Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

đăng bởi

 

Bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ, ngoài những thắc mắc về sức khỏe sinh sản như mang thai tháng thứ 2 có nên quan hệ? Mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều băn khoăn về dinh dưỡng thai kỳ như mẹ bầu tháng thứ 2 cần bổ sung gì? Mẹ bầu tháng thứ 2 nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và con yêu?

  Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2

Hôm nay, POH mời các mẹ cùng tham khảo bài viết về Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về chế độ ăn uống hợp lý giúp tối ưu sự phát triển của con yêu nhé.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 & Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 mời mẹ tham khảo thêm!

Vai trò của dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

Tháng thứ 2 chính là giai đoạn quá trình phân hóa nên đầu, lưỡi, chân, tay, mắt, mũi, miệng của con yêu được diễn ra. Đây cũng là lúc tình trạng ốm nghén của nhiều mẹ bầu lên đến đỉnh điểm với những cơn buồn nôn, nôn ói, chán ăn của mẹ diễn ra thường xuyên hơn.

Do đó, một chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2 đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của con yêu trong bụng, đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng ốm nghén thai kỳ

Ngoài ra, mẹ bầu có một chế độ ăn uống lành mạnh còn có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và sự thiếu hụt i ốt.

 

 

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2

Trong tháng thứ 2, mẹ bầu vẫn chú ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết được POH đề cập trong chế độ dinh dưỡng cần thiết cho 3 tháng đầu, bao gồm: Axit folic, sắt, canxi, protein và các vitamin thiết yếu.

Axit folic

Đây là dưỡng chất cần thiết và được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung đặc biệt vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Do Việc bổ sung hay uống Axit folic đúng cách, đúng liều lượng có thể bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật ống thần kinh, một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và rất nhiều các trường hợp thai dị tật bị sẩy thai hoặc chết lưu trong tử cung.

Axit folic còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều khuyết tật bẩm sinh khác, bao gồm sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim, chân tay hay tật hở hàm ếch thường gặp.

  Mẹ bầu 2 tháng cần bổ sung gì

Mẹ bầu 2 tháng cần bổ sung gì?

Hàm lượng cần thiết trong thai kỳ là từ 400 – 600 mcg/ngày. Trong trường hợp bạn đang mang thai một cặp song sinh, thì lượng Axit folic cần bổ sung mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, khoảng hơn 1.000 mcg.

Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic bằng việc đưa các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc uống viên thuốc chứa axit folic.

Nguồn thực phẩm chứa axit folic bao gồm: Đậu đen, măng tây, bông cải xanh, khoai tây nướng, ngũ cốc nguyên hạt, trứng luộc chín, cá hồi đóng hộp, nước cam hoặc quả cam, gạo lức, bánh mì đen (làm từ lúa mạch đen),…

Sắt

Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 30 đến 35 mg sắt mỗi ngày từ các loại thịt (nhất là thịt bò), cải bó xôi, rau dền… để đáp ứng nhu cầu gia tăng lượng máu trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở các mẹ nhé.

Canxi

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung từ 800mg đến 1000mg canxi mỗi ngày, hỗ trợ sự phát triển xương và răng ở con yêu.

Canxi có nhiều trong cua đồng, tôm đồng, các loại sữa động vật và sữa đậu nành, cà rốt, vừng, cá mòi, hạnh nhân, nước cam, cải xoăn, các loại đậu và rong biển,…

Protein

Nhiều mẹ bầu có quan niệm đến tam cá nguyệt thứ 2 hay thứ 3 của thai kỳ mới nên bổ sung protein. Tuy nhiên đây lại là quan điểm chưa đúng đắn.

Các chuyên gia cho rằng ngay từ tháng đầu tiên, việc tiêu thụ protein đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của các cơ bắp và giúp bảo đảm nguồn cung cấp máu đến thai nhi.

  Nguồn thực phẩm dồi dào protein cho mẹ và con yêu

Nguồn thực phẩm dồi dào protein cho mẹ và con yêu.

Do đó, mỗi ngày mẹ bầu bầu bổ sung từ 75-100 g protein để con yêu được phát triển tốt nhất nhé. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, các loại hạt, hải sản, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, ngô ngọt,…

Ngoài ra mẹ cũng cần phải bổ sung các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, D, C,... bằng việc ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả. Việc ăn nhiều rau xanh hay uống các loại nước ép còn có tác dụng thần kỳ trong việc hạn chế và chống bệnh táo bón thai kỳ cho các mẹ đó.

Mẹ bầu 2 tháng nên ăn uống gì?

Các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn đủ các nhóm thực phẩm quan trọng bao gồm:

  • Nhóm chất bột từ gạo, bún, mì, bắp, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu…
  • Nhóm chất béo từ dầu, mỡ, vừng, đậu phộng,…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây
  • Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón thai kỳ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây, sữa…

Mẹ bầu tháng thứ 2 nên uống sữa gì?

Trong thai kỳ, sữa được coi là nguồn bổ sung rất nhiều những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển của con yêu. Cụ thể, trong thành phần của sữa có đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm (protein), lipid, sinh tố A, C, D, E, acid folic…

  Mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì

Mang thai tháng thứ 2 nên uống sữa gì?

Ngoài ra, nhu cầu canxi mỗi ngày cho một người lớn là 500mg. Trong khi, chỉ ăn các loại thực phẩm khác thì khó mà đạt được số lượng canxi cần thiết. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú cần lượng canxi rất lớn (1.000 – 1.200mg canxi/ngày). Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng quan trọng này.

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên lựa chọn loại sữa phụ thuộc vào những yếu tố sau: Có hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ, có dễ tiêu hóa hay không, độ ngọt và có tốt cho sức khỏe hay không.

Do đó, trước khi chọn mua sản phẩm sửa, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất nhé.

Mang thai tháng thứ 2 nên tránh những loại thực phẩm gì?

Dưới đây là những chú ý mẹ bầu cần ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe thai kỳ tốt nhất, tạo môi trường phát triển toàn diện cho con yêu:

  Cà phê không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của con yêu

Cà phê không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của con yêu.

  • Hạn chế dùng những loại thực phẩm tạo mùi gây buồn nôn như các loại gia vị, hành, tỏi, sả,… để giảm tình trạng ốm nghén thai kỳ
  • Hạn chế dùng đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Tránh ăn các món từ thịt tái sống như gỏi, sashimi vì có thể chứa vi khuẩn listeria, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh ăn pho mát mềm chưa qua tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn E. coli, gây nhiễm trùng và các biến chứng khi mang thai.
  • Không uống sữa chưa qua tiệt trùng
  • Tránh xa các chất kích thích, chất cồn, cà phê, không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Không ăn trứng tái hoặc sống

Tiếp tục quá trình phát triển tháng thứ 2 của thai kỳ, người mẹ sắp chuẩn bị bước sang tháng cuối trong tam cá nguyệt thứ nhất, cũng là tháng quan trọng trong quá trình phát triển của con yêu. Mẹ bầu hãy tham khảo bài viết tiếp theo của POH về thực đơn cho bà bầu tháng thứ 3 để biết mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì nhé.

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???

Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti