con và vừa gọi điện thoại thì cũng có nghĩa mẹ đang hiện diện ở nơi khác rồi. Có thể mẹ không cần ở cạnh bé 24/7 nhưng mỗi khi ở bên bé, mẹ toàn tâm toàn ý tập trung vào bé thì bé cũng sẽ hiểu được rằng mình có ý nghĩa rất quan trọng với mẹ.

- Mẹ tạo thói quen nhất quán để bé biết rằng mẹ sẽ quay trở lại: 

Mẹ bắt đầu tập cho bé làm quen với việc không có mẹ bằng những việc nhà mà thời gian mẹ vắng mặt là ngắn nhất. Trước khi rời đi, mẹ luôn thông báo với bé bằng một câu chào nhất quán và sẽ trở lại ngay. Mẹ rời đi nhanh chóng và cũng trở lại nhanh chóng. Có thể ban đầu bé vẫn khóc lóc vật vã nhưng mẹ hãy kiên nhẫn. Dần dần bé sẽ nhận ra quy luật.  Khi nghe thấy câu nói này, bé hiểu rằng mẹ sắp rời đi và chắc chắn sẽ quay trở lại.

- Mẹ tập “bỏ đi”: Mẹ hỗ trợ bé bằng cho chơi ú òa, ban đầu là trốn sau chiếc gối cạnh con, rồi sau xa dần một chút, sau tủ, sau cánh cửa để bé làm quen. Khi bé biết bò, mẹ điều chỉnh tốc độ đi của mình cho phù hợp với con để bé bò theo và bé yên tâm rằng mình có thể kiểm soát được khoảng cách với mẹ.

- Mẹ thực hiện trình tự ngủ: Hầu hết các bé đều lo sợ phải tách khỏi mẹ vào ban đêm. Nếu bé chưa được thiết lập trình tự ngủ từ trước đó thì đây là lúc mẹ cần bắt tay vào thực hiện luôn và ngay. Trong đó, mẹ hạn chế những hoạt động gây kích thích cho bé và cố gắng tạo không khí bình yên, êm dịu nhất có thể để xoa dịu bé vào giấc ngủ.

Để được tư vấn chuyên sâu 1:1 ăn - ngủ giai đoạn này, mẹ có thể tham khảo POH Easy Two nhé! Chương trình cung cấp cho mẹ kiến thức tâm sinh lý giai đoạn ăn dặm, giúp con ăn ngoan, ăn tốt và ăn vui. Đồng thời giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm.

- Khi mẹ chuẩn bị đi làm trở lại

+ Cho bé thời gian để thích nghi: Mẹ cần sắp xếp thời gian để bé có thời gian làm quen trước với người trông trẻ và môi trường mới nếu có để tạo cảm giác an toàn cho bé. Mẹ cũng cần dặn dò và ghi chú cẩn thận cho nguwofi trông trẻ những lưu ý về thói quen của bé.

+ Luôn nói lời tạm biệt: Mẹ ôm bé tạm biệt trước khi đi, nhớ nói với bé mẹ sẽ đi đâu và bao giờ quay lại. Mẹ nói tình cảm, ngắn gọn rồi rời đi ngay tránh ngập ngừng và bịn rịn  do bé bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc của mẹ. Mẹ buồn bã và  khóc lóc thì con cũng sẽ buồn và khóc theo. Ngoài ra, mẹ lưu ý tuyệt đối tránh trốn bé khi rời đi bởi nhận thức non nớt của bé sẽ cảnh báo rằng mẹ sắp biến mất.

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Khủng hoảng xa cách rất dễ xảy ra trong Wonder week 26

Mẹ hỗ trợ bé kỹ năng vận động mới

Giúp bé tập bò: Mẹ có thể hỗ trợ kỹ năng bò cho bé từ sớm bằng các bài tập ở tư thế nằm sấp như sau:

  • Khuyến khích bé với tay để lấy đồ vật: Trong khi bé với lấy đồ chơi, bé biết rằng để lấy được đồ chơi, bé cần phải nghiêng người sang phía cánh tay vươn ra, cánh tay còn lại phải làm trụ cho cơ thể. Trong hành động đơn giản này, bé đang học cách chuyển trọng lượng cơ thể từ bên này sang bên kia. Và đó là một kỹ năng cần thiết khi bò.
  • Khuyến khích bé đẩy người về phía trước: Động tác đẩy người về phía trước giúp rèn luyện các cơ ở lưng và thúc đẩy bé phải dồn trọng tâm về cả tay và chân để chuẩn bị cho tư thế bò. Do đó mẹ hãy thu hút sự chú ý của bé bằng việc di chuyển một món đồ chơi yêu thích về phía trước
  • Hỗ trợ bé vào tư thế bò bằng bài tập với tấm khăn: Mẹ có thể giúp bé cảm nhận tư thế bò và tập giữ thăng bằng tại bài viết: Hỗ trợ bé tập bò của POH 

Không chỉ có bò, ở POH Acti mẹ còn được chia sẵn 69 mốc vận động thô, 9 mốc tập nói, 60 mốc vận động tinh... kèm bài tập đi kèm từng mốc cụ thể. Điều này giúp mẹ dễ dàng giáo dục từ sớm cho con mà còn giúp bé tránh được hiện tượng trốn lẫy, trốn bò, chậm đi, chậm nói… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, lâu dài. Từ đó giúp con mở rộng vùng khám phá, tăng cường liên kết các khớp nối thần kinh từ đó hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển toàn diện não bộ, vận động & ngôn ngữ… toàn diện & vượt trội!

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Mẹ hỗ trợ bé phát triển vận động

Giúp bé tập các động tác thăng bằng: 

Trò chơi đi máy bay: Mẹ cho bé nằm sấp trên cánh tay mẹ rồi bay khắp phòng. Chuyến bay bao gồm cả cất cánh, hạ cánh, rẽ trái, rẽ phải, tăng giảm độ cao, lượn vòng tròn và đi kèm cả tiếng vù vù minh họa. Đây sẽ là trò chơi không bao giờ chán với bé, chỉ sợ mẹ mỏi tay mà thôi!

Trò chơi trồng cây chuối: Mẹ cho bé ngồi áp vào ngực mẹ rồi từ từ cúi xuống để dốc ngược đầu bé hướng xuống sàn. Mẹ cần lưu ý về độ an toàn khi dốc ngược toàn bộ cơ thể bé. Có thể mới đầu một số em bé sẽ căng thẳng và lo sợ nhưng nếu mẹ làm đúng, đây sẽ là bài tập rất tốt cho hệ tiền đình của bé.

 

 

Mẹ tạo môi trường an toàn và phong phú để bé được tự do trải nghiệm

Một số bé đã có thể trườn rất nhanh và chuẩn bị học bò. Do vậy mẹ hãy sắp xếp lại ngôi nhà cho phù hợp với bé hơn. Mọi đồ vật nên được sắp xếp ngăn nắp, có trật tự để bé không bị rối. Với bé chẳng có gì là giới hạn trong thế giới thú vị này cả, nên những đồ vật không an toàn hoặc không muốn bé làm hỏng như phích nước, cốc thủy tinh… thì mẹ nên cất hẳn đi thay vì để bé nhìn thấy và ngăn cản bé khám phá. 

Mẹ có thể cung cấp một số món đồ chơi phù hợp với sự phát triển của bé giai đoạn này. Ví dụ một chiếc giỏ nhỏ chứa những món đồ chơi khác nhau để bé tha hồ khám phá, một vài quả bóng nhỏ vừa tay để bé tập ném và quan sát quả bóng lăn trên sàn như thế nào.

Giờ đi tắm cũng là khoảng thời gian thú vị để bé khám phá cơ thể, đùa nghịch với những đồ chơi nhà tắm và thử nghiệm với nước. Mẹ có thể cho bé tắm lâu hơn một chút, trò chuyện và cùng chơi với bé.

Nếu thời tiết cho phép, mẹ ưu tiên cho bé ra ngoài chơi để được nhìn ngắm các sự vật thực tế như ô tô, xe máy, cây cối… Vườn bách thú cũng là lựa chọn thú vị bởi bé bị hấp dẫn bởi các con vật và tiếng động thực tế của chúng.

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Bé cần môi trường an toàn để phát triển

Mẹ giúp bé phát triển ngôn ngữ 

Bé bắt đầu hiểu được mối liên hệ giữa đồ vật và từ vựng, giữa hành động và lời nói chỉ hành động. Bởi vậy hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho bé là điều rất quan trọng. 

Mẹ hãy giải thích ngắn gọn, từ tốn cho bé về những việc mẹ đang làm, về những đồ vật bé đang nhìn thấy và biến việc này trở thành thói quen của mẹ. Không chỉ vậy, mẹ hãy tạo cơ hội cho con được nhìn, cảm nhận, ngửi và nếm những gì đang được nhắc đến.

Giai đoạn này nhiều bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Vì là ăn dặm nên ăn cũng là trải nghiệm của bé, để bé học được kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất. Mẹ đừng quên giúp bé khám phá đồ ăn bằng tất cả các giác quan. Mẹ mô tả ngắn gọn bằng lời, rồi hào hứng rủ bé ngửi thử, sờ thử và nếm thử. Để giúp con ăn dặm.

 

Những điều mẹ cần biết về Wonder week 26 tuần tuổi – Thế giới của những mối quan hệ

Bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ 

Mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể bằng việc sử dụng những điệu bộ, cử chỉ để liên tưởng đến các nhu cầu cơ bản của bé. Khi bé lớn hơn chút nữa có thể giao tiếp với mẹ bằng ngôn ngữ này.

  • Mẹ lựa chọn những ký hiệu thể hiện được nhu cầu thực sự cần thiết đối với trẻ như đói, thay bỉm, buồn ngủ…
  • Mẹ ưu tiên sử dụng ký hiệu của bé nếu tự bé có ký hiệu riêng (như vẫy tay bye bye)
  • Mẹ luôn sử dụng cùng một ký hiệu nhất quán và lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Mẹ luôn sử dụng ký hiệu đi kèm với lời nói hoặc từ khóa cố định
  • Khi sử dụng ký hiệu, mẹ chú ý luôn tương tác mắt và biểu cảm khuôn mặt trìu mến yêu thương với bé
  • Mẹ quan sát phản ứng của bé để dừng lại khi nhận thấy bé không muốn tiếp nhận nữa
  • Nếu có thể mẹ rủ mọi người xung quanh bé cùng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với bé

Cùng hát và làm điệu bộ minh họa đi kèm: Mẹ có thể chọn các bài hát về bộ phận cơ thể và cùng bé soi gương để vừa hát vừa chỉ cho bé mắt, mũi, miệng, chân, tay… theo nhịp điệu.

Xem sách tranh có hình các con vật: Mẹ có thể chọn một tư thế thoải mái như để bé ngồi dựa trong lòng mẹ hoặc nằm sấp hoặc ngửa bên cạnh bé và bắt đầu hào hứng gọi tên bất cứ thứ gì mà bé nhìn vào.

Ở giai đoạn này, mẹ nên chọn sách tranh có hình các con vật. Mẹ vừa gọi tên vừa bắt chước tiếng gâu gâu, meo meo, quạc quạc… của các con vật. Mẹ cũng có thể sử dụng sách có âm thanh thực tế của chúng hoặc các âm thanh tự nhiên như tiếng gió thổi, tiếng sóng vỗ…

Ngoài ra để giúp bé hoàn thiện tất cả các kỹ năng này hiệu quả, mẹ có thể tham khảo POH Acti nhé!

 

POH Acti cụ thể hóa bằng hơn 500 video tất cả các hoạt động mẹ nên làm với bé ở các tuần khủng hoảng trong suốt 3 năm.

Ở mỗi giai đoạn khủng hoảng khác nhau POH Acti sẽ đưa cho ba mẹ từng bài tập cụ thể. Hằng ngày, ba mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp con nhanh chóng học được kỹ năng từng giai đoạn và tăng cường phát triển nhận thức. Từ đó giảm thiểu mức độ quấy khóc, kém ăn, kém ngủ vô cùng hiệu quả.

Không chỉ có vậy, các bài tập phát triển kỹ năng theo phương pháp Montessori này còn giúp con phát triển toàn diện và vượt trội não bộ, vận động, ngôn ngữ cũng trên 7 lĩnh vực.

POH Acti (0-3 tuổi): Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ cho con yêu toàn diện và vượt trội!

P/s: Chương trình có tư vấn chuyên sâu 1-1 bởi Giảng viên Montessori quốc tế giúp mẹ yên tâm vượt khủng hoảng, giáo dục trẻ đúng cách và tối ưu trong 3 năm đầu đời.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo